7. Cấu trúc của đề tài
3.4.1. Về khái niệm biểu trưng
Những loài hoa sau khi được định danh, còn có khả năng khơi gợi những liên tưởng sâu xa thú vị trong suy nghĩ mỗi người “chơi hoa”. Những liên tưởng này gắn với một đặc điểm, thuộc tính nào đó của đối tượng tạo ra những ý nghĩa biểu trưng của từ. Biểu trưng có nguồn gốc từ tiếng Latin có nghĩa là dấu hiệu. Hiện nay, có nhiều quan niệm về biểu trưng.
Từ điển tiếng Việt, biểu trưng có nghĩa là “biểu hiện một cách tượng trưng và tiêu biểu nhất” [26, tr. 66].
Tác giả Hoàng Trinh trong cuốn Từ kí hiệu đến thi pháp học quan niệm: “Biểu trưng là một sự vật mang tính chất thông điệp được dùng để chỉ ra một cái ở bên ngoài, theo một quan hệ ước lệ, tức võ đoán (không tất yếu) giữa sự vật trong thông điệp và sự vật bên ngoài.” [40, tr. 84 - 85]
Nguyễn Đức Tồn cho rằng: “Biểu trưng là cách lấy một sự vật, hiện tượng nào đó để biểu hiện có tính chất tượng trưng, ước lệ một cái gì đó mang
86
tính trừu tượng. Đó là hiện tượng phổ biến khá quen thuộc phản ánh quan niệm “ngây thơ” dân gian của mỗi tộc người đôi khi được cố định hóa trong ngôn ngữ. Khi một sự vật, hiện tượng có giá trị biểu trưng thì nó (và kem theo tên gọi của nó) sẽ gợi lên trong ý thức người bản ngữ sự liên tưởng khá bền vững” [31, tr. 378].
Theo Lê Quang Thiêm, “Nghĩa biểu trưng là nghĩa biểu đạt một cách tượng trưng âm thanh hay hình dáng mà từ gợi ra, người nói, người nghe có thể hình dung, liên tưởng đến” [39, tr. 214]
Mỗi cách quan niệm đều có những giá trị riêng. Chúng tôi cho rằng
biểu trưng chính là lấy hình ảnh của một sự vật cụ thể để chỉ một ý niệm trừu
tượng. Để thuận tiện cho nghiên cứu, luận văn lựa chọn cách hiểu về biểu trưng như sau: “Biểu trưng là một loại chuyển nghĩa được tạo ra trên cơ sở quan hệ tương đồng hay tương cận, có tính chất hàm ẩn, biểu hiện khái quát, trừu tượng nhờ vào sự liên tưởng gắn với tên gọi của từ và ngữ khi từ ngữ được sử dụng. Hình ảnh quen thuộc với những thuộc tính đặc trưng mà tên gọi của từ ngữ gợi ra, tạo nên mối liên tưởng chuyển nghĩa biểu trưng cho nhiều đặc điểm, tính chất tâm lí, đời sống con người” [4, tr. 17].
Thực tế, sự liên tưởng, sự tri nhận và sự vận dụng vào quá trình giao tiếp ở mỗi cộng đồng khác nhau do cách thức tiếp nhận thế giới khách quan của các cộng đồng dân cư không giống nhau. Vì vậy, ta thấy ý nghĩa của từ sẽ mang những đặc trưng về điều kiện địa lí, tự nhiên, về lịch sử, kinh tế,… của cộng đồng ấy. Có thể khẳng định, đặc trưng văn hóa được thể hiện rõ nét ở hình ảnh, ở ý nghĩa biểu trưng của từ. Hình ảnh biểu trưng gắn với định danh của từ và phải mang tính trực giác cao, quen thuộc với mọi người, nên biểu trưng của từ thường có tính ổn định và có tính cộng đồng.
Lớp từ chỉ tên gọi các loài hoa ở Thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp, bên cạnh chức năng định danh, có một số từ khi xuất hiện trong ý thức của người
87
trồng hoa đã gợi lên những liên tưởng mang những giá trị thẩm mĩ cao, được cộng đồng quy ước, chấp nhận và tạo thành các biểu trưng.
3.4.2. Ý nghĩa biểu trưng trong định danh tên gọi hoa ở Sa Đéc
Từ trăm năm trước, đối với người dân Sa Đéc, nghề trồng hoa đã ngấm vào máu thịt của người dân. Cái nghề đã gắn bó mật thiết từ trước chiến tranh đến trong khi đô hộ và sau khi hòa bình lập lại, cái nghề ấy đã đưa làng hoa Sa Đéc phát triển thành một làng nghề truyền thống nổi danh khắp đồng bằng sông Cửu Long như ngày nay. Nghề trồng hoa không chỉ có vai trò quan trọng đối với đời sống vật chất mà còn có một ý nghĩa vô cùng to lớn trong đời sống tinh thần của các hộ dân nơi đây. Vì thế nên, ta thấy có rất nhiều từ ngữ nghề trồng hoa đã đi vào lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân và trở thành những biểu tượng mà con người muốn gửi gắm những tình ý, quan niệm, kinh nghiệm, …Cho thấy, vốn từ chỉ tên gọi các loài hoa cũng có đóng góp không nhỏ trong việc tạo ra những ý nghĩa biểu trưng.
Như trên đã trình bày, biểu trưng là một phương pháp con người sử dụng để bộc lộ những nhu cầu nhận thức của mình dưới dạng cảm nhận sự vật khách quan thông qua hình ảnh. Nhờ có biểu trưng, con người tạo ra thế giới của những cảm nhận và tưởng tượng. Hình ảnh hoa mang nhiều giá trị biểu trưng cho cái đẹp, sự tinh khiết trắng trong, phẩm chất cao quý, sức sống mạnh mẽ và tình yêu, hạnh phúc. Đặc biệt, trong ca dao Việt Nam, hoa vừa mang ý nghĩa biểu trưng riêng của các loài hoa, vừa mang ý nghĩa biểu trưng trong mối quan hệ với các đối tượng khác.
3.4.2.1. Cơ sở biểu trưng của hoa
Bên cạnh hành động biểu trưng hóa được thực hiện dựa vào các vật cụ thể để biểu trưng (biểu trưng hóa vật thể) cho một cảm nhận, tình cảm hoặc thái độ đánh giá như: thần tài thổ địa biểu trưng cho việc độ trì phúc lộc may mắn cho gia chủ. Con người còn có thể sử dụng ngôn ngữ để biểu hiện nghĩa
88
biểu trưng (biểu trưng hóa ngôn ngữ) bằng cách tạo ra những biểu thức ngôn ngữ chứa đựng nghĩa biểu trưng. Cụm từ “mày liễu mặt hoa” biểu trưng cho người con gái trẻ, đẹp, thanh tú; “miệng nam mô, bụng bồ dao găm” biểu trưng chỉ kẻ giả nhân giả nghĩa… Những biểu thức ngôn ngữ chứa đựng nghĩa biểu trưng thường là cái biểu hiện, những khái niệm trừu tượng, sự kiện không quan sát trực tiếp được.
Trong thế giới cảm nhận của con người, hình ảnh hoa mang nhiều giá trị biểu trưng. Quá trình dịch chuyển từ thế giới sự vật trở thành thế giới cảm nhận của con người qua biểu trưng hoa trong văn học là kết quả của cả một quá trình quan sát, trải nghiệm, tích lũy… để có được những cơ sở nhất định. Nói cách khác, tương quan giữa hoa trong thế giới khách quan và từ hoa trong ngôn ngữ xuất phát từ 4 cơ sở sau:
Xuất phát từ đặc điểm sinh học của hoa. Khi một loài cây ra hoa, đó là sự đánh dấu thời kì sung mãn, đẹp nhất của đời cây. Đây cũng là thời kì sinh trưởng của cây để hình thành trái ngọt. Chính vì vậy, hoa là hiện thân của cái đẹp, sự sống, vạn vật khi bước vào thời kì trưởng thành. Thứ hai, đời cây có thể rất dài nhưng đời hoa lại ngắn ngủi. Hoa chỉ sống một thời gian ngắn rồi nhường lại cho quả ra đời. Bởi vậy, hoa trở thành biểu trưng của cái đẹp nhưng ngắn ngủi như người con gái đến thì, xuân sắc, rực rỡ. Thứ ba, nếu cây lá có một sức sống mạnh mẽ thì hoa lại mong manh yếu đuối…, xét trong mối quan hệ với thế giới cây cỏ, hoa chỉ là thực thể thụ động, yếu đuối, đời hoa chóng tàn, càng chóng tàn hơn nếu gặp phải điều kiện không thuận lợi như mưa gió thất thường hay thiếu sự chăm sóc. Bởi vậy, dân gian đã nhắc nhở: “Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”, nâng cẩn thận, hứng nhẹ nhàng mới có thể giữ được vẻ đẹp cho hoa. Cuối cùng, cái đẹp của hoa là cái đẹp hội tụ cả sắc và hương, là tinh túy của cây lá, vũ trụ, bởi vậy con người yêu hoa, quý hoa. Mỗi loài hoa có màu sắc, hương thơm riêng mang đặc trưng
89
của mỗi loài. Dựa trên màu sắc, hương thơm, dáng cây và hoa, môi trường sống của hoa, thời gian hoa nở… để xây dựng những biểu trưng về hoa khác nhau. Chính vì vậy, biểu trưng các loài hoa trong văn học của người Việt rất phong phú.
3.4.2.2. Ý nghĩa biểu trưng của các loài hoa
Tên gọi các loài hoa không chỉ là những tên gọi phục vụ cho hoạt động của nghề, mà còn trở thành tên gọi gửi gắm bao tâm tư, tình cảm của con người giữa cuộc sống đời thường nhiều bộn bề nhưng không thiếu tinh thần lạc quan yêu đời. Ở làng hoa Sa Đéc, có rất nhiều loài hoa khác nhau với vẻ ngoài và màu sắc đa dạng. Trong đó, phổ biến là các loài hoa hồng, hoa lan,
hoa phượng, hoa cúc, hoa sen, hoa mai,...tất cả cùng giúp tô thắm cho cuộc
sống thêm đẹp thêm xinh. Mỗi loài hoa đều có những câu chuyện và sự tích của riêng nó gắn với màu sắc, hình dáng và đặc tính của bản thân từng loài hoa. Vì vậy, nó đã đi vào thực tế cuộc sống một cách rất sinh động qua nhiều câu ca dao tục ngữ.
Theo thống kê trong Kho tàng ca dao cổ truyền người Việt [25], trong 2.407 bài ca dao có chứa thực vật thì 332 lượt hoa xuất hiện với nhiều loài hoa như: cúc, đào, huệ, hồng, lài (nhài), lý, mai, mẫu đơn, phù dung, sen, mai, lựu… Mỗi loài hoa mang một vẻ đẹp riêng làm cho thế giới biểu trưng hoa trong ca dao cũng muôn màu, muôn sắc, cụ thể:
- Hoa biểu trưng cho tình yêu đôi lứa
Tình yêu là một đề tài đẹp, hấp dẫn đối với mọi thế hệ. Tình yêu làm cho cuộc đời đẹp hơn, cuộc sống ý nghĩa hơn đối với mỗi người. Hoa chính là tình yêu lứa đôi mà con người tìm kiếm: “Vì hoa nên phải tìm hoa/ Vì tình
nên phải vào ra với tình”. Thậm chí, hoa là những tác nhân liên quan đến tình
yêu để người ta phải quan tâm, chăm chút: “Yêu cây mới nhớ đến hoa/ Yêu dì
90
chàng hờ hững hoa tàn héo khô/ Vì ai cho bướm nguôi hoa/ Cho tằm nguôi kén cho ta nguôi mình”. Khi tình yêu gắn với ẩn dụ hoa nở chính là thời điểm
đẹp nhất, viên mãn nhất mà những đôi lứa yêu nhau mong đợi: “Ước gì nụ nở
nên hoa/ Để ta đi lại một nhà vui chung”. Biểu trưng “nụ nở nên hoa” chính
là tình yêu đi đến hôn nhân, nên vợ nên chồng.
Một bài ca dao khác, hóm hỉnh hơn. Lấy sen làm đối tượng để tỏ tình, vừa tế nhị, vừa kín đáo, rất hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam:
Bấy lâu còn lạ chưa quen, Hỏi hồ đã có hoa sen chưa hồ?
Hồ còn leo lẻo nước trong, Bấy lâu chỉ dốc một lòng đợi sen!
Hoa mai là một loài hoa có 5 cánh và màu vàng, mỗi mùa xuân sang
tết đến thì hoa mai lại nở và tỏa sắc khoa thắm. Hoa mai là một trong hai loài hoa tượng trưng cho tết của nước ta. Với vẻ đẹp tinh tế mà rực thắm, được nhìn thấy vào mùa tết của hoa mai, mượn hình ảnh đó người con trai đã bộc lộ tình cảm của mình với người con gái. Một tình yêu đẹp và chân thành của chàng trai trong ngày đầu xuân gặp cô gái đi trẩy hội.
Ước gì em hóa ra tranh Anh hóa ra bút vẽ cành hoa mai.
Còn dưới đây cũng là câu ca dao nói về tình cảm nam nữ chân thành
và đầy yêu thương, là tình cảm của một cô gái dành cho chàng trai mà mình yêu thương. Vẻ đẹp của nhành mai nói lên được vẻ đẹp của tình yêu chân thành, tình cảm cao quý.
Chim vàng đậu nhánh mai vàng
Vào vòng hoa nguyệt, không thương chàng còn thương ai.
Hoa hồng là một loài hoa xinh đẹp với những đặc tính: Cây cảnh cỡ nhỏ, cùng họ với đào, mận, thân có gai, lá kép có răng, hoa có nhiều màu và gồm
91
nhiều cánh, có hương thơm . Từ đây loài hoa mang ý nghĩa biểu trưng, loài hoa tượng trưng cho tình yêu, cho những điều tốt đẹp nhất. Có rất nhiều loại hoa hồng, mỗi loại hoa có một đặc điểm một đặc trưng riêng, chúng ta cùng đi tìm hiểu những đặc điểm của hoa hồng qua những câu ca dao, tục ngữ:
Ai kia sao khéo hoài công Tham hái hoa hồng nên mắc phải gai.
Một loài hoa đẹp nhưng lại có nhiều gai nhọn. Câu tục ngữ trên nói về sự nhọc nhằn khó khăn của việc hái hoa hồng, đồng thời nói lên sự nhọc nhằn khó khăn của việc thử thách chinh phục một cô gái, chinh phục cái đẹp.
Em như cái búp hoa hồng Anh giơ tay uốn bẻ về bồng nâng niu.
Hình ảnh trong câu thơ nói về sự nâng niu và quý trọng của con người
dành cho hoa hồng khi mới nở bông. Đồng thời qua hình ảnh ấy thể hiện, sự nâng niu của chàng trai dành cho cô gái mình yêu thương khi cô còn non trẻ.
- Hoa biểu trưng cho vẻ đẹp và tuổi xuân của người con gái
Nếu làm một phép so sánh để tìm sự tương đồng giữa đời cây và đời người phụ nữ, có lẽ dễ dàng tìm thấy điểm chung giữa giai đoạn cây nở hoa và thời con gái, thời gian đẹp nhất, sung mãn nhất song cũng ngắn ngủi nhất. Trong kho tàng ca dao người Việt, không ít câu ca dao xuất hiện sự so sánh này: “Đàn bà như cánh hoa tươi? Nở ra chỉ được một thời mà thôi”. Tuy nhiên, “một thời” ấy lại là khoảng thời gian đẹp nhất, hấp dẫn nhất khiến trái tim bao chàng trai phải xao xuyến: “Hoa thơm hoa ở trên cành/ Đôi mắt em lúng liếng, dạ anh say lừ đừ”.
Trong ca dao, mô hình so sánh “Em như …” khá phổ biến. Sau lời “em” tự ví von ấy thường là những nghịch cảnh để người con gái phải than thở: “Em như cây quế giữa rừng/ Thơm tho ai biết, ngát lừng ai hay”; “Em như hoa thơm mà mọc góc rừng/ Thơm cay ai biết, ngát lừng ai hay”. Như
92
vậy, nét biểu trưng của hoa chính là cái đẹp phải được biết đến, ghi nhận, dâng hiến thì cái đẹp mới thực sự có ý nghĩa đối với cuộc đời.Một bài ca dao khác cũng viết về hoa sen:
Thân chị như cánh hoa sen,
Chúng em như bèo bọt chẳng chen được vào. Lạy trời cho cả mưa rào,
Cho sấm, cho chớp, cho bão to gió lớn, Cho sen chìm xuống, bèo trèo lên trên!
Bài ca dao trên nói về vẻ đẹp của loài hoa sen, một loài hoa có vẻ đẹp vô cùng tinh khiết, trong sáng, lương thiện. Mượn hình ảnh hoa sen để nói lên hình ảnh thân phận của những người phụ nữ xinh đẹp trong xã hội cũ, chính vì vẻ đẹp sắc hương đó mà dẫn đến bị ganh ghét sân si nên số phận thường long đong lận đận “hồng nhan bạc phận”
Hoa điên điển là loại hoa (bông) giống như bông so đũa nhưng nhỏ hơn và có màu vàng thường mọc dọc theo những kênh rạch, chỉ ra hoa khi mùa lũ về rồi sau đó lại tàn, biểu trưng cho tuổi thanh xuân của đời người con gái, nhưng tình cảm, tình yêu vẫn luôn sâu đậm như màu hoa vàng, rực cả dòng sông
Điên điển tàn lại nở Chuyện lở bồi do sông
Anh có về nơi ấy Hoa vẫn vàng mênh mông - Hoa biểu trưng cho phẩm hạnh của con người
Hoa sen: một loài hoa ,cây mọc ở nước, lá to tròn, hoa màu hồng hay trắng, nhị vàng, hương thơm nhẹ, hạt dùng để ăn, xuất xứ Ấn Độ. Hoa sen là một loài hoa đẹp, từ màu sắc và đặc tính này, loài hoa sen đã tượng trưng cho sự trong trắng, tinh khiết, cho những giá trị bền vững trước thời gian và không gian, trước mọi sự thay đổi của môi trường sống
93
Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh, bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng, bông trắng, lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Qua sự miêu tả vẻ đẹp của loài hoa sen xinh đẹp, tác giả dân gian còn thể hiện ý nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp con người, một con người kiên trung, không bị những điều xấu làm ảnh hưởng đến nhân cách.
Khi ngợi ca bàn tay khéo léo, đảm đang của người con gái, hoa được
ví với chất lượng sản phẩm mà họ tạo ra: “Bát cơm em nấu như hoa/ Bát canh em nấu như là mật ong”. Hoa còn biểu trưng cho vẻ đẹp hình thức và phẩm