Đặc điểm ngôn ngữ văn hóa của từ chỉtên gọi hoa xét về độ sâu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ chỉ tên gọi hoa ở thành phố sa đéc, đồng tháp dưới góc nhìn ngôn ngữ văn hóa (Trang 88)

7. Cấu trúc của đề tài

3.3. Đặc điểm ngôn ngữ văn hóa của từ chỉtên gọi hoa xét về độ sâu

phân loại trong định danh

Mỗi sự vật hiện tượng đều cần có một tên gọi riêng nhằm phân biệt các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan, bởi hiện thực trong thế giới khách quan vô cùng phong phú và đa dạng. Những tên gọi này được ra đời theo hai lối tư duy “khái quát” hoặc “cụ thể”, tức là chúng đã được phạm trù hóa. Điều này có nghĩa là bản thân mỗi đơn vị từ vựng của một ngôn ngữ chỉ có thể biểu thị khái niệm chủng hoặc khái niệm loại. Đây

chính là biểu hiện của độ sâu phân loại.

Chủng được hiểu là tập hợp những từ có ý nghĩa (khái niệm) rộng,

trừu tượng, khái quát và liên quan đến nhiều đối tượng. Còn loại là tập

hợp những từ có ý nghĩa cụ thể, chi tiết, thường liên quan đến một đối tượng nào đó (thuộc về một chủng nào đó) với những đặc trưng nhất định. Ở trong loại lại có những đối tượng được phân loại ở cấp độ sâu hơn theo hướng chi tiết hóa đến thứ cấp với nhiều tiểu loại khác nhau.

3.3.1. Thống kê định lượng

Khảo sát lớp từ chỉ tên gọi các loài hoa ở Sa Đéc, chúng tôi nhận thấy biểu hiện của độ sâu phân loại rất rõ. Số lượng và tỉ lệ như sau:

82

Bảng 3.4. Bảng thống kê số lượng, tỉ lệ từ chỉ tên gọi các loài hoa ở Sa Đéc, Đồng Tháp biểu thị “độ sâu phân loại” trong định danh

Độ sâu phân loại của nhóm từ Số lượng Tỉ lệ (%)

Nhóm từ biểu thị chủng 1 0,24

Nhóm từ biểu thị loại 408 99,76

Tổng 409 100

Số lượng từ biểu thị chủng của từ chỉ tên gọi các loài hoa chiếm tỉ lệ

thấp, chỉ có 1/409 đơn vị, chiếm 0,24%, không đáng kể vì đề tài này nghiên cứu một chủng duy nhất đó là hoa

Số lượng từ biểu thị mức độ loại, có tới 408/409 đơn vị, chiếm 99,76%. Số liệu này thể hiện, khi định danh các tên gọi hoa, người dân Sa Đéc luôn ưa chuộng hướng phân loại chi tiết, cụ thể. Hướng phân loại này giúp người dân dễ dàng nhận diện, phân biệt các loài hoa với nhau. Thực tế, phần lớn từ chỉ tên gọi hoa ở làng hoa Sa Đéc có cấu tạo là từ ghép phân nghĩa. Lớp từ này tạo ra các tên gọi có nghĩa biệt loại, phân loại cao. Vì thế, nhóm từ chỉ mức độ loại chiếm số lượng rất lớn trong lớp từ chỉ tên gọi các loài hoa là điều dễ hiểu.

3.3.2. Nhóm từ biểu thị khái niệm chủng và khái niệm loại

Do số lượng từ biểu thị chủng của từ chỉ tên gọi các loài hoa chiếm tỉ lệ thấp, chưa tới một phần trăm (0,24%), không đáng kể. Nên trong luận văn này, người nghiên cứu tập trung dành thời lượng cho việc nghiên cứu số lượng từ biểu thị loại.

Đi sâu vào khảo sát các từ thuộc nhóm biểu thị loại, chúng tôi lại nhận thấy các từ chỉ tên gọi của nghề trồng hoa lại có sự phân chia nhỏ hơn thành nhiều tiểu loại, nhiều cấp bậc. Tùy thuộc vào những thuộc tính của đối tượng và sự lựa chọn nhiều hay ít mà yếu tố phân biệt của tên gọi hoa được chia thành bậc 1, bậc 2 hay bậc 3, bậc 4 để phân biệt tách bạch hơn. Mỗi bậc được chúng tôi cụ thể qua các mô hình sau:

83

Mô hình bậc 1: chỉ có một đặc trưng được lựa chọn để định danh (chỉ có một yếu tố phân biệt nghĩa).

Yếu tố chỉ loại Yếu tố phân biệt

Mô hình bậc 2: có hai đặc trưng được lựa chọn để định danh (có hai yếu tố phân biệt nghĩa).

Yếu tố phân biệt Yếu tố chỉ loại

Bậc 1 Bậc 2

Mô hình bậc 3: có ba đặc trưng được lựa chọn để định danh (có ba yếu tố phân biệt nghĩa).

Yếu tố phân biệt Yếu tố chỉ loại

Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3

Mô hình bậc 4: có bốn đặc trưng được lựa chọn để định danh (có bốn yếu tố phân biệt nghĩa).

Yếu tố phân biệt Yếu tố chỉ loại

Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4

Số lượng và tỉ lệ cụ thể của từng nhóm từ biểu thị khái niệm loại và tiểu loại thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.5. Bảng thống kê số lượng, tỉ lệ từ chỉ tên gọi các loài hoa ở Thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp biểu thị khái niệm loại và tiểu loại

TT Nhóm từ Số lượng (từ) Tỉ lệ (%) 1 Loại 92 22,55 Bậc 1 174 42,65 Bậc 2 128 31,37 Bậc 3 11 2,70 2 Tiểu loại Bậc 4 316 3 77,45 0,73 Tổng 408 100

84

Bảng thống kê thể hiện: nhóm từ được phân loại ở mức độ loại có

92/408 đơn vị chiếm 22,55%; nhóm từ được phân loại ở mức độ tiểu loại có 316/408 đơn vị, chiếm 77,45%. Nhóm tiểu loại được phân loại chi tiết với 4 mức độ: bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4. Trong số 316 đơn vị thuộc nhóm tiểu loại, bậc 1 có 174/408 đơn vị (chiếm 42,65%), bậc 2 có 128/408 đơn vị (chiếm 31,37%), bậc 3 có 11/408 đơn vị (chiếm 2,70%), bậc 4 có 3/408 đơn vị (chiếm 0,73%) Ví dụ:

Khảo sát độ sâu phân loại của từ chỉ tên gọi loài hoa hồng, chúng tôi thu thập ở làng hoa Sa Đéc được 15 từ chỉ tên gọi các loại hoa hồng khác nhau:

hồng nhung, hồng bạch, hồng vàng, hồng tiểu muội đỏ Sa Đéc, hồng nude Sa Đéc, hồng hai da Sa Đéc, hồng đổi màu, hồng chùm son Sa Đéc, hồng lửa Sa Đéc, hồng nữ hoàng Sa Đéc, hồng thân gỗ, hồng sell, ... Trong khi đó người

nghiên cứu tìm thấy chỉ có 2 từ chỉ loài hoa này có trong cuốn Từ điển tiếng Việt [26]. Đặc biệt trong số 15 tên gọi này lại có tới 9 tên gọi được phân loại

chi tiết đến bậc 2 và bậc 3 và bậc 4: hồng tiểu muội đỏ Sa Đéc, hồng tiểu muội

vàng Sa đéc, hồng nude Sa Đéc, hồng hai da Sa Đéc, hồng đổi màu, hồng chùm son Sa Đéc, hồng lửa Sa Đéc, hồng nữ hoàng Sa Đéc, hồng thân gỗ.

Khảo sát độ sâu phân loại của từ chỉ tên gọi loài hoa cúc, chúng tôi thu thập ở làng hoa Sa Đéc có được 43 từ chỉ tên gọi các loạị cúc khác nhau. Trong khi đó ở ngôn ngữ toàn dân chỉ có một tên gọi chung [26, tr. 602] là từ

cúc. Trong 43 tên gọi tiểu loại cúc lại có sự phân loại khác nhau: bậc 2 (cúc đồng tiền, cúc mâm xôi, cúc vạn thọ, cúc họa mi, cúc đại đóa, cúc Châu Phi, cúc lá nhám, cúc sao nhái, cúc nút áo, cúc mặt trời...), bậc 3 (cúc vạn thọ tây, cúc sao nhái kép, cúc vạn thọ cao, cúc vạn thọ lùn…), bậc 4 (cúc chi hỗn hợp nhiều màu, cúc nở ngày tím …)

Tóm lại, lớp từ chỉ tên gọi các loài hoa ở làng hoa Sa đéc, Đồng Tháp có số lượng tiểu loại lớn, được phân chia một cách tỉ mỉ, chi tiết. Đây là minh

85

chứng cho hiện thực phong phú đa dạng của các loài hoa. Từ đó, nó khẳng định độ sâu phân loại và thói quen tri nhận của những người trồng hoa. Mặt khác, điều đó còn thể hiện sự gắn bó, sáng tạo và văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của người dân Sa Đéc. Bởi lẽ, nếu một dân tộc, địa phương nào đó tiếp xúc, cọ xát với hiện thực nào nhiều thì vốn từ vựng định danh về mảng hiện thực đó cũng rất phong phú. Vì thế dấu ấn về hiện thực khách quan thể hiện rất rõ trong định danh. Việc phân cắt hiện thực trong định danh đã biểu hiện đặc trưng văn hóa của các hộ dân trồng hoa Sa Đéc với những nét riêng, độc đáo: phản ánh hiện thực một cách tỉ mỉ, cụ thể nhưng có hệ thống và còn cho thấy tư duy nhận thức cụ thể theo những đặc trưng lựa chọn mang tính biệt loại cao và rõ ràng của người dân.

3.4. Ý nghĩa biểu trưng trong định danh của từ chỉ tên gọi hoa ở Thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp phố Sa Đéc, Đồng Tháp

3.4.1. Về khái niệm biểu trưng

Những loài hoa sau khi được định danh, còn có khả năng khơi gợi những liên tưởng sâu xa thú vị trong suy nghĩ mỗi người “chơi hoa”. Những liên tưởng này gắn với một đặc điểm, thuộc tính nào đó của đối tượng tạo ra những ý nghĩa biểu trưng của từ. Biểu trưng có nguồn gốc từ tiếng Latin có nghĩa là dấu hiệu. Hiện nay, có nhiều quan niệm về biểu trưng.

Từ điển tiếng Việt, biểu trưng có nghĩa là “biểu hiện một cách tượng trưng và tiêu biểu nhất” [26, tr. 66].

Tác giả Hoàng Trinh trong cuốn Từ kí hiệu đến thi pháp học quan niệm: “Biểu trưng là một sự vật mang tính chất thông điệp được dùng để chỉ ra một cái ở bên ngoài, theo một quan hệ ước lệ, tức võ đoán (không tất yếu) giữa sự vật trong thông điệp và sự vật bên ngoài.” [40, tr. 84 - 85]

Nguyễn Đức Tồn cho rằng: “Biểu trưng là cách lấy một sự vật, hiện tượng nào đó để biểu hiện có tính chất tượng trưng, ước lệ một cái gì đó mang

86

tính trừu tượng. Đó là hiện tượng phổ biến khá quen thuộc phản ánh quan niệm “ngây thơ” dân gian của mỗi tộc người đôi khi được cố định hóa trong ngôn ngữ. Khi một sự vật, hiện tượng có giá trị biểu trưng thì nó (và kem theo tên gọi của nó) sẽ gợi lên trong ý thức người bản ngữ sự liên tưởng khá bền vững” [31, tr. 378].

Theo Lê Quang Thiêm, “Nghĩa biểu trưng là nghĩa biểu đạt một cách tượng trưng âm thanh hay hình dáng mà từ gợi ra, người nói, người nghe có thể hình dung, liên tưởng đến” [39, tr. 214]

Mỗi cách quan niệm đều có những giá trị riêng. Chúng tôi cho rằng

biểu trưng chính là lấy hình ảnh của một sự vật cụ thể để chỉ một ý niệm trừu

tượng. Để thuận tiện cho nghiên cứu, luận văn lựa chọn cách hiểu về biểu trưng như sau: “Biểu trưng là một loại chuyển nghĩa được tạo ra trên cơ sở quan hệ tương đồng hay tương cận, có tính chất hàm ẩn, biểu hiện khái quát, trừu tượng nhờ vào sự liên tưởng gắn với tên gọi của từ và ngữ khi từ ngữ được sử dụng. Hình ảnh quen thuộc với những thuộc tính đặc trưng mà tên gọi của từ ngữ gợi ra, tạo nên mối liên tưởng chuyển nghĩa biểu trưng cho nhiều đặc điểm, tính chất tâm lí, đời sống con người” [4, tr. 17].

Thực tế, sự liên tưởng, sự tri nhận và sự vận dụng vào quá trình giao tiếp ở mỗi cộng đồng khác nhau do cách thức tiếp nhận thế giới khách quan của các cộng đồng dân cư không giống nhau. Vì vậy, ta thấy ý nghĩa của từ sẽ mang những đặc trưng về điều kiện địa lí, tự nhiên, về lịch sử, kinh tế,… của cộng đồng ấy. Có thể khẳng định, đặc trưng văn hóa được thể hiện rõ nét ở hình ảnh, ở ý nghĩa biểu trưng của từ. Hình ảnh biểu trưng gắn với định danh của từ và phải mang tính trực giác cao, quen thuộc với mọi người, nên biểu trưng của từ thường có tính ổn định và có tính cộng đồng.

Lớp từ chỉ tên gọi các loài hoa ở Thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp, bên cạnh chức năng định danh, có một số từ khi xuất hiện trong ý thức của người

87

trồng hoa đã gợi lên những liên tưởng mang những giá trị thẩm mĩ cao, được cộng đồng quy ước, chấp nhận và tạo thành các biểu trưng.

3.4.2. Ý nghĩa biểu trưng trong định danh tên gọi hoa ở Sa Đéc

Từ trăm năm trước, đối với người dân Sa Đéc, nghề trồng hoa đã ngấm vào máu thịt của người dân. Cái nghề đã gắn bó mật thiết từ trước chiến tranh đến trong khi đô hộ và sau khi hòa bình lập lại, cái nghề ấy đã đưa làng hoa Sa Đéc phát triển thành một làng nghề truyền thống nổi danh khắp đồng bằng sông Cửu Long như ngày nay. Nghề trồng hoa không chỉ có vai trò quan trọng đối với đời sống vật chất mà còn có một ý nghĩa vô cùng to lớn trong đời sống tinh thần của các hộ dân nơi đây. Vì thế nên, ta thấy có rất nhiều từ ngữ nghề trồng hoa đã đi vào lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân và trở thành những biểu tượng mà con người muốn gửi gắm những tình ý, quan niệm, kinh nghiệm, …Cho thấy, vốn từ chỉ tên gọi các loài hoa cũng có đóng góp không nhỏ trong việc tạo ra những ý nghĩa biểu trưng.

Như trên đã trình bày, biểu trưng là một phương pháp con người sử dụng để bộc lộ những nhu cầu nhận thức của mình dưới dạng cảm nhận sự vật khách quan thông qua hình ảnh. Nhờ có biểu trưng, con người tạo ra thế giới của những cảm nhận và tưởng tượng. Hình ảnh hoa mang nhiều giá trị biểu trưng cho cái đẹp, sự tinh khiết trắng trong, phẩm chất cao quý, sức sống mạnh mẽ và tình yêu, hạnh phúc. Đặc biệt, trong ca dao Việt Nam, hoa vừa mang ý nghĩa biểu trưng riêng của các loài hoa, vừa mang ý nghĩa biểu trưng trong mối quan hệ với các đối tượng khác.

3.4.2.1. Cơ sở biểu trưng của hoa

Bên cạnh hành động biểu trưng hóa được thực hiện dựa vào các vật cụ thể để biểu trưng (biểu trưng hóa vật thể) cho một cảm nhận, tình cảm hoặc thái độ đánh giá như: thần tài thổ địa biểu trưng cho việc độ trì phúc lộc may mắn cho gia chủ. Con người còn có thể sử dụng ngôn ngữ để biểu hiện nghĩa

88

biểu trưng (biểu trưng hóa ngôn ngữ) bằng cách tạo ra những biểu thức ngôn ngữ chứa đựng nghĩa biểu trưng. Cụm từ “mày liễu mặt hoa” biểu trưng cho người con gái trẻ, đẹp, thanh tú; “miệng nam mô, bụng bồ dao găm” biểu trưng chỉ kẻ giả nhân giả nghĩa… Những biểu thức ngôn ngữ chứa đựng nghĩa biểu trưng thường là cái biểu hiện, những khái niệm trừu tượng, sự kiện không quan sát trực tiếp được.

Trong thế giới cảm nhận của con người, hình ảnh hoa mang nhiều giá trị biểu trưng. Quá trình dịch chuyển từ thế giới sự vật trở thành thế giới cảm nhận của con người qua biểu trưng hoa trong văn học là kết quả của cả một quá trình quan sát, trải nghiệm, tích lũy… để có được những cơ sở nhất định. Nói cách khác, tương quan giữa hoa trong thế giới khách quan và từ hoa trong ngôn ngữ xuất phát từ 4 cơ sở sau:

Xuất phát từ đặc điểm sinh học của hoa. Khi một loài cây ra hoa, đó là sự đánh dấu thời kì sung mãn, đẹp nhất của đời cây. Đây cũng là thời kì sinh trưởng của cây để hình thành trái ngọt. Chính vì vậy, hoa là hiện thân của cái đẹp, sự sống, vạn vật khi bước vào thời kì trưởng thành. Thứ hai, đời cây có thể rất dài nhưng đời hoa lại ngắn ngủi. Hoa chỉ sống một thời gian ngắn rồi nhường lại cho quả ra đời. Bởi vậy, hoa trở thành biểu trưng của cái đẹp nhưng ngắn ngủi như người con gái đến thì, xuân sắc, rực rỡ. Thứ ba, nếu cây lá có một sức sống mạnh mẽ thì hoa lại mong manh yếu đuối…, xét trong mối quan hệ với thế giới cây cỏ, hoa chỉ là thực thể thụ động, yếu đuối, đời hoa chóng tàn, càng chóng tàn hơn nếu gặp phải điều kiện không thuận lợi như mưa gió thất thường hay thiếu sự chăm sóc. Bởi vậy, dân gian đã nhắc nhở: “Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”, nâng cẩn thận, hứng nhẹ nhàng mới có thể giữ được vẻ đẹp cho hoa. Cuối cùng, cái đẹp của hoa là cái đẹp hội tụ cả sắc và hương, là tinh túy của cây lá, vũ trụ, bởi vậy con người yêu hoa, quý hoa. Mỗi loài hoa có màu sắc, hương thơm riêng mang đặc trưng

89

của mỗi loài. Dựa trên màu sắc, hương thơm, dáng cây và hoa, môi trường sống của hoa, thời gian hoa nở… để xây dựng những biểu trưng về hoa khác nhau. Chính vì vậy, biểu trưng các loài hoa trong văn học của người Việt rất phong phú.

3.4.2.2. Ý nghĩa biểu trưng của các loài hoa

Tên gọi các loài hoa không chỉ là những tên gọi phục vụ cho hoạt động của nghề, mà còn trở thành tên gọi gửi gắm bao tâm tư, tình cảm của con người giữa cuộc sống đời thường nhiều bộn bề nhưng không thiếu tinh thần lạc quan yêu đời. Ở làng hoa Sa Đéc, có rất nhiều loài hoa khác nhau với vẻ ngoài và màu sắc đa dạng. Trong đó, phổ biến là các loài hoa hồng, hoa lan,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ chỉ tên gọi hoa ở thành phố sa đéc, đồng tháp dưới góc nhìn ngôn ngữ văn hóa (Trang 88)