6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.2.2. Nội dung phát triển văn hóa đọc
1.2.2.1. Những biểu hiện của văn hóa đọc
Khi nói đến văn hóa, VHĐ tức là sẽ bắt gặp những biểu hiện tích cực của mổi cá nhân. Từng lời nói, cách nói, thể hiện thái độ tương xứng và phù hợp với những chuẩn mực đạo đức của cá nhân, tổ chức và cộng đồng. Những biểu hiện của VHĐ được thể hiện qua: Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc là 3 yếu tố cốt lõi của VHĐ. Xét ở góc độ, tập thể, cộng đồng và cá thể, 3 yếu tố trên có những nét riêng biệt và tương đồng như Bảng 1.1:
Bảng 1.1: Các yếu tố cốt lõi của văn hóa đọc
TT Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc Biểu hiện ở
Tập thể Cá nhân
1 Tạo hành lang pháp lý cho phát triển văn hóa đọc 2 Phát triển nghề nghiệp liên quan tới đọc như: Hội nhà báo,
Hội xuất bản, Hội thư viện…. 3 Cải thiện cuộc sống của bản thân không có điều kiện hay
phân biệt nào khác
4 Chính sách, đường lối phát triển nền công nghiệp sách
(người viết sách, làm sách, đọc sách…) 5 Truyền thống tôn vinh người viết sách, đọc sách và người
truyền thụ kiến thức từ sách… 6 Thói quen, sở thích, khả năng lĩnh hội và kỹ năng đọc
(Nguồn: Thư viện Quốc gia [32])
Mối quan hệ biện chứng giữa tập thể, cá nhân về VHĐ sẽ tác động tích cực đến chủ thể đọc về kỹ năng đọc nhằm hướng tới mục tiêu tích cực của VHĐ, giúp cho cá nhân biết:
- Lựa chọn những nội dung có ích, cần thiết và liên quan để đọc. - Định hướng nguồn tài liệu cho bản thân.
- Thể hiện được tính hệ thống, logic trong quá trình lựa chọn tài liệu đọc. - Tiếp nhận tối đa các nội dung tài liệu cần đọc.
- Vận dụng biện pháp tích cực khi đọc kết hợp với ghi chép, lưu trữ, ghi nhớ. - Vận dụng những nội dung đọc vào thực tiễn cuộc sống một cách hiệu quả.
VHĐ là một phần của văn hóa có trong phẩm chất đạo đức của một cá nhân, sự tổng hợp từ nhiều yếu tố về: cá tính, ngôn ngữ giao tiếp, thái độ, đạo đức, đạo đức nghề của cá
nhân được thể hiện trong quá trình đọc và phương thức tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề qua hoạt động đọc và vận dụng những điều đã đọc được vào thực tiễn cuộc sống.
1.2.2.2. Những năng lực phát triển văn hóa đọc
Phát triển VHĐ được hợp thành từ nhiều năng lực trong mỗi cá nhân và điều đó tùy thuộc vào khả năng nhận thức, độ tuổi, vấn đề cần biết, hiểu, nghiên cứu và vận dụng. Do vậy, sự kết hợp từ nhiều năng lực để góp phần phát triển VHĐ một cách thuận lợi và đạt đến lợi ích nhiều nhất cho người đọc. Dưới đây là một số năng lực phát triển VHĐ:
(a). Năng lực định hướng đọc:
Bao gồm thói quen đọc, nhu cầu đọc và hứng thú, sở thích đọc.
- Thói quen đọc là một chuỗi phản xạ có điều kiện do rèn luyện mà có được. Thói quen đọc được lặp đi lặp lại nhiều lần, là những hành vi định hình trong cuộc sống và được coi là bản chất thứ hai của con người do quá trình rèn luyện, học tập, tu dưỡng mỗi ngày. Tuy nhiên, thói quen đọc có thể được bắt đầu từ một nguyên nhân rất tình cờ hay học hỏi từ người khác, bị tác động tích cực từ một cá nhân khác. Thói quen đọc thể hiện qua số lần đọc, lượt đọc, tần xuất đọc thường xuyên, dành nhiều thời gian cho việc đọc; Thói quen đọc là bước đầu cơ bản để hình thành và phát triển VHĐ, từ thói quen đọc sách sẽ dẫn tới niềm đam mê đọc sách, xong hình thành nên kỹ năng lựa chọn tài liệu để đọc, kỹ năng đọc. Thói quen đọc sách tốt sẽ dần tạo ra kinh nghiệm trong việc đọc, lựa chọn tài liệu và biết cần đọc nội dung gì, cần tìm nội dung đó ở đâu… Khơi dậy và lan tỏa thói quen đọc, tạo thói quen đọc tích cực, bền vững là mục đích cao nhất của phát triển VHĐ.
- Nhu cầu đọc là trạng thái, tinh thần đặc biệt của cá nhân đối với một hiện tượng nào đó, vừa có ý nghĩa trong đời sống và trong mọi lĩnh vực của xã hội. Nhu cầu đọc còn là một yếu tố cơ bản, quan trọng trong hoạt động của TV, việc tìm hiểu nhu cầu bạn đọc, yêu cầu của người dùng thông tin, nhằm phục vụ tối đa nhu cầu bạn đọc. Nhu cầu của bạn đọc hay hoạt động đọc thể hiện ở 3 thành phần như: Đọc vì công việc, nhiệm vụ, nghiên cứu, nghề nghiệp; Đọc vì muốn tăng sự hiểu biết; Đọc để giải trí. “Đọc, đọc, đọc. Đừng chỉ đọc một loại sách. Hãy đọc những loại sách khác nhau được viết bởi nhiều tác giả khác nhau để có thể phát triển phong cách của bạn” [15, tr.27]. Người đọc thường xác định được yêu cầu đọc của bản thân ở những yêu cầu cơ bản như: yêu cầu học tập, câu hỏi ôn tập, tiểu luận,
khóa luận. Tuy nhiên, ở mức độ yêu cầu cao hơn trong học tập, nghiên cứu thì người học cần thiết phải được hướng dẫn cách tìm kiếm và sử dụng tài liệu… Người đọc có kinh nghiệm trong việc tìm kiếm, tra cứu tài liệu sẽ thuận lợi cho việc phát triển VHĐ. Khi đó sẽ có những cách đọc khác nhau ứng với mỗi loại tài liệu khác nhau như: tài liệu giải trí, tài liệu nghiên cứu, tài liệu phổ cập kiến thức. VHĐ của mỗi cá nhân có ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu, bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân và khả năng sử dụng dịch vụ của TV. Khi bạn đọc có VHĐ tốt thì công tác hướng dẫn sử dụng TV cho bạn đọc cũng được nhanh gọn, hiệu quả và ngược lại. Tóm lại, nhu cầu đọc là nguồn gốc của hoạt động TV. Hoạt động TV không thể tồn tại và phát triển ở những nơi không có nhu cầu đọc, không có thói quen đọc và không có sở thích đọc.
- Sở thích đọc là một thú vui tao nhã của người xưa và cho đến nay cũng như vậy. Sở thích đọc sách là một đặc điểm riêng biệt, khác biệt của mỗi cá nhân trong xã hội. Có thể giống nhau về hình dáng bên ngoài, sở thích cá nhân. Tuy nhiên sở thích đọc sách luôn có sự khác biệt và có thể nhận dạng qua thái độ, ứng xử và giá trị của việc đọc. Sở thích đọc sách là một thói quen tốt giúp cho bộ não khỏe mạnh và linh hoạt. Sở thích đọc sách còn là một cách thư giản lành mạnh, tiết kiệm. “Đọc sách không những để mở mang trí tuệ mà còn nâng cao tâm hồn” [15, tr.9]. Sở thích đọc sách giúp cho người đọc có được những suy nghĩ cao thượng, có được kỷ luật, đúng giờ, trung thành và thành công trong cuộc sống. “Hãy đọc nhiều. Tôi không có ý nói những điều bạn cần phải đọc để làm tốt các bài tập hoặc công việc. Hãy đọc để rút ra bài học từ những niềm vui, những lỗi lầm, sự khôn ngoan của người khác. Thời gian bạn dành cho một quyển sách không bao giờ là uổng phí” [15, tr.24].
(b). Khả năng lĩnh hội nội dung đọc, kỹ năng đọc và phương pháp đọc
- Khả năng lĩnh hội nội dung đọc được thể hiện qua các mức độ như: Hiểu rõ nội dung thông điệp của tác giả; Nắm được những luận điểm chính của vấn đề nghiên cứu; Ghi nhớ những nội dung cần nhớ có liên quan đến vấn đề suy ngẫm, nghiên cứu và cấu trúc lại nội dung, diễn đạt đủ ý theo ngôn ngữ diễn đạt của riêng mình; Đặt câu hỏi cho giả thuyết nghiên cứu; So sánh, đối chiếu, phân tích, chứng minh, tìm ra mối quan hệ biện chứng giữa các nội dung cốt lõi của vấn đề; Nói chung, khả năng lĩnh hội nội dung đọc là cần có tư duy, phê phán, sáng tạo trong quá trình đọc. Đọc sách là một quá trình nhận thức chủ động,
người đọc cần có chủ kiến, cần thể hiện năng lực phê bình khách quan đối với những quan điểm của tác giả. Như nhận định của nhà phê bình văn học, giáo sư người Canada ông Robertson Davies: “Một cuốn sách thực sự hay nên đọc lúc tuổi trẻ, rồi đọc lại khi đã trưởng thành, và đọc một lần nữa lúc tuổi già, giống như một tòa nhà đẹp nên được chiêm ngưỡng trong ánh bình minh, nắng trưa và ánh trăng” [15, tr.14]. Ở mỗi thời điểm khác nhau sự nhìn nhận một vấn đề sẽ có những giá trị khác nhau, sự sâu lắng trong tư duy, lý luận logic, khoa học sẽ khác nhau và tầm giá trị ở mức độ cao hơn, sắc sảo hơn. Ngoài ra, để có khả năng lĩnh hội nội dung đọc tốt hơn người đọc cần có một phương pháp ghi chú khi đọc, lập phiếu thư mục, ghi chú, đánh dấu, tóm tắt, đánh giá, phân tích những thông tin cần thiết cho mỗi tài liệu khác nhau. Khi có cách đọc đúng, ghi chép đúng cách sẽ làm tăng hiệu quả đọc, giúp cho người đọc ghi nhớ chính xác và có thể kết nối tri thức thành một hệ thống. Những kỹ năng hỗ trợ như: lập dàn ý, tài liệu minh chứng, đánh giá, nhận xét, phản biện, kết nối thông tin, hình thành sơ đồ… Để người đọc có thể cảm thụ, lĩnh hội sâu sắc, đầy đủ những vấn đế đã đọc được, thu thập và tích lũy thông tin, khi cần tái hiện hay vận dụng sẽ không gặp khó khăn. “Đọc sách không cần nhiều, đọc một chữ đem áp dụng làm việc được một chữ, thế là được” [15, tr.24]. Đọc trong môi trường giáo dục, năng lực đọc chủ yếu để phục vụ cho việc học, nghiên cứu khoa học và tự học. Đọc và vận dụng kiến thức được học vào thực tiễn làm phong phú thêm sự hiểu biết, nắm vững nhiều kiến thức liên quan, giúp cho người học tự tin tương tác với GV về những vấn đề mà GV gợi ý, phổ biến. Người học tự tin cùng GV làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn đang bàn luận. Năng lực này giúp SV làm tốt bài thi tự luận, đọc và lĩnh hội nội dung đọc sẽ hình thành cấu trúc logic cho vấn đề muốn nói một cách rõ ràng, mạch lạc và xúc tích. Đây là bước cơ bản để SV tự tin tham gia hoạt động nghiên cứu hay thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học. Từ đây, SV mới tự mình khám phá tri thức mới, vận dụng tri thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Mặt khác, khả năng lĩnh hội nội dung đọc ít nhiều tác động đến kỹ năng đọc của người đọc.
- Kỹ năng đọc: Kỹ năng đọc sách không đơn giản là việc cầm quyển sách trên tay để đọc, không đơn giản là đọc to, nhỏ hay đọc lướt, đọc kỹ… Nó bao gồm nhiều yếu tố tạo nên kỹ năng đọc hoàn thiện và việc đọc trở nên hiệu quả như: cấp độ đọc sách, các bước
trong quá trình đọc sách, mắt là yếu tố cốt lõi của hoạt động đọc, tăng sự tập trung và tăng trí nhớ khi hoạt động đọc sách hiệu quả. Cụ thể như sau:
Một là, cấp độ đọc được minh họa như Bảng 1.2. Tùy theo kinh nghiệm cũng như mục đích, năng lực lĩnh hội nội dung đọc mà mỗi người sẽ có cấp độ đọc là không giống nhau. Trong bảng bên dưới phân biệt các cấp độ và hiệu quả của hoạt động đọc. Cấp độ đọc cao nhất là 1.000 từ trong một phút, tỷ lệ này đạt trên 85% đọc để hiểu và rất ít người đạt như vậy (chỉ nghìn người có một), và cấp độ thấp nhất là 100 đến 200 từ trong một phút, chiếm 30% đến 50% tỷ lệ đọc hiểu và chỉ đạt hiệu quả kém.
Bảng 1.2: Các cấp độ, hiệu quả của việc đọc sách
TT CẤP ĐỘ SỐ TỪ/PHÚT TỶ LỆ ĐỌC HIỂU GHI CHÚ
1 Kém 100-200 30%-50% Hiệu quả kém 2 Trung bình 200-400 50%-70% Hiệu quả trung bình 3 Tương đối tốt 400-800 70%-80% Hiệu quả tương đối 4 Tốt 800-1.000 80%-85% Trăm người có một 5 Rất tốt > 1000 trên 85% Nghìn người có một
(Nguồn: Choose the best eduacation [33])
Hai là, các bước trong quá trình đọc sách. Nhận thức về hệ thống ký tự trên trang sách. Ví dụ, SV không biết tiếng Anh thì không thể biết quyển sách trên tay đã viết những gì; Hấp thụ là quá trình vật lý mà ánh sáng phản chiếu từ con chữ vào mắt rồi truyền lên não bộ qua dây thần kinh thị giác; Hiểu (hợp nhất bên trong) là quá trình kết hợp những câu chữ đang đọc với những thông tin tương thích với nó, bao gồm số liệu, biểu đồ, hình ảnh minh họa, sự kiện, khái niệm…; Kiến thức hóa (hợp nhất bên ngoài) là quá trình liên hệ những kiến thức của bản thân đã tích lũy với những thông tin đang đọc, từ đó tạo nên liên kết giữa chúng qua việc đánh giá, phê phán và loại bỏ thông tin; Ghi nhớ là quá trình lưu trữ cơ bản của thông tin. Nhưng ghi nhớ thôi thì chưa đủ mà cần kết hợp với quá trình nhớ lại để biến những thông tin đã nhớ thành kiến thức của bản thân; Nhớ lại là quá trình hồi tưởng lại kiến thức. Đây là bước quan trọng để biến thông tin trên sách vở thành kiến thức của riêng mình. Ví dụ: nhớ lại kiến thức đã học để vận dụng những kiến thức đó đáp ứng yêu cầu bài thi, làm tốt chuyên đề hay bài tập lớn…; Truyền đạt là đỉnh cao của quá trình đọc. Nghĩa là người đọc có thể truy suất thông tin đã lĩnh hội qua các kênh như nói, viết hay các kênh nghệ thuật như ký họa, điêu khắc, khiêu vũ…
Ba là, mắt - yếu tố tiên quyết. Mắt là chiếc camere thần kỳ, mắt có khả năng thích nghi và điều tiết cao, có thể nhìn một vật ở xa lập tức nhìn lại vật ở gần. Mắt có thể nhìn xa ở một góc mở rộng, nhìn vật trong ánh sáng yếu một cách tự động. Mắt kết hợp với bộ não và cập nhật nhanh hơn bất kỳ loại máy tính nào, lại có thể xoay các bên, lên xuống và lắp ráp thành một bức tranh toàn cảnh. Vì vậy, nếu để cho mắt chỉ đọc một loại các con chữ thì thật phí phạm. Để đọc nhanh người đọc cần tăng khẩu độ của mắt, sử dụng vật định hướng cho mắt, để mắt quét qua các dòng trên trang giấy được nhanh hơn.
Bốn là, tăng sự tập trung khi đọc sách có nghĩa là xác định mục tiêu đọc, kiểm soát thời gian đọc sách, lập danh sách các quyển sách thú vị để đọc, giảm thời gian cho việc xem tivi, smartphone, dành một không gian yên tĩnh cho việc đọc, tóm lược lại nội dung những cuốn sách đã đọc.
Năm là, tăng khả năng ghi nhớ sơ đồ tư duy bằng Mindmap được nhiều người sử dụng. Ngoài việc tận dụng khả năng ghi nhớ của não bộ, Mindmap giúp cho người đọc ghi nhớ các chi tiết, tổng hợp hay để phân tích vấn đề thành dạng phân nhánh. Như vậy, người đọc có thể tóm lược một quyển sách chỉ là một trang sơ đồ sinh động. Đọc sách hiệu quả là người đọc phải biết biến thể những thông tin trong sách thành kiến thức có ích cho bản thân. Có như vậy, sách mới có thể trở thành người bạn đồng hành với người học trong suốt khoảng thời gian học tập, nghiên cứu và phục vụ cho cộng đồng xã hội. Năng lực lĩnh hội
nội dung đọc và kỹ năng đọc không thể tách rời phương pháp đọc. - Phương pháp đọc là những cách thức tìm hiểu kiến thức của mỗi cá nhân là khác
nhau. Có thể đọc sách từ mục lục, có thể đọc sách từ lời nói đầu. Tuy nhiên, thói quen và sở thích đọc của mỗi cá nhân khác nhau thì sẽ có những phương pháp đọc khác nhau. Phương pháp đọc có những bước căn bản như sau:
Xác định mục đích đọc sách: Như X.I.Povarlin đã nói “Phương pháp đọc tùy thuộc vào mục đích và hoàn toàn do mục đích quy định”. Mục đích đọc sách chi phối cả quá trình đọc sách. Xác định mình đọc sách để làm gì? Từ đó mới biết được cần phải đọc sách gì, nội dung nào trong sách và đọc nó như thế nào, cần lượng thông tin ở sách đó nhiều hay ít… Ví