6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.2. Yếu tố chủ quan
1.3.2.1. Nghề nghiệp:
Tính chất nghề nghiệp của mỗi cá nhân sẽ làm phong phú thêm về các hình thức đọc, phương pháp đọc, kỹ năng đọc, thói quen đọc đều ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển VHĐ. Mức độ cần đến thông tin ở mỗi nghề nghiệp là không như nhau. Ví dụ: Đối với những người lao động chân tay thì vai trò về VHĐ khó xác định rõ ràng, đối với những người lao động trí óc thì VHĐ cụ thể, rõ ràng hơn.
1.3.2.2. Lứa tuổi:
Hoạt động đọc sách, tư liệu được diễn ra khi con người đã thông thạo chữ viết. Tuy nhiên, khi trẻ còn nhỏ chưa thạo ngôn ngữ thì vẫn nói theo người dạy. Ví dụ: Ở độ tuổi lớp mầm non thì các cháu vẫn đọc thuộc theo giáo viên; Đến các lớp tiểu học thì đã biết đọc và những câu chuyện cổ tích, cô tiên xanh có sức thu hút học sinh ở độ tuổi này. Nền tảng cho sự phát triểnVHĐ, là đọc truyện, đọc sách và bắt đầu suy nghĩ về những nội dung trong sách, muốn tìm hiểu những hiện tượng xung quanh của cuộc sống. Ở lứa tuổi thiếu nhi thì VHĐ đang trong quá trình phát triển và có những biến động. Ở tuổi trưởng thành là giai đoạn nhận thức được mở rộng, do đó việc đọc tập trung vào nhiệm vụ học tập, hoàn thiện bản thân và giải trí. Ở độ tuổi lao động thì VHĐ biểu hiện rõ nét nhất. Việc đọc chủ yếu phục vụ cho nhiệm vụ, kinh nghiệm nghề nghiệp, làm tăng sự hiểu biết để phát triển chuyên môn và nghiên cứu khoa học.
1.3.2.3. Trình độ văn hóa:
Là yếu tố tác động tích cực hoặc tiêu cực đến VHĐ. Theo chiều hướng tích cực, tri thức càng cao thì nhu cầu đọc càng nhiều, càng đa dạng và nội dung tài liệu về mức độ tri thức càng chuyên sâu, thậm chí còn đọc những tài liệu bằng nhiều loại ngôn ngữ và kỹ năng đọc càng được hoàn thiện hơn. VHĐ của một cá nhân không thể tách ra khỏi trình độ văn hóa, trình độ giáo dục và giáo dục tự thân của họ. “Không cần phải có thời điểm và địa điểm đúng để đọc sách. Khi tâm trạng muốn đọc, ta có thể đọc ở bất cứ nơi đâu” [15, tr.16].
1.3.2.4. Giới tính:
Cũng tác động và ảnh hưởng đến VHĐ. Trên phương diện nghiên cứu tâm lý học, nam giới được coi là mạnh mẽ, can đảm, thích khoa học, công nghệ. Nên thường đọc những sách về khoa học tự nhiên. Còn nữ giới thì tình cảm, nhẹ nhàn, không thích bạo lực. Vì vậy nữ giới có xu hướng đọc sách văn học, sách về khoa học xã hội nhiều hơn. Mặt khác, theo nghiên cứu xã hội học chương trình câu chuyện đêm khuya thì người nữ có nhu cầu nói chuyện nhiều hơn nam. Mỗi ngày người nữ cần nói khoảng 6.000 từ để tiết ra đủ lượng anzim nuôi cơ thể. Nên hoạt động liên quan đến nói, đọc ở nữ giới thường cao hơn nam giới về số lượng, mức độ ở nữ giới thường cao hơn nam giới.
1.3.2.5. Tri thức xã hội của cá nhân:
Tri thức xã hội của cá nhân cũng ảnh hưởng đến VHĐ. Tùy vào mức độ nhận thức, sự hiểu biết kiến thức cộng đồng mà mỗi cá nhân sẽ nhìn nhận về VHĐ như thế nào và làm gì để đáp ứng nhu cầu đọc cho bản thân nhằm giải quyết những thắc mắc, những hiện tượng xã hội, những trách nhiệm cần làm sáng tỏ trong cuộc sống đời thường. Tri thức xã hội cũng mang tính quyết định đến kỹ năng, năng lực định hướng đọc, lựa chọn tài liệu và sở thích đọc. Do vậy, phát triển VHĐ là để cải thiện tri thức và nâng cao dân trí cho mỗi cá
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1
Đánh giá mặt đạt được: Cấu trúc hoàn chỉnh khung cơ sở lí luận về phát triển VHĐ. Căn cứ vào những nghiên cứu về lĩnh vực VHĐ của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Tài liệu và các thông tin trong toàn văn bài viết được trích dẫn cụ thể, trình bày có logic, khoa học, văn phong trong sáng. VHĐ là nội dung không mới, nhưng đây là vấn đề được nghiên cứu đầu tiên được phản biện của Hội đồng Khoa học cấp trường.
Nội dung chương 1 đã nêu được: Vai trò và lợi ích của hoạt động đọc, sự cần thiết phải phát triển VHD nói chung. Cốt lõi của VHĐ bao gồm: thói quen đọc, những kỹ năng và khả năng học, đọc, phương pháp đọc, giá trị và chuẩn mực đọc. Đây là nền tảng cho mỗi SV nhận thức được tầm quan trọng của quá trình giáo dục tự thân thông qua sách, báo, tạp chí; Mặt khác, để nhân cách cá nhân được hoàn thiện mỗi ngày và quan trọng là nâng cao hiệu quả học tập của SV, góp phần cải thiện chất lượng GD&ĐT trong Nhà trường.
Tính chính xác và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu: Nguồn tài liệu và thông tin được sắp xếp khoa học, có logic, trích dẫn cụ thể, tường minh trong toàn văn bài viết. Cùng với phương pháp dẫn luận, biện luận của tác giả đã xây dựng nên tính hợp lý, khoa học và có đủ độ tin cậy của nội dung chương 1.
Ý nghĩa của kết quả: Cơ sở lí luận là nền tảng cho mọi vấn đề nghiên cứu. Song song đó cùng với những dữ liệu thu được từ thực tiễn, để bổ trợ và biện chứng cho nhau nhằm tìm ra được các giải pháp tối ưu cho vấn đề nghiên cứu.
Chương 2
THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP