Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các hoạt động văn hóa đọc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học đồng tháp (Trang 85 - 90)

6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các hoạt động văn hóa đọc

Mục tiêu: Tuyên truyền VHĐ và các hoạt động đọc cho SV nhằm thúc đẩy mức độ cảm thụ hoạt động đọc cũng như hứng thú trong học tập.

Cách thực hiện: Hoạt động tuyên truyền VHĐ được thực hiện với nhiều hình thức và nội dung khác nhau, cần được kết hợp chặt chẽ với nhiều đơn vị, đoàn thể trong xã hội… Tuy nhiên, ở góc độ TV trường học thì việc tuyên truyền VHĐ đến SV là các hoạt động gắn liền với TV, Công tác SV, Truyền thông kết hợp để đưa thông tin và tuyên truyền đến SV về lợi ích cũng như mục tiêu của VHĐ để phát triển VHĐ được thuận lợi hơn.

Tổ chức các buổi tọa đàm với SV ở các khoa đào tạo nhằm chia sẻ kinh nghiệm học tập để SV hay tân SV học hỏi và làm theo; Tổ chức các buổi tọa đàm về văn học nghệ thuật lồng ghép với hoạt động đọc sách, đọc các tác phẩm văn chương, đọc các tác phẩm mỹ thuật, nghệ thuật; Tổ chức tọa đàm tri ân SV các thế hệ nhằm chia sẻ những kinh nghiệm, để SV đang học thấu hiểu đến việc Nhà trường và các đơn vị trong trường luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho SV đã và đang học tập tại trường; Kết hợp các hoạt động đó để tặng sách cho SV có những thành tích xuất sắc trong các phong trào học tập, lao động, tích cực tham gia chiến dịch mùa hè xanh, phong trào thiện nguyện góp phần chung tay đem lại lợi ích cho cộng đồng và giảm bớt những nỗi lo, gánh nặng cho các đoàn thể, xã hội.

Thực hiện trên phương tiện thông tin đại chúng trong Nhà trường vào mục bản tin nhanh vào các giờ giải lao khoảng 3 phút mỗi ngày. Ở góc nhìn của TV, chúng tôi có thể điển hình một số tấm gương sáng về đọc sách như: Tấm gương đọc sách của Hồ Chí Minh qua lời khẳng định của Nguyễn Ngọc Thiện, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: “Hiếu học và ham đọc sách là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Từ

bao đời nay truyền thống tốt đẹp đó đã góp phần hình thành trí tuệ, tâm hồn, nhân cách và phong thái của con người Việt Nam… Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người tiếp nối và phát huy truyền thống tốt đẹp đó”. Cũng như vậy, quyển sách Những tấm gương ham đọc sách và tự học thời đại Hồ Chí Minh – tác giả Vũ Dương Thúy Ngà quả quyết: “Trong vô vàn những di sản Bác Hồ để lại cho đời sau, chúng ta không thể không kể đến khoảng hai nghìn bài báo được viết bằng nhiều thứ tiếng khác nhau… Bác Hồ thấy rõ vai trò của báo chí và Bác luôn sử dụng nó như một vũ khí sắc bén. Hồ Chủ tịch đã có công lao đóng góp to lớn sáng lập nền báo chí cách mạng Việt Nam”. Ngoài ra, còn một số tấm gương sáng về việc đọc sách và tự học như: Tổng Bí thư Lê Duẩn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa, Lương Định Của, Đào Duy Anh, Giáo sư Bác sĩ Tôn Thất Tùng, Giáo sư Hoàng Tụy [32]. Vì nêu gương là biện pháp giáo dục đạo đức hiệu quả trong Nhà trường.

Chủ thể thực hiện: Các đơn vị trong nhà trường như Công tác SV, bộ phận Truyền thông, kết hợp với TV.

3.2.5. Cải thiện các yếu tố tại Trung tâm Thông tin Thư viện Lê Vũ Hùng Mục tiêu: Góp phần phát triển VHĐ cho SV một cách thuận lợi và hiệu quả.

Các cách thực hiện:

3.2.5.1. Tăng cường các hoạt động của Thư viện.

Mỗi năm học cần tổ chức 02 lần Hội thi tìm hiểu về sách vào các ngày quan trọng của ngành như: Nhà giáo Việt Nam 20-11; Ngày Hội sách; Ngày sách Việt Nam và VHĐ, Thi bình luận về sách… Đánh giá, nhận xét và cơ cấu giải thưởng cho SV nên mở rộng và ít/nhiều cần có sự khác biệt, cụ thể như sau:

Nhận xét hay cảm nhận nội dung quyển sách đã đọc: đánh giá được khả năng lĩnh hội nội dung đọc, SV hiểu đúng thông tin truyền tải trong quyển sách;

Nhận xét những điểm mới về nghệ thuật văn chương hay kiến thức mới về công nghệ trong quyển sách đã đọc: đánh giá SV về khả năng phát hiện vấn đề, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn từ các tài liệu đã đọc;

Nhận xét nội dung quyển sách ở các góc nhìn khác nhau: đánh giá SV về năng lực tư duy logic, năng lực định hướng công việc thông qua việc đọc, học tập và nghiên cứu;

So sánh giữa những nội dung tương tự hay tác phẩm văn học mà SV đã đọc: đánh giá năng lực tư duy phản biện biện chứng của SV…

Tổ chức một số buổi Hội nghị bạn đọc.

Đây là dịp để TV bày tỏ sự tri ân của TV đối với bạn đọc chủ yếu là SV. Bởi vì SV là yếu tố quan trọng không thể thiếu để cấu thành TV. Nhu cầu của SV và việc đáp ứng nhu cầu của SV là lý do để TV tồn tại và phát triển. Qua Hội nghị bạn đọc, cán bộ TV sẽ lắng nghe trực tiếp những phản hồi, tâm tư, nguyện vọng, những đóng góp quý báo của SV trong các lĩnh vực của TV như: phát triển vốn tài liệu, hệ thống tra cứu, sản phẩm thông tin, phương thức thực hiện, thái độ phục vụ… Từ đó, TV có những điều chỉnh kịp thời và phù hợp với điều kiện thực tiễn của Nhà trường. Đây là một phương thức giáo dục nhân cách, nhận thức của SV về lòng biết ơn, tri ơn thông qua hoạt động thiết thực của TV. Từ đó, SV nhận thấy được vai trò, tầm quan trọng của việc học tập, tự học, đọc, trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng. Hơn thế nữa, còn thể hiện được sự quan tâm của TV và Nhà trường đến SV một cách nhiệt tâm, tình cảm đó sẽ chạm đến trái tim của mỗi SV. Cuộc sống hiện đại đến đâu vẫn không thể thiếu vắng sự đồng cảm, đồng hành để tu bổ và hình thành nên những nhân cách tròn vẹn theo chuỗi giá trị “chân, thiện, mỹ” ở mỗi cá nhân và SV nói riêng. Tổ chức được Hội nghị bạn đọc mới thấy được hai nhiệm vụ quan trọng tương ứng với mục tiêu, vai trò, tầm nhìn và sứ mạng của tổ chức Nhà trường là: giáo dục và đào tạo tức là “dạy người” và “dạy nghề”. Cung cấp cho cộng đồng, xã hội những sản phẩm tri thức có đủ nhân cách, đạo đức cũng như năng lực chuyên môn đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong xu thế phát triển và hội nhập.

Tổ chức triển lãm sách: Mỗi năm học tổ chức triễn lãm sách theo một chủ đề cụ thể thiết thực, gắn với những tiêu chí về chất lượng GD&ĐT của Nhà trường hay những sologan của khoa, xu hướng phát triển của cộng đồng, hay những vấn đề xã hội đặc biệt quan tâm… TV tập hợp một số lượng sách, tư liệu theo một chuyên đề cụ thể để trưng bày một cách có hệ thống nhằm tác động trực quan đến SV. Sách được chọn lựa để trưng bày là sách mới, đúng với chủ để triển lãm. Cần kết hợp với các tác giả của những tác phẩm nổi tiếng nhằm thu hút được sự quan tâm của SV. TV tìm hiểu nhu cầu SV thông qua quá trình phục vụ vào mỗi đầu năm học. Có thểkết hợp của TV với phòng Công tác SV để tìm hiểu

nhu cầu của SV ở tuần sinh hoạt công dân. Đó là cơ sở để TV điều chỉnh, bổ sung kịp thời những nhu cầu của SV nhằm phát huy hoạt động đọc và phát triển VHĐ cho SV.

3.2.5.2. Nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ của Thư viện

Trong những năm qua, công tác phục vụ của TV cho mục đích học tập, nghiên cứu của SV là rất tốt. Vì có sự đặc biệt quan tâm của các cấp QL, nên TV được tu bổ về cơ sở vật chất, nguồn tài liệu cung cấp đáp ứng nhu cầu của SV. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển như hiện nay thì công nghệ thông tin là phương tiện học tập mà SV ưa chuộng, nhiều nhất là các trang: google, research, Aol… Một số sách về chuyên ngành hẹp còn hạn chế như: sách về ngành môi trường, biến đổi khí hậu, địa chất, lịch sử địa phương, văn hóa các nước, ngành sư phạm chất lượng cao, khoa học máy tính…

Cần tạo điểm khác biệt ở hai phòng phục vụ bạn đọc để thu hút SV đến với TV. Hoạt động đọc tại TV và mượn tài liệu về nhà, xét về khả năng lĩnh hội nội dung đọc cũng như phương pháp đọc là không như nhau. Hiện tại phòng mượn và phòng đọc của TV phục vụ SV là 02 kho mở, đây là sự tiện lợi và ưu điểm của phòng đọc. Tuy nhiên đối với phòng mượn còn một số hạn chế nhất định.

Cần thiết đổi mới phương thức cho mượn tài liệu về nhà đối với SV năm cuối kể cả số lượng và thời gian.

Cần thiết tích hợp thẻ SV với thẻ TV cho SV để giảm bớt một phần cho phí cho SV. Cạnh tranh lành mạnh và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho SV là điều cần thiết phải làm. Đó là cách làm cho SV nhìn thấy được những thuận lợi khi học tập tại Trường Đại học Đồng Tháp. Bởi vì, sức lan tỏa của SV từ các khóa học là hiệu quả hơn tất cả các tiết tấu được thiết kế hoàn hảo để quảng cáo. Sự lan tỏa chân thật bằng những lợi ích mà SV rõ biết là chất lượng, là uy tín của Nhà trường đối với cộng đồng, xã hội trong đó có cả sự chấp nhận về giá trị GD&ĐT, về giá trị của sản phẩm được đào tạo bằng phương thức “dạy nghề” và “dạy người” đúng với mục tiêu, sứ mạng và tầm nhìn của Nhà trường.

3.2.5.3. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Thư viện

Cần tổ chức các chuyến đi thực tiễn để học hỏi kinh nghiệm chuyên môn ở các TV trường học khác trong và ngoài nước.

Đội ngũ cán bộ TV cần nâng cao tư duy và ý thức học tập suốt đời những năng lực về: giao tiếp, ứng xử sư phạm trong môi trường giáo dục, xử lý tình huống sư phạm khi giao tiếp với SV, đồng nghiệp. Điều đó mang lại một số giá trị thiết yếu như:

Một là, đạt được một số kết quả như mong đợi (phục vụ kịp thời nhu cầu của SV, hỗ trợ cho SV trong việc tìm tài liệu để hoàn thành chuyên đề, luận văn, bài báo…) do sự nhiệt tình của mỗi cán bộ TV biết cách khai thác nhu cầu của SV, luôn nhiệt tình với SV và bạn đọc nói chung;

Hai là, hạn chế những khuyết điểm của cán bộ TV (chủ động khi SV đến TV, ân cần với SV khi SV có nhu cầu chia sẻ những khó khăn trong học tập) khi chưa có kinh nghiệm phục vụ SV, chưa có điểm tựa nền tảng để có cách nhìn xuyên thấu và lý giải hay phản biện cho các tình huống liên quan đến nhiệm vụ và trách nhiệm được giao.

Ba là, nâng cao hiệu quả phục vụ SV (phục vụ kịp thời, nhanh nhẹn, vui vẻ và thân thiện), đây là nhiệm vụ chung của cán bộ TV, nên cần có sự đồng bộ về nhận thức, lý luận, những nền tảng cơ bản về VHĐ là điểm mạnh để phát triển VHĐ. Vì sao như vậy? Vì cán bộ GV là những người định hướng, hướng dẫn cho SV tiếp cận, hiểu đúng về những giá trị của các dạng tài liệu có liên quan đến hoạt động GD&ĐT. Cán bộ, GV còn là người định hướng nghề nghiệp khi SV cần tư vấn, thắc mắc hay chia sẻ những khó khăn trước khi tốt nghiệp. Vì vậy, mức độ về kiến thức, tri thức và sự hiểu biết các xu thế của xã hội có ảnh hưởng, liên quan đến VHĐ thì mỗi cán bộ, GV nói chung cần hỗ trợ cho SV nhiệt tình, trên tinh thần phục vụ khách hàng của chính mình. Vì SV là những khách hàng đặc biệt, đối tác đặc biệt và khác biệt. Vai trò và sự hiện diện của những thế hệ khách hàng này là lý do để tổ chức Nhà trường tồn tại và phát triển. Do vậy, đội ngũ cán bộ TV chúng tôi biết chấp nhận với những sự khác biệt của khách hàng để hỗ trợ SV một cách tốt nhất có thể, giúp cho SV hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, nghiên cứu. Để khi tốt nghiệp, SV có đủ tự tin thể hiện năng lực, chuyên môn và các kỹ năng cần thiết mà nhà tuyển dụng yêu cầu. Đó là mục tiêu nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ TV trong xu thế hiện nay. Chúng tôi lấy sự thành công của SV, của người học là niềm vui, niềm hạnh phúc của bản thân trong nhiệm vụ phục vụ bạn đọc, góp phần vào việc đổi mới sáng tạo và mang lại hiệu quả cũng như chất lượng GD&ĐT của Nhà trường.

Bốn là, thay đổi tích cực thái độ, ứng xử trong giao tiếp, giảng dạy, hướng dẫn SV; Nhân sách đạo đức trong sáng, không quan liêu, không tự tư tự lợi; Là tấm gương sáng cho SV noi theo trong công việc, chuyên môn cũng như trong cuộc sống đời thường; Trong môi trường GD&ĐT văn hóa ứng xử của mỗi cá nhân cần được tu dưỡng, rèn luyện xuyên suốt trong quá trình làm việc, dạy học, nghiên cứu và hướng dẫn, định hướng cho SV. Học và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về nhiều khía cạnh như: “Lời nói đi đôi với việc làm; Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm…” là điều hết sức cần thiết và liên tục trong suốt thời gian thực thi nhiệm vụ GD&ĐT. Và giáo dục tự thân của mỗi cá nhân thông qua sách vở, kinh nghiệm nghề nghiệp để đổi mới tư duy, nhận thức tích cực, cải sửa những khuyết điểm, hạn chế là điều quan trọng để hướng đến mục tiêu của lĩnh vực cần được phát triển, trong đó có VHĐ. Xét ở các góc độ khác nhau như: giáo dục, đào tạo, tương tác, giao tiếp, xã hội, văn hóa, chính trị…thì phát triển VHĐ là nền tảng cho mọi hoạt động đạt đến mục tiêu tích cực và hiệu quả, VHĐ là nền tảng căn bản cho việc hoàn thiện nhân cách cá nhân nói chung và SV nói riêng.

Chủ thể thực hiện: TV kết hợp với các khoa đào tạo và SV thụ hưởng.

3.2.6. Yếu tố tác động tích cực từ Khoa đào tạo, giảng viên, sinh viên Mục tiêu: Giúp cho SV phát triển VHĐ một cách thuận lợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học đồng tháp (Trang 85 - 90)