6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Yếu tố khách quan
1.3.1.1. Yếu tố chính trị:
Yếu tố chính trị tác động và chi phối đến việc phát triển VHĐ theo hai hướng, tích cực hoặc tiêu cực. Sự ảnh hưởng tích cực đến VHĐ của mỗi cá nhân trong xã hội khi mà hệ thống quan điểm, đường lối, chính sách, quy phạm pháp luật, sự QL của chính quyền phù hợp với quy luật khách quan. Ngoài ra, điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước trong từng thời kỳ lịch sử, cũng như phù hợp với nhu cầu và lợi ích của xã hội. Kết quả là hoạt động của VHĐ ngày càng phát triển, tác động đối với xã hội ngày càng hiệu quả cả số lượng và chất lượng. Ngược lại, khi hệ thống quan điểm, đường lối, chính sách, các quy phạm pháp luật và sự QL hàng ngày của chính quyền không phù hợp với quy luật khách quan, điều kiện kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ lịch sử, cũng như không phù hợp với nhu cầu và lợi ích của xã hội thì lúc đó VHĐ của một quốc gia, một địa phương, một lĩnh vực không thể phát triển, có khi bị lụi tàn, diệt vong…
1.3.1.2. Yếu tố kinh tế:
Tác động đến tất cả các sự vật, hiện tượng, hoạt động xã hội trong đó có VHĐ. Tác động trực tiếp của kinh tế đối với VHĐ là đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực, hoạt động chuyên môn và hoạt động của các thiết chế xã hội chịu trách nhiệm chính về VHĐ. Mặt khác, kinh tế tác động gián tiếp đến VHĐ là đầu tư cho các lĩnh vực liên quan đến VHĐ như: Đầu tư cho nghiên cứu khoa học để có nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị cao; Đầu tư cho sáng tác, sáng tạo văn học – nghệ thuật để có những tác phẩm hay, phù hợp với mọi lứa tuổi, bản sắc văn hóa dân tộc; Đầu tư cho hoạt động xuất bản, in ấn, phát hành, báo chí và truyền thông… Nếu đầu tư đủ hay vượt yêu cầu nghĩa là tạo điều kiện thuận lợi để VHĐ phát triển; Ngượi lại, đầu tư không đủ hay không đầu tư thì VHĐ sẽ bị xuống cấp và dần đi đến sự lụi tàn.
1.3.1.3. Yếu tố văn hóa – xã hội:
Một số yếu tố về văn hóa-xã hội ảnh hưởng đến VHĐ như: Bản sắc văn hóa dân tộc, truyền thống VHĐ của đất nước, truyền thống văn hóa của mỗi dân tộc, trình độ học vấn, trình độ dân trí của mỗi cá nhân. Ngoài ra, cơ cấu dân tộc, dân cư cũng ảnh hưởng đến VHĐ. Một số dân tộc chưa có chữ viết thì họ tiếp cận đến tài liệu bằng một ngôn ngữ riêng biệt. Điều đó ít nhiều cũng ảnh hưởng đến VHĐ của họ. Hiện nay nước ta đang xây dựng xã hội học tập vì vậy nhu cầu đọc để đáp ứng mục tiêu là một điều bắt buộc đối với tất cả những cá nhân có tham gia vào quá trình này. Xây dựng xã hội học tập là yếu tố ảnh hưởng tích cực đến VHĐ và phát triển VHĐ.
1.3.1.4. Khoa học, kỹ thuật công nghệ:
Những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật công nghệ ảnh hưởng tích cực đến VHĐ và phát triển VHĐ như: Công nghệ in ấn ra đời giữa thế kỹ XV đã có máy in của Gutenberg thì tài liệu được phổ biến rộng rãi và đa dạng, phong phú; Khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển làm tăng khả năng liên kết với các nguồn thông tin khác nhau trên thế giới, đang tạo điều kiện cho việc sản xuất tri thức nhanh hơn, chính xác hơn… Việc này giúp cho hoạt động đọc có chất lượng cao hơn. Tiếp đến là công nghệ sao chụp tài liệu (photocopy) đã giúp cho những tài liệu cần thiết được sử dụng bất cứ lúc nào. Công nghệ viễn thông giúp cho mọi người nhận được những tài liệu từ nhiều nơi xa xôi khác nhau. Để giúp cho họ có
đủ thông tin cho vấn để nghiên cứu, giải quyết các công việc. Internet là công cụ đã và đang ảnh hưởng tích cực đến đời sống cộng đồng, giúp cho người dùng có thể tiếp cận được nhiều nguồn tin khác nhau trong và ngoài nước. Tuy nhiên, cũng không nên lạm dụng internet mà lãng quên hoạt động đọc sách.
1.3.1.5. Nề nếp gia đình:
Gia đình là nền tảng hình thành nhân cách cá nhân của mỗi con người trong mọi thể chế của xã hội. Nếu trẻ con được hình thành những thói quen tốt như đọc truyện tranh, đọc truyện cổ tích, đọc sách, tài liệu… sẽ tạo nền tảng tích cực trong quá trình tự học, nghiên cứu, là bước đầu hình thành VHĐ và phát triển VHĐ. Do đó, phụ huynh có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành thói quen đọc cho con trẻ. Lối sống của các bậc cha mẹ cũng làm ảnh hưởng ít nhiều đến việc đọc tích cực của trẻ nhỏ và hình thành thói quen đọc, kỹ năng đọc, phương pháp đọc và hiệu quả đọc.
1.3.1.6. Giáo dục ở Nhà trường:
Phương pháp dạy học, cách tổ chức lớp học, kiểm tra đánh giá năng lực người học là yếu tố tác động đến hoạt động đọc của người học, ảnh hưởng và chi phối đến VHĐ nói chung. Việc đọc được bắt nguồn từ việc học, mong cầu sự hiểu biết và vận dụng những hiểu biết đó vào trong cuộc sống. Người học ngoài việc biết được kiến thức trong sách giáo khoa còn phải tự tìm hiểu thêm về vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống, cách sống… qua việc đọc và sử dụng các phương tiện đọc một cách hiệu quả. Vì vậy người học cần thiết phải được hình thành và phát triển VHĐ từ sớm. Vì trường học là môi trường thuận lợi cho việc phát triển VHĐ.
1.3.1.7. Du lịch:
VHĐ là một phạm trù văn hóa tinh thần nhằm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết tri thức, nắm bắt những quy luật của cuộc sống, sự vận hành của thiên nhiên, con người và xã hội. Du lịch thường gắn liền với những di tích lịch sử, tuy nhiên ở nhiều khu du lịch lại thiếu vắng sách báo có liên quan đến khu du lịch mà du khách đang tham quan, thưởng ngoạn. Có thể VHĐ không mang lại nhiều lợi nhuận cho du lịch nên ở mỗi khu du lịch thường thấy những hình ảnh quảng bá về đặc sản, hình ảnh, dịch vụ du lịch… mà chưa có gốc thư giãn để đọc sách, tư liệu liên quan đến khu du lịch. Để cho du khách lưu giữ những giá trị tinh
thần về những nơi họ đã tham quan thì cần thiết có một phòng đọc hay TV chuyên cung cấp về sách, báo, tư liệu của khu du lịch đó. Có như vậy VHĐ mới giảm bớt những hạn chế trên con đường phát triển và VHĐ sẽ được phát triển thuận lợi hơn.
1.3.1.8. Thư viện trường học:
TV có tác động mạnh mẽ đến VHĐ, thể hiện ở một số yếu tố như: vốn tài liệu phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu GD&ĐT, học tập, nghiên cứu khoa học cho người học; sản phẩm và dịch vụ TV; đội ngũ phục vụ bạn đọc ở TV; cách thức tổ chức của TV về việc hướng dẫn bạn đọc tìm kiếm thông tin; cơ sở vật chất của TV. Các yếu tố đó ảnh hưởng và chi phối đến hoạt động đọc của người học, ảnh hưởng đến mức độ và sở thích của bạn đọc.
1.3.1.9. Phát hành sách, in sách và nhà xuất bản:
Xuất bản nhiều loại sách giúp người đọc có sự lựa chọn, so sánh, đánh giá tài liệu cần thiết cho nghiên cứu, tự học. Sự kiểm duyệt nội dung trước khi in cũng là vấn đề quan trọng, ví dụ về văn phong trong mỗi quyển sách, cách sử dụng từ ngữ, các dấu câu… Khi bạn đọc phát hiện ra một hạt sạn nào đó trong quyển sách thì niềm tin về tác giả quyển sách, nội dung và nhà xuất bản cũng bị giảm xuống, điều đó ảnh hưởng đến phát triển VHĐ. Ngoài ra, giá cả một quyển sách, tờ báo, quyển tạp chí cũng là yếu tố không nhỏ ảnh hưởng đến hoạt động đọc hay phát triển VHĐ.
1.3.1.10. Phương tiện thông tin đại chúng:
Phương tiện thông tin đại chúng đóng vai trò khuếch táng VHĐ. Bởi vì đó là những kênh thông tin quan trọng khi tuyên truyền thông tin từ các thành phố đến mọi vùng quê xa xôi. Mang đến cho mọi người dân những tin tức, văn hóa phẩm đáp ứng nhu cầu đọc, nhu cầu của cuộc sống, giúp cho mỗi cá nhân có điều kiện tiếp nhận thông tin, tăng sự hiểu biết và nâng cao dân trí.