Kỹ năng đọc, khả năng lĩnh hội nội dung đọc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học đồng tháp (Trang 52 - 57)

6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.2.2. Kỹ năng đọc, khả năng lĩnh hội nội dung đọc

Tùy thuộc vào năng lực hiểu biết, năng lực học tập, khả năng nội tại của mỗi SV sẽ tương ứng với những kỹ năng đọc khác nhau. Điều đó được thể hiện qua việc đọc tư liệu để hiểu được vấn đề, ghi nhớ được nội dung cốt lõi và biết vận dụng những kiến thức đã học, đã đọc, nghiên cứu phù hợp với thực tiễn. Qua khảo sát thực tiễn chúng tôi trình bày nội dung kỹ năng đọc và khả năng lĩnh hội nội dung đọc như sau:

2.2.2.1. Kỹ năng đọc của SV:

Thể hiện qua phương pháp đọc của SV, có thể là đọc lướt, đọc phân tích, đọc hiểu sâu… Kỹ năng đọc của SV còn thể hiện qua việc đọc thông tin trên các trang mạng xã hội, chọn lựa nội dung đọc. Mục đích SV tiếp cận, sử dụng các trang mạng xã hội, sử dụng các dịch vụ của TV, sự lựa chọn tài liệu theo các tiêu chí về tiêu đề, nội dung, tên tác giả, nhà xuất bản… cũng là yếu tố làm tăng kỹ năng đọc để phát triển VHĐ một cách thuận lợi… Các số liệu được minh họa như Bảng 2.2.

Bảng 2.2: Thông tin về kỹ năng đọc của sinh viên

Yếu tố thể hiện kỹ năng đọc của sinh viên

Tỷ lệ tiêu các chí sinh viên chọn (%) Trung bình chung (%) SV1 SV2 SV3 SV4 Phương Đọc lướt 45.10 58.13 41.67 74.55 54.86

pháp đọc Đọc phân tích 45.10 66.27 76.67 60.34 62.09 Đọc hiểu sâu 35.29 60.84 51.12 41.25 47.13 Lựa chọn tài liệu

Tiêu đề, nội dung tài liệu 54.90 76.22 86.67 98.18 78.99

Tên tác giả, nhà xuất bản 30.25 58.04 61.67 58.18 52.03

Tính cập nhật của tài liệu 28.14 58.34 46.67 50.91 46.01

Nguồn gốc của tài liệu 34.06 64.11 55.00 54.55 51.93

Sử dụng internet Cập nhật thông tin 52.94 72.34 66.67 67.27 64.81 Học tập, nghiên cứu 43.98 70.67 88.33 78.18 70.29 Giải trí 51.27 69.17 61.67 62.07 61.04

Kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy SV đa số là đọc phân tích tài liệu chiếm 62.09%, đọc lướt chiếm 54.86%, đọc để hiểu sâu nội dung ở mức dưới trung bình 47.13%. Điều đó cho thấy phương pháp đọc tài liệu của SV chưa tối ưu. Phương pháp đọc chi phối đến hiệu quả của việc đọc, học tập và nghiên cứu. SV đa phần chọn lựa tài liệu theo tiêu đề, nội dung cần đến, tiêu chí này chiếm 78.99%. Điều này cho thấy, SV rất cần đến thông tin và quan tâm đến những thông tin thật sự cần thiết cho việc học tập, nghiên cứu… Thông tin trên các trang mạng xã hội được hầu hết SV biết sử dụng và biết khai thác thông tin trên các website để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu chiếm 70.29%. Nhưng việc đọc tài liệu trên máy tính được SV chọn nhiều hơn, cũng có thể do sự tiện lợi và tính cập nhật của tài liệu là quan trọng đối với hầu hết SV. Tài liệu trong TV được bổ sung theo nhu cầu học tập, nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường nói chung. Vì vậy, tính cập nhật tài liệu ở TV cũng được thực hiện phù hợp với điều kiện thực tiễn của Nhà trường, nhu cầu đào tạo tương ứng với mỗi chuyên ngành. Tóm lại, các yếu tố chi phối và ảnh hưởng đến kỹ năng đọc của SV còn những hạn chế nhất định. Minh họa các số liệu trên bằng Biểu đồ 2.2.

Biểu đồ 2.2: Biểu diễn các thông số về kỹ năng đọc của SV

Các tiêu chí trong biểu đồ được minh họa bằng những con số cụ thể ở cột thông tin trung bình chung cho thấy SV quan tâm đến hoạt động đọc ở các mức độ như sau:

Mức dưới trung bình bao gồm: Đọc hiểu sây chiếm 47.13%.

Mức trung bình bao gồm: SV đọc lướt chiếm 54.86%, SV quan tâm đến tác giả, nhà xuất bản chiếm 52.03%, SV quan tâm đến nguồn gốc của tài liệu chiếm 51.93%.

Mức khá bao gồm: SV cập nhật thông tin 64.81%, và đọc để giải trí chiếm 61.04%. Mức tốt bao gồm: SV đọc sách để học tập, nghiên cứu chiếm 70.29%, SV đọc tài liệu theo nội dung chiếm 78.99%.

Kỹ năng đọc của SV chưa cao, còn một số hạn chế nhất định. Vì đối với mỗi đối tượng khác nhau sẽ có những kỹ năng đọc khác nhau. Ví dụ: đối với SV4 có những kỹ năng đọc thể hiện qua tiêu chí, nội dung tài liệu là cao nhất 98.18%; đối với SV3 thì chiếm 86.67%; đối với SV2 chiếm 76.22% và SV1 chiếm 54.90%. Các tiêu chí khác tùy thuộc vào nhu cầu, sở thích, niềm đam mê khác nhau, SV sẽ có những sự chọn lựa đồng tình hay không đồng tình với các nội dung trong phiếu khảo sát.

2.2.2.2. Khả năng lĩnh hội nội dung đọc:

Thể hiện qua các tiêu chí về hiểu, ghi nhớ nội dung đọc, xác định đúng mục đích của việc đọc, vận dụng kiến thức đã học, đã đọc phù hợp vào thực tiễn. Ngoài ra còn có yếu tố

ngôn ngữ, thể hiện qua việc SV chọn lựa tài liệu nào, SV đọc tài liệu bằng ngôn ngữ nào để đáp ứng nhu cầu hiểu biết và nghiên cứu. Kết quả khảo sát các tiêu chí cho thấy khả năng lĩnh hội nội dung đọc của SV ở ba mức độ (dưới trung bình, trung bình và trên trung bình) khác nhau đối với các đối tượng là SV1, SV2, SV3 và SV4. Thấy được những ưu điểm và hạn chế về khả năng lĩnh hội nội dung đọc của SV tương ứng với 04 nội dung gồm: Sử dụng tài liệu với các mục đích (cho học tập, nghiên cứu, tìm hiểu thêm kiến thức về một lĩnh vực nào đó mà SV cần); SV sử dụng tài liệu bảng in với các ngôn ngữ (có thể là tiếng Việt, tiếng Anh hay tiếng Trung); Hình thức sử dụng tài liệu của SV có thể là bảng in, loại nghe với mp3 hay tài liệu điện tử; Và SV đọc tài liệu hiệu quả khi: hiểu đúng thông tin, kiến thức đã được đọc, ghi nhớ được một lượng ít/nhiều thông tin đã đọc, vận dụng những gì đã đọc được vào thực tiễn một cách hợp lý, khoa học và hiệu quả nhất. Các nội dung này được minh họa bằng các số liệu ở Bảng 2.3.

Bảng 2.3: Thông tin về khả năng lĩnh hội nội dung đọc của SV Yếu tố thể hiện khả năng lĩnh hội nội

dung đọc của sinh viên

Tỷ lệ các tiêu chí sinh viên chọn (%) Trung bình chung (%) SV1 SV2 SV3 SV4 Sử dụng tài liệu để Học tập 56.86 76.57 98.33 96.36 82.03

Nghiên cứu khoa học 39.22 60.32 55.00 52.73 51.82

Tìm hiểu lĩnh vực khác 43.14 60.01 46.67 58.18 52.00 Sử dụng tài liệu bằng Tiếng Việt 54.90 78.34 98.33 98.45 82.51 Tiếng Anh 43.14 64.41 43.33 45.45 49.08 Tiếng Trung 35.29 54.15 33.33 36.36 39.79 Loại tài liệu được sử dụng

Tài liệu giấy 54.90 74.09 83.33 81.82 73.54

Tài liệu điện tử 39.22 70.13 66.67 69.09 61.28

Tài liệu đọc mp3 37.25 56.05 36.67 38.18 42.04

Đọc tài liệu hiệu quả khi

Hiểu đúng nội dung 45.10 66.15 58.33 60.00 57.40

Ghi nhớ nội dung 33.33 56.32 50.00 50.91 47.64

Vận dụng kiến thức vào thực

Thông tin trên Bảng 2.3 cho thấy, SV có khả năng lĩnh hội nội dung đọc đạt mức trên trung bình. Khả năng lĩnh hội nội dung đọc thể hiện phần nào khả năng học tập, tự học, tự rèn luyện và nghiên cứu của SV. Trong đó, giáo dục tự thân của SV cũng được đánh giá cao thông qua khả năng lĩnh hội nội dung đọc. Cụ thể như: SV sử dụng việc đọc tài liệu để học tập chiếm 82.03%, sử dụng tài liệu tiếng Việt chiếm 82.51%, SV sử dụng tài liệu giấy chiếm 73.54% và SV biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn là 69.25%. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như: SV đọc tài liệu để ghi nhớ được nội dung chỉ đạt 47.64%, SV sử dụng tài liệu mp3 mức dưới trung bình 42.04% và SV sử dụng tài liệu tiếng Trung là 39.79%.

Để có cái nhìn tổng thể về khả năng lĩnh hội nội dung đọc, chúng tôi mô tả các thông số trên Bảng 2.3 bằng Biểu đồ 2.3.

Biểu đồ 2.3: Khả năng lĩnh hội nội dung đọc của SV

Trong các nội dung trên cho thấy SV có khả năng học tập, đọc tài liệu và có vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Đọc tài liệu phục vụ cho nhu cầu học tập được đứng thứ hai từ trên xuống chiếm 82.03%, SV sử dụng tài liệu bằng tiếng Việt là nhiều nhất chiếm 82.51%. Nhưng SV sử dụng các dạng tài liệu chưa được phong phú, thể hiện qua việc sử dụng tài liệu bằng ngoại ngữ ở mức dưới trung bình, tài liệu đa phương tiện (mp3) chiếm 42.04%. Đây là điểm yếu của SV, điều này chi phối hoạt động đọc và phát triển VHĐ cho SV. Mặt khác, SV tự tìm hiểu các lĩnh vực khác thông qua việc đọc tài liệu còn những hạn chế nhất định, có thể do nhu cầu, sở thích, khả năng học và đọc…

quen, sở trường và chuyên ngành đang học… Các yếu tố đó có hai mặt song song: cộng hưởng hay làm trì trệ khả năng học tập của SV. Nếu được hướng dẫn đúng cách về việc khai thác, sử dụng tài liệu trong học tập, nghiên cứu khoa học sẽ làm cộng hưởng khả năng lĩnh hội nội dung đọc, khả năng học của SV một cách tích cực và ngược lại. Tuy nhiên về phương pháp, kỹ năng đọc của SV chưa đạt đến mức như mong đợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học đồng tháp (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)