Năng lực định hướng đọc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học đồng tháp (Trang 50 - 52)

6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Năng lực định hướng đọc

Bao gồm thói quen đọc, nhu cầu đọc, hứng thú và sở thích đọc. Trong nhu cầu đọc thể hiện phần mục đích của việc đọc, đọc để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, tăng sự hiểu biết của bản thân về các lĩnh vực trong xã hội. Qua khảo sát thực tiễn cho thấy phần lớn SV có năng lực định hướng đọc.

Bao gồm các tiêu chí trong phần khảo sát bằng bảng hỏi về: thói quen của SV thông qua các việc làm khi có thời gian rãnh rỗi, nơi thường diễn ra hoạt động đọc của SV và sở thích về các lĩnh vực được đọc. Thông tin trong Bảng 2.1 cho thấy SV có quan tâm đến việc đọc. VHĐ ở mỗi thời điểm là khác nhau. Cụ thể đối với tiêu chí về:

Thói quen đọc sách của SV1 là 47.06%; SV2 là 64.00%; SV3 là 76.67% và SV4 là 81.82%. Trung bình chung là 67.39%. Điều đó cho thấy thói quen đọc của SV dần dần thích hợp với môi trường học tập. Khi còn là SV1 thích nghi chưa cao, đến SV4 thì thói quen đọc ở mức tốt. Đây là một xu hướng tích cực trong hoạt động đọc nhằm phát triển VHĐ cho SV được thuận lợi hơn.

SV đọc sách ở tại lớp thì ít hơn ở nhà và TV. Khi SV1 đọc sách tại lớp chiếm 33.33%; đọc sách ở nhà chiếm 49.02% và đọc sách ở TV chiếm 47.06%. Đối với SV4 thì tần suất đọc cao hơn: các bạn đọc tại lớp chiếm 47.27%, đọc tại nhà chiếm 80.00% và đọc ở TV chiếm 87.27%.

Bảng 2.1: Thông tin về năng lực định hướng đọc của SV

Yếu tố thể hiện năng lực định hướng đọc của SV Tỷ lệ các tiêu chí SV chọn (%) Trung bình chung (%) SV1 SV2 SV3 SV4 Thời gian rãnh SV Đọc sách 47.06 64.00 76.67 81.82 67.39 Tự học 49.02 62.00 50.00 70.91 57.98 Truy cập internet 52.94 70.00 73.33 90.91 71.80 Địa điểm đọc Thư viện 47.06 64.00 76.67 87.27 68.75 Ở nhà 49.02 68.00 71.67 80.00 67.17 Tại lớp học 33.33 54.00 41.67 47.27 44.07 Không gian sách 47.06 62.00 58.33 70.91 59.58

Đọc sách theo một nhu cầu cụ thể nào đó sẽ mang lại hiệu quả cho việc đọc. Cũng tương tự như vậy, đối với SV2, SV3 các bạn chọn sách ở các lĩnh vực văn hóa, khoa học xã hội, kỹ năng sống và chuyên ngành theo học là cao hơn các lĩnh vực khác. Con số thống kê cho thấy SV2, SV3 đọc sách ở các lĩnh vực này chiếm từ 56.00% đến 74.00% đạt mức trên trung bình. Các tiêu chí khác như: khoa học công nghệ, thể thao, giải trí ở mức thấp dưới trung bình. Điều đó cho thấy phần lớn SV đọc tài liệu liên quan đến ngành nghề đang học, SV tự chủ tìm kiếm những kiến thức ở lĩnh vực khác ngoài ngành chưa cao. Đây là một điểm SV cần khắc phục để phát triển VHĐ, phát triển năng lực, nhân cách một cách hoàn thiện hơn. Số liệu từ bảng trên được biểu diễn bằng Biểu đồ 2.1.

Biểu đồ 2.1: Biểu diễn thông tin về năng lực định hướng đọc của SV

Biểu đồ năng lực định hướng đọc của SV cho thấy đối với SV1, SV2 tần suất đọc sách khá ổn định. SV3 và SV4 có những dao động, tăng giảm tần xuất đọc một cách rõ rệt.

Các lĩnh vực được SV quan tâm Khoa học tự nhiên 37.25 56.00 40.00 61.82 48.77 Khoa học xã hội 37.25 56.00 66.67 47.27 51.80 Khoa học công nghệ 35.29 56.00 36.67 38.18 41.54

Văn hóa, xã hội 41.18 66.00 56.67 56.36 55.05

Kinh tế, chính trị 33.33 56.00 38.33 41.82 42.37

Thể thao, giải trí 35.29 54.00 36.67 41.82 41.94

Kỹ năng sống 50.98 70.00 66.67 70.91 64.64

Cả về địa điểm đọc sách, hình thức tiếp cận tài liệu, các lĩnh vực quan tâm và kỹ năng sống… Điều đó cho thấy, mức độ học tập và độ khó của chuyên ngành mỗi lúc được SV đào sâu, nghiền ngẫm vấn đề đã được hướng dẫn, học tập nghiên cứu. Đối với SV3 và SV4 có sự phân biệt rõ rệt về VHĐ ứng với mỗi lĩnh vực là không như nhau. Ngoài ra, tính cách, sở thích và vấn đề nghiên cứu của SV cũng ảnh hưởng và chi phối đến hiệu quả của VHĐ. Xét về mặt tổng thể (trung bình chung) các tiêu chí, cho thấy sự khác biệt về tần suất đọc của mỗi SV là khác nhau. Sự khác biệt này tạo nên nét riêng biệt và đặc thù cho mỗi ngành nghề mà SV là những minh họa cụ thể khi còn trong thời gian học tập, nghiên cứu. Như vậy, chuyên ngành theo học, sở trường, năng lực của SV là những yếu tố quan trọng mang tính quyết định đến hoạt động đọc, là nền tảng căn bản, quan trọng trong việc phát triển VHĐ cho SV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học đồng tháp (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)