Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học đồng tháp (Trang 75 - 77)

6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.3.2. Những hạn chế

Bên cạnh những thuận lợi của SV về VHĐ đã nêu trên còn có những hạn chế nhất định như sau:

Số lượng SV có niềm đam mê đọc sách chưa nhiều; Thông qua công việc thực tiễn với hoạt động mượn trả sách tại phòng Mượn ở TV cho thấy SV lựa chọn tài liệu đọc theo phong trào còn nhiều, thấy bạn cùng lớp hay bạn chung nhóm đọc quyển sách A nào đó thì các SV khác mượn theo để đọc cho biết; SV tự giác tìm đọc chưa cao mà phải được sự tác động từ bên ngoài nhiều nhất là bạn bè; SV có nhu cầu đọc các loại sách kiến thức ngoài ngành và sách ngoại văn chưa nhiều. Một số SV chưa có điều kiện tiếp cận với những thiết bị thông minh như: smartphone, ipad, iphone… nên vẫn còn lúng túng khi tiếp xúc với giao diện của một số website tìm kiếm, thường là SV năm nhất. Đây là yếu tố có thể khắc phục được trong thời gian ngắn. Vì mỗi SV đều được học Ứng dụng Công nghệ Thông tin căn bản nên thao tác tìm kiếm, chọn lựa thông tin phù hợp với yêu cầu thực tiễn là không khó.

Bên cạnh đó, SV quan tâm đến phương pháp, kỹ năng đọc, lĩnh hội nội dung đọc chưa nhiều. Qua thực tế giảng dạy và phục vụ bạn đọc tại TV chúng tôi nhận thấy, một số ít SV còn sao chép tài liệu trên các trang mạng xã hội để lắp ráp vào yêu cầu thực tiễn của bài tập lớn, thảo luận chuyên đề, thảo luận đồ án. Sự lắp ráp một cách máy móc làm cho SV dần mất đi sự sáng tạo, chưa được đầu tư hay phát triển các ý tưởng mới. Có một số SV đọc lướt nội dung chính rồi lại quên và phải tìm mượn lại đúng quyển tài liệu đã trả để tìm kiếm lại những nội dung đọc lướt. Do SV không ghi chép lại nội dung đọc, đọc để nhớ tạm thời

trong giai đoạn thi cử sau đó lại quên. Khi làm bài tập lớn hay chuyên đề, bài tập nhóm dùng lại nội dung đó thì phải tìm lại đúng quyển sách đã trả cho TV. SV chưa có kỹ năng nhớ tên tác giả quyển sách, SV còn lúng túng khi phân biệt giữa tài liệu tham khảo, tài liệu chuyên khảo, giáo trình và bài giảng. Nên khi đến TV, SV cần mượn sách có nội dung ABC, nhưng lại không nhớ tên quyển sách hay tác giả. Điều này cũng khắc phục được khi SV đọc đúng được điểm nhấn quan trọng của quyển sách thì sẽ nhớ lâu cả nội dung và tên tác giả, nhất là khi đọc và vận dụng nội dung đọc vào bài thi, chuyên đề, hay điều đó là nền tảng cho ý tưởng nghiên cứu khoa học.

Một yếu tố không kém phần quan trọng đối với việc phát triển VHĐ là thái độ của SV đối với sách, tài liệu-là tài sản của Nhà trường. Điều này không chỉ nói đến sách của TV mà sách của cá nhân SV cũng như vậy. Vì vào cuối mỗi khóa học có một số SV mang tất cả sách tập đã học tặng lại cho TV. Đây là một cử chỉ, thái độ đáng được khen, nhưng xem lại từng quyển sách thì lời khen chưa được trọn vẹn. Bởi sách đa số được ghi chú, xếp gốc, ký tên, sử dụng viết dạ quang… Một điểm quan tâm nữa là kỹ năng viết của SV chưa được chỉnh chu từ vựng, văn phong hay cách sử dụng từ ngữ thông qua các bài tập lớn, báo cáo chuyên đề, đồ án môn học…

Môi trường đọc của SV chưa thực sự kích thích nhu cầu đọc và phát triển VHĐ. Trước đây, TV chưa trùng tu lại thì SV đến TV đọc sách cũng chưa được nhiều, hiện nay TV đã được trùng tu lại về cơ sở vật chất, không gian, thời gian, tài liệu… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho SV thực hiện tốt hoạt động đọc. Tuy nhiên, do thời điểm SV phải đi thực tập nên SV đến TV thường xuyên chưa được nhiều. Bên cạnh TV là môi trường đọc cho SV còn có không gian sách và một số nơi tự học trong khuông viên trường chỉ có số SV quen thuộc, còn một số SV khác tham gia vào hoạt động đọc chưa nhiều. Hoạt động đọc và VHĐ là nền tảng cho những đổi mới từ trong tư duy của SV nói chung. Qua việc tiếp thu ý kiến và phản hồi về nhu cầu tài liệu cần mượn/đọc chúng tôi nhận thấy kỹ năng giao tiếp của SV còn những hạn chế về: cách sử dụng từ ngữ, có khi dùng từ địa phương nhiều nên mức độ hiểu nhau qua giao tiếp bị giảm xuống, có khi SV sử dụng từ ngữ chưa phù hợp với vai trò và mối quan hệ giao tiếp…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học đồng tháp (Trang 75 - 77)