Yếu tố tác động tích cực từ Khoa đào tạo, giảng viên, sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học đồng tháp (Trang 90 - 94)

6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.2.6. Yếu tố tác động tích cực từ Khoa đào tạo, giảng viên, sinh viên

Cách thực hiện:

3.2.6.1. Khoa đào tạo

Tăng cường các hoạt động sinh hoạt chuyên đề cho SV.

Khuyến khích SV tích cực tham gia các hoạt động, phong trào của Đoàn Thanh niên, Khoa, Nhà trường và các tổ chức xã hội vì cộng đồng. Vì các hoạt động này có liên quan tới việc đọc, hiểu, nhận thức và phản hồi thông tin. Đây cũng là cách cho SV tiếp cận đến việc đọc và phát triển VHĐ. Kết hợp với Đoàn Thanh niên, TV để tổ chức các buổi toạn đàm về sách, tác phẩm văn chương, sáng tác, nghệ thuật, du lịch, khởi nghiệp. Qua đó phát thưởng SV có tham gia hoạt động phong trào tốt, có sáng kiến trong học tập, lan tỏa đến tất cả SV để làm cơ sở cho việc phát triển VHĐ.

Sử dụng phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập của SV được đổi mới gắn liền với hoạt động đọc sẽ cải thiện hiệu quả VHĐ cho SV. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập của SV gắn với hoạt động đọc tài liệu tích cực để phát triển năng lực và phẩm chất người học. GV cần bổ sung những yêu cầu tự học cho SV ở mỗi môn học và đánh giá bình đẳng nội dung này, tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng và phát triển năng lực. Đánh giá kết quả học tập của SV về kiến thức, năng lực thực hành, ý thức kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp và có sự tham gia đánh giá của tập thể lớp. Cách đánh giá này sẽ giúp cho người học tích cực hơn trong việc tìm hiểu tài liệu, phải nghiên cứu kỹ vấn đề. Sự đổi mới trong phương pháp đào tạo và đánh giá kết quả học tập là nền tảng, là động cơ để SV tham gia tích cực vào hoạt động đọc nhằm phát triển VHĐ.

Ở góc nhìn của TV, chúng tôi đề xuất phương pháp dạy học và kỹ năng cho SV trong giai đoạn hiện nay là phương pháp giáo dục STEM. STEM là phương pháp giáo dục tích hợp của khoa học (Science), công nghệ (Technology), kỹ thuật (Engineering) và toán học (Maths). STEM không hướng SV trở thành những nhà toán học, nhà khoa học, kỹ sư hay kỹ thuật viên đầy đủ năng lực như siêu nhân. Mà STEM là nền tảng trang bị cho SV có kiến thức, tri thức, kỹ năng làm việc phù hợp với thế giới, xã hội hiện đại, đáp ứng nhu cầu công việc của thế kỷ 21, sự phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia và tác động tích cực đến sự thay đổi của nền kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa. Tùy thuộc vào chuyên môn, chuyên ngành và đối tượng môn học, người dạy sẽ chọn STEM sao cho phù hợp và có hiệu quả trong quá trình dạy-học.

Khuyến khích SV tham gia nghiên cứu khoa học nhiều hơn nữa, vì hoạt động nghiên cứu khoa học giúp SV ham tìm hiểu và ham nghiên cứu cái mới góp phần thúc đẩy việc học tập, hoạt động đọc của SV.

Tăng cường sự hợp tác của GV đối với Trung tâm Thông tin – Thư viện Lê Vũ Hùng về việc bổ sung tài liệu tham khảo, tài liệu bắt buộc của mỗi môn học, nhất là tài liệu chuyên ngành hẹp cho SV. Vừa làm phong phú vốn tài liệu ở TV để phục vụ cho việc tự học và nghiên cứu của bạn đọc nói chung.

3.2.6.3. Sinh viên

Nhận thức đúng vai trò của giáo dục tự thân: SV cần thiết phải hiểu biết quá trình giáo dục tự thân thông qua việc học, đọc, tiếp cận thực tiễn cuộc sống…

Nhận thức đúng vai trò của việc học tập suốt đời.

Phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu: Quá trình học tập và rèn luyện của mỗi SV là những ngày tự giác trong mọi hoạt động học tập như: tự học, tự nghiên cứu, như vậy hiệu quả của việc học mới đạt được kết quả như mong đợi.

Nâng cao khả năng tự học, nghiên cứu sẽ bồi đắp thêm mãng kiến thức chuyên môn sâu cho bản thân. Kiến thức hay thông tin mà tự SV mài mò, tìm kiếm sẽ được ghi nhớ lâu ở trong não bộ hơn những thông tin do người khác cung cấp.

SV được hình thành nhân cách cá nhân từ nếp sống của gia đình, Nhà trường và xã hội. Nên SV cần được sự quan tâm từ gia đình rất sớm về các hoạt động học, đọc, giao tiếp ứng xử… đó là nền tảng căn bản để phát triển VHĐ. Mặt khác, yếu tố tài chính, văn hóa, du lịch, độ tuổi, nghề nghiệp cũng làm chi phối đến hiệu quả của VHĐ. Ngày nay sự phát triển của khoa học công nghệ đã làm chi phối đến VHĐ ở mỗi cá nhân trong cộng đồng, yêu cầu về kỹ năng STEM (Science-khoa học, Technology-công nghệ, Angineering-kỹ thuật, Maths-toán học) vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với SV nói chung. Vì kiến thức Nhà trường là nền tảng căn bản cho mọi ngành nghề, việc đào sâu kiến thức để tăng sự hiểu biết thì không ai có thể học, đọc hay tích lũy thay thế cho SV.

Chủ thể thực hiện: Các khoa đào tạo, GV và SV.

Thực hiện tốt các biện pháp nêu trên sẽ đem lại một số lợi ích như sau: Một là, kiến tạo cho SV có niềm đam mê đọc sách;

Hai là, tạo môi trường cho SV tự tin phản biện, tương tác với GV, với bạn cùng học để bảo vệ chính kiến của bản thân. Tạo nền tảng cho niềm đam mê nghiên cứu, để SV đi tìm tri thức bằng cách đọc nhiều tài liệu, sách, tạp chí mà GV giới thiệu…

Ba là, sự lan tỏa từ SV đến với các thế hệ SV lớp sau và sự lan tỏa này sẽ nhanh đến với cộng đồng về hình ảnh, uy tín, chất lượng của quá trình “dạy người” và “dạy nghề” của Nhà trường. Tạo nên tầm ảnh hưởng của Nhà trường đối với cộng đồng, xã hội. Về môi trường học tập, đội ngũ GV, chương trình đào tạo, phương pháp đánh giá chất lượng và hiệu quả học tập…

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 3

Đánh giá mặt đạt được: Căn cứ vào cơ sở lí luận và thực tiễn để định hướng cho các giải pháp phát triển VHĐ. Tác giả đã định hướng các giải pháp phát triển VHĐ cho SV phải đảm bảo các nguyên tắt về: tính hệ thống, tính kế thừa, tính hiệu quả, tính đồng bộ. Trong đó, nâng cao nhận thức về phát triển VHĐ cho SV là quan trọng nhất. Bên cạnh đó các yếu tố khách quan khác như: GV, cán bộ TV, bạn bè, nguồn tài liệu đáp ứng nhu cầu SV, môi trường học, đọc góp phần không nhỏ để phát triển VHĐ… Tác giả nhấn mạnh đến vai trò của GV, các Khoa đào tạo, TV và bản thân của SV khi thực hiện các giải pháp phát triển VHĐ.

Tính chính xác và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu: Nội dung chương 3 là kết quả của chương 1 và 2. Cùng với sự cân nhắn, phân tích số liệu khảo sát các giải pháp cho thấy số liệu và các mức độ quan trọng của giải pháp đủ độ tin cậy với nguồn thông tin chính xác. Nội dung chương 3 được tác giả sắp xếp khoa học để có cấu trúc chương hợp lý, cân đối với toàn văn của nội dung nghiên cứu.

Ý nghĩa của các kết quả: Cho thấy được tính hiệu quả của các giải pháp đã đề xuất. Các giải pháp này được thực hiện một cách đồng bộ, cùng với sự tác động tích cực từ phía GV, cán bộ TV tạo cơ sở cho phát triển VHĐ cho SV. Trong đó, vai trò của TV là yếu tố quan trọng thứ hai sau SV để hoạt động đọc và phát triển VHĐ đạt được những mục tiêu như mong đợi.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học đồng tháp (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)