Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 113 - 120)

9. Cấu trúc luận văn

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

3.4.5.1. Kết quả khảo nghiệm sự cần thiết của các biện pháp đã đề xuất

Kết quả khảo sát cho thấy, các biện pháp đề xuất nhằm để phát triển VHNT ở các trường THPT huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang được các đối tượng khảo sát đánh giá rất cao. Tất cả các biện pháp có ĐTB lớn hơn ĐTB quy ước (>3.26).

Đối với mức độ đánh giá “ít cần thiết” và “không cần thiết” là 0%. Kết quả khảo sát được thống kê ở bảng sau:

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về sự cần thiết của các biện pháp phát triển VHNT

Mức độ đánh giá

Stt Nội dung các biện pháp

RCT CT ICT KCT ĐT B Xếp hạng 1

Tiếp tục nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, CMHS và HS về tầm quan trọng của VHNT 100 0.00 0.00 0.00 4 1 2 Lập kế hoạch phát triển VHNT phù hợp, khả thi 85.71 14.29 0.00 0.00 3.86 2 3 Tổ chức tốt thực hiện kế hoạch phát triển VHNT 71.43 28.57 0.00 0.00 3.71 3

4 Chỉ đạo chặt chẽ thực hiện kế hoạch

phát triển VHNT 85.71 14.29 0.00 0.00 3.86 2

5

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển VHNT

71.43 28.57 0.00 0.00 3.71 3

6

Tăng cường công tác phối hợp với các lực lượng bên ngoài NT trong việc phát triển VHNT

71.43 28.57 0.00 0.00 3.71 3

Từ kết quả trên cho thấy các biện pháp rất khả dụng và rất cần thiết trong quá trình phát triển VHNT. Vì thế cần tiếp tục phát huy, duy trì các biện pháp này trong quá trình triển khai phát triển VHNT ở các trường THPT huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Đặc biệt là biện pháp “Tiếp tục nâng cao

nhận thức cho CBQL, GV, CMHS và HS về tầm quan trọng của VHNT” chiếm

tỷ lệ 100%, (ĐTB = 4, xếp hạng 1/6); “Lập kế hoạch phát triển VHNT phù

hợp, khả thi” (ĐTB = 3.86, xếp hạng 2/6); “Chỉ đạo chặt chẽ thực hiện kế

hoạch phát triển VHNT” (ĐTB = 3.86, xếp hạng 2/6); “Tổ chức tốt thực hiện

3.71, xếp hạng 3/6) và “Tăng cường công tác phối hợp với các lực lượng bên

ngoài NT trong việc phát triển VHNT” (ĐTB = 3.71, xếp hạng 3/6)

3.4.5.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp phát triển VHNT

Mức độ đánh giá S

tt Nội dung các biện pháp RKT KT I KT KKT ĐTB

Xếp hạng

1

Tiếp tục nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, CMHS và HS về tầm quan trọng của VHNT 100 0.00 0.00 0.00 4 1 2 Lập kế hoạch phát triển VHNT phù hợp, khả thi 71.43 28.57 0.00 0.00 3.71 3 3 Tổ chức tốt thực hiện kế hoạch phát triển VHNT 85.71 14.29 0.00 0.00 3.86 2

4 Chỉ đạo chặt chẽ thực hiện kế hoạch

phát triển VHNT 85.71 14.29 0.00 0.00 3.86 2

5

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển VHNT

71.43 28.57 0.00 0.00 3.71 3

6

Tăng cường công tác phối hợp với các lực lượng bên ngoài NT trong việc phát triển VHNT

71.43 28.57 0.00 0.00 3.71 3

Kết quả khảo sát như sau: Nội dung “Tiếp tục nâng cao nhận thức cho

CBQL, GV, CMHS và HS về tầm quan trọng của VHNT” (ĐTB=4, xếp hạng

1/6), chiếm tỷ lệ 100%. Nội dung “Tổ chức tốt thực hiện kế hoạch phát triển

VHNT” (ĐTB = 3.86, xếp hạng 2/6); “Chỉ đạo chặt chẽ thực hiện kế hoạch

phát triển VHNT” (ĐTB = 3.86, xếp hạng 2/6); “Lập kế hoạch phát triển

xếp hạng 3/6) và “Tăng cường công tác phối hợp với các lực lượng bên ngoài

NT trong việc phát triển VHNT” (ĐTB = 3.71, xếp hạng 3/6).

Từ kết quả trên cho thấy các biện pháp mà tác giả đề xuất trong việc phát triển VHNT ở các trường THPT huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang là rất khả thi, phù hợp với tình hình hiện nay và phù hợp với thực tiễn của NT. Vì thế cần phát huy các biện pháp này trong quá trình triển khai phát triển VHNT ở các trường THPT huyện Phụng Hiệp. Đặc biệt là việc tăng cường bồi dưỡng và thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, CMHS và HS về tầm quan trọng của VHNT và phát triển VHNT. Đặc biệt chú trọng công tác chỉ đạo, bởi đây được xem là biện pháp tạo động lực thúc đẩy quá trình phát triển VHNT và cùng với chức năng tổ chức thực hiện sẽ hiện thực hóa mục tiêu mà kế hoạch đã đặt ra.

Tiểu kết chương 3

Chương 3 tác giả đã xây dựng và làm rõ những nội dung sau đây: Xác định bốn nguyên tắc đề xuất biện pháp: đảm bảo tính mục tiêu, tính khả thi, tính kế thừa và phát triển, đảm bảo tính hiệu quả.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực tiễn ở Chương 2, đề tài đã đề xuất 6 biện pháp nhằm phát triển VHNT ở các trường THPT huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

Mỗi biện pháp được đề xuất có vai trò, chức năng và sức ảnh hưởng riêng đến quá trình phát triển VHNT ở các trường THPT huyện Phụng Hiệp, tuy nhiên chúng có mối quan hệ biện chứng, gắn kết chặt chẽ với nhau. Vì vậy trong quá trình triển khai phát triển VHNT cần thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm mang lại hiệu quả tối ưu trong quá trình phát triển VHNT ở các trường THPT huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

Trong các biện pháp trên, biện pháp được xác định quan trọng hàng đầu là “Tiếp tục nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, CMHS và HS về tầm

quan trọng của phát triển VHNT ở trường THPT huyện Phụng Hiệp”. Bởi khi

có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng cần phải phát triển VHNT thì tất cả các thành viên trong và ngoài NT mới “toàn tâm, toàn ý”, đầu tư trí tuệ và công sức để thực hiện tốt hoạt động phát triển VHNT, thậm chí còn có những ý kiến hay, sáng tạo, mô hình hiệu quả, ý nghĩa, thiết thực trong quá trình phát triển VHNT ở các trường THPT huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

1.1.Về cơ sở lý luận

Phát triển VHNT ở các trường THPT huyện Phụng Hiệp giúp các trường xây dựng phát triển môi trường VHNT lành mạnh, thân thiện, tích cực nhằm nâng cao chất lượng GD toàn diện, góp phần đảm bảo chất lượng GD&ĐT của huyện. Hoạt động phát triển VHNT cũng là một nội dung quan trọng trong quá trình dạy học, GD của NT, góp phần tạo nên môi trường thân thiện cho người học với các mối quan hệ ứng xử tôn trọng, hiểu biết, học hỏi lẫn nhau giữa thầy và trò, góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho HS và thực hiện mục tiêu GD đề ra.

Nội dung phát triển VHNT ở các trường THPT huyện Phụng Hiệp rất đa dạng. Tuy nhiên, với đề tài này tác giả chọn phân tích 04 trụ cột chính đó là VH ứng xử, VH chất lượng và VH tổ chức và VH môi trường. Tất cả điều được thực hiện dưới góc độ QL, thông qua các hoạt động QL của nhà QL - ở đây là HT trường THPT.

Luận văn cũng đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về VHNT và phát triển VHNT, xác định rõ nội hàm của các khái niệm cơ bản được sử dụng trong nghiên cứu đề tài.

Từ kết quả nghiên cứu lý luận có thể rút ra kết luận: Trong xã hội hiện nay, vấn đề GD nói chung và vấn đề phát triển VHNT là một nội dung quan trọng và cần thiết góp phần xây dựng hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của NT, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi NT. Đặc biệt vấn đề “VHNT” hiện nay rất được Đảng, nhà nước và chính quyền các cấp quan tâm.

Tóm lại, qua nghiên cứu đề tài, tác giả đã xây dựng được khung lý luận chung cho đề tài một cách phù hợp.

1.2. Về cơ sở thực tiễn

Từ khung lý luận, luận văn đã tiến hành thu thập số liệu để qua đó: Tổng hợp kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng VHNT và thực trạng phát triển VHNT ở các trường THPT huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Từ đó cho thấy những thuận lợi, khó khăn, cũng như thời cơ và thách thức của các trường THPT huyện Phung Hiệp đã được trình bày tại Chương 2 như:

- Trong phát triển VHNT, một số nội dung chưa được chú trọng thực hiện, hoặc đã thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao, đó là: Công tác xây dựng kế hoạch phát triển VHNT; công tác kiểm tra, đánh giá chưa được thực hiện tốt như: chưa xây dựng tiêu chuẩn đánh giá, chưa có sự so sánh kết quả so với mục tiêu đặt ra...

- Đặc biệt là địa bàn dân cư, Phụng Hiệp là huyện rộng, còn nhiều hộ nghèo, một số nơi vùng sâu vẫn còn xảy ra một số tệ nạn, điều này vẫn còn nhiều tiềm ẩn đòi hỏi công tác QL, đặc biệt là công tác QL phát triển VHNT trong các trường THPT cần QL sát sao và cần được quan tâm hơn nữa.

Từ thực tiễn cũng cho thấy, muốn phát triển VHNT bền vững và đi vào chiều sâu, NT cần quan tâm đến công tác phối hợp với các lực lượng bên ngoài NT để GD toàn diện HS. Phải thật sự đưa công tác GD không phải chỉ riêng trên ghế NT mà phải có được sự ủng hộ của toàn xã hội, GD ở khắp mọi nơi trong cộng đồng dân cư.

Tóm lại, về cơ sở thực tiễn, tác giả đã tiến hành khảo sát, đánh giá thực tiễn một cách khách quan, đánh giá đúng thực trạng phát triển VHNT ở các trường THPT huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang hiện nay.

1.3. Về biện pháp đề xuất

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng, tác giả đề xuất 6 biện pháp phát triển VHNT ở các trường THPT huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang:

trọng của phát triển VHNT ở trường THPT huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang - Lập kế hoạch phát triển VHNT ở các trường THPT huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang phù hợp, khả thi.

- Tổ chức tốt thực hiện kế hoạch phát triển VHNT ở các trường THPT huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

- Chỉ đạo chặt chẽ thực hiện kế hoạch phát triển VHNT ở các trường THPT huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển VHNT ở các trường THPT huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

- Tăng cường công tác phối hợp với các lực lượng bên ngoài NT trong việc phát triển VHNT ở các trường THPT huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

Tác giả đã tiến hành khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp nêu trên. Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp đã đề xuất rất cần thiết và có tính khả thi cao.

2. KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 113 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)