Những yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 43 - 45)

9. Cấu trúc luận văn

1.5.1. Những yếu tố chủ quan

1.5.1.1. Nhận thức của CBQL, GV, NV và HS

CBQL, GV, NV và HS là những người trực tiếp tham gia vào việc phát triển VHNT. Họ cần hiểu rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung và cách thức phát triển VHNT, mối quan hệ giữa các thành viên trong NT. Đặc biệt là những tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu, mong muốn của từng cá nhân và tập thể trong môi trường đó.

Đối với các em HS THPT cần phải nhận thức rõ nhiệm vụ của bản thân đối với việc phát triển một môi trường lành mạnh, góp phần xây dựng, phát triển trường lớp “sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn”.

1.5.1.2. Năng lực quản lý của CBQL NT

NT. Trong NT THPT thì CBQL bao gồm HT và các phó HT và tổ trưởng các tổ chuyên môn. Trong mỗi NT có chức năng và nhiệm vụ khác nhau và tùy từng điều kiện thực tế của mỗi NT, nhưng nhìn chung trong quá trình phát triển NT đều đòi hỏi ở năng lực, kỹ năng, trình độ, phẩm chất và đạo đức của các nhà QLGD. Bởi chính họ là những người chịu trách nhiệm và có trách nhiệm đối với quá trình phát triển VHNT mà họ quản lý. Họ là những người nêu gương cho toàn thể các thành viên trong NT và cũng là người dẫn dắt làm nên sự thành công và hướng đến mục tiêu chiến lược của NT.

1.5.1.3. Chất lượng của đội ngũ giáo viên

GV - những người trực tiếp làm công tác chuyên môn trong NT cần phải được đảm bảo về số lượng và chất lượng. Trong đó chất lượng của đội ngũ GV quyết định nhận thức và hành động của họ về quá trình phát triển VHNT. Họ chính là những người truyền đạt, dẫn dắt các em HS tìm đến với những tri thức mới, với những công trình nghiên cứu mà các em say mê. Đôi lúc đó là sự “thần tượng”, giúp cho các em HS có cách nghĩ tốt nhất về hình ảnh người thầy, góp phần phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo” và “hiếu học” trong các em.

1.5.1.4. Đặc điểm lứa tuổi học sinh THPT

Học sinh THPT có độ tuổi từ 15 đến 18. Ở tuổi này các em dễ bị kích thích. Các em có thái độ coi thường lao động chân tay, thích sống cuộc sống xa hoa lãng phí, đua đòi, ăn chơi…rất dễ bi quan, chán nản đối với các vấn đề mà các em đang gặp phải, thích cái mới lạ, yêu chuộng cái đẹp hình thức nên dễ bị cái đẹp bề ngoài làm lung lạc. Tuy nhiên ở lứa tuổi này, các em cũng rất lạc quan, yêu đời, hăng hái, nhiệt tình trong lao động và học tập. Đặc biệt các em tiếp thu cái mới nhanh, rất thông minh, sáng tạo. CBQL cần nắm vững những đặc điểm này để tiến hành các hoạt động phát triển VHNT. Nếu hướng hoạt động lao động và học tập của HS trong một môi trường thân thiện, cởi

mở, thoải mái, cùng nhau lao động và cùng nhau sáng tạo, để các em HS “tự do” học tập, sáng tạo và trong các hoạt động vui chơi, rèn luyện. Đặc biệt tạo dựng “hình ảnh người thầy” và “ngôi trường thân yêu” đi vào lòng từng học sinh thì sức lan tỏa của các giá trị do từng thành viên trong nhà trường cùng nhau tạo dựng sẽ không bao giờ bị vùi lấp và phai nhạt mà nó sẽ mãi phát triển và truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó chính là những nét đẹp, những giá trị truyền thống của nhà trường THPT mang lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 43 - 45)