Những yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 45 - 49)

9. Cấu trúc luận văn

1.5.2. Những yếu tố khách quan

1.5.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa của địa phương

Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa của địa phương có ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp tới việc phát triển VHNT. Điều kiện kinh tế của địa phương ảnh hưởng đến việc cung cấp, đầu tư các nguồn lực về tài chính, cung cấp cơ sở vật chất cho NT. Kinh tế của địa phương sẽ tạo ra nền tảng cho việc xây dựng trường, lớp; tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các phong trào VH, văn nghệ, thể dục, thể thao... góp phần giáo dục toàn diện cho các em học sinh cả “đức - trí - thể - mĩ”. Môi trường VH địa phương lành mạnh, phát triển sẽ tác động trực tiếp đến quá trình phát triển VHNT. Bên cạnh đó sự ổn định, trật tự, an toàn của địa phương cũng góp phần rất lớn trong GD nhân cách cho các em HS. Hàng ngày các em sẽ được sống và học tập trong một môi trường lành mạnh, không có các tệ nạn xã hội.

1.5.2.2. Cơ chế chính sách, sự chỉ đạo của ngành giáo dục

VHNT có điều kiện phát triển mạnh mẻ khi nó được xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị của nhà trường và được các cấp có thẩm quyền quan tâm chỉ đạo, từ đó quan tâm bố trí nguồn kinh phí phục vụ cho các hoạt động và phát triển VHNT như: Kinh phí tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tổ chức các hội thi, các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao...

ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, là cơ sở thuận lợi để phát triển VHNT như đã trình bày tại mục 1.4.2.1 (các quan điểm về phát triển VHNT). Đặc biệt, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019 quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên. Mục đích xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục đã chỉ rõ: “Điều chỉnh cách ứng xử của các thành viên trong cơ sở GD theo chuẩn mực đạo đức xã hội và thuần phong mỹ tục của dân tộc, phù hợp với đặc trưng VH của địa phương và điều kiện thực tiễn của cơ sở GD; ngăn ngừa, xử lý kịp thời, hiệu quả các hành vi tiêu cực, thiếu tính GD

trong cơ sở GD”“Xây dựng VHHĐ, đảm bảo môi trường GD an toàn,

lành mạnh, thân thiện và phòng chống bạo lực học đường”. 1.5.2.3. Nhận thức của CMHS và cộng đồng xã hội

Gia đình, xã hội, địa phương mà các em HS sinh sống có ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành phát triển nhân cách của các em. Nếu các em HS được sống trong một môi trường gia đình nề nếp, VH; môi trường xã hội lành mạnh, văn minh thì sẽ hình thành cho các em nhân cách, văn minh, lịch sự. Bởi các em HS chỉ có mặt tại trường học trong một thời gian nhất định, còn lại phần lớn thời gian là sinh sống tại gia đình và giao lưu trong xã hội.

Bên cạnh, nếu CMHS và cộng đồng xã hội nhận thấy rõ tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của phát triển VHNT thì sẽ giúp cho NT tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của CMHS và của toàn xã hội phục vụ cho việc phát triển VHNT.

1.5.2.4. Sự phát triển của công nghệ thông tin

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin, đặc biệt là trước sự phát triển của thời đại công nghệ 4.0 cũng đã đem lại những tác động tích cực phục vụ rất đắc lực cho sự phát triển VHNT. Chúng ta có thể tiếp cận với môi trường học tập và làm việc an toàn, với những trang thiết bị phong phú, hiện đại, với

những tri thức khoa học, với những công trình, thành tựu và sự say mê khám phá, nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, mặt trái của nó vẫn mang lại nhiều hệ lụy như: Các em học sinh được tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, tuy nhiên không phân biệt đâu là thông tin chính thống, tiếp nhận không có chọn lọc, đôi lúc gây ảnh hưởng xấu đến đạo đức, lối sống của HS. Đặc biệt, có một số HS còn sa đà vào việc chơi game, nghiện facebook, zalo... tạo cho các em thói quen thờ ơ, vô cảm, thậm chí có thể bị trầm cảm… Vì vậy, đối với CBQL, GV và HS trong NT nếu tận dụng tốt sự phát triển của công nghệ thông tin thì nó phục vụ rất đắc lực và nhanh chóng cho sự phát triển của VHNT và ngược lại thì nó sẽ trở thành rào cản cho sự phát triển.

Tiểu kết chương 1

Trong chương này, tác giả đã liệt kê một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về VHNT, đồng thời trình bày một số khái niệm được đề tài sử dụng trong quá trình nghiên cứu như: Phát triển, phát triển VHNT, VH, VH tổ chức, VHNT, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển VHNT, sự cần thiết phát triển VHNT. Bên cạnh, tác giả cũng đã phân tích những yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan ảnh hưởng đến phát triển VHNT ở trường THPT.

Đặc biệt, theo quan điểm QL NT dựa vào chức năng, tác giả xác định những vấn đề cần phải thực hiện nhằm để phát triển VHNT là: Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV,CMHS và HS về tầm quan trong của phát triển VHNT; lập kế hoạch phát triển VHNT ở trường THPT; Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển VHNT ở trường THPT; chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển VHNT ở trường THPT; tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển VHNT ở trường THPT; tăng cường công tác phối hợp với các lực lượng bên ngoài NT trong việc phát triển VHNT.

Trong Chương 1 này, tác giả đã xây dựng được khung lý thuyết, cơ sở lý luận của đề tài “Phát triển văn hóa nhà trường ở các trường THPT huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang”, đây cũng chính là cơ sở đảm bảo các yêu cầu cần thiết, định hướng nhằm tiến hành khảo sát thực trạng phát triển VHNT ở các trường THPT huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG

Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN PHỤNG HIỆP TỈNH HẬU GIANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 45 - 49)