Nhà trường là một tổ chức văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 28 - 34)

9. Cấu trúc luận văn

1.3.1. Nhà trường là một tổ chức văn hóa

1.3.1.1. Nhà trường là một tổ chức văn hóa - văn hóa học tập

NT là một tổ chức VH - trong một tổ chức VH, giáo viên, nhân viên, HS đều nhận thức rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm. VHNT phù hợp, tích cực tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các CBQL, GV, NV trong tập thể sư phạm, giữa GV và HS; đồng thời tạo ra một môi trường làm việc vui vẻ, thoải mái. Đó là nền tảng tinh thần cho sự sáng tạo, điều kiện vô cùng quan trọng đối với hoạt động lao động và học tập của GV và HS.

Đặc biệt hiện nay, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hướng đến phát triển con người toàn diện, hướng các em HS phát triển toàn diện cả “đức

– trí - thể - mĩ”. Điều này được thể hiện rõ tại Điều 27 Luật Giáo dục 2005:

“Mục tiêu của GD phổ thông là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiện công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc” [31]. Từ đó có thể thấy, NT ngoài việc trang bị kiến thức, phát triển

năng lực trí tuệ cho HS thì NT còn phải GD cho HS những phẩm chất đạo đức thông qua nội dung dạy học. NT còn phải là nơi “đào tạo những lớp người vừa có phẩm chất đạo đức: Trung thực, thẳng thắn, nhân ái… vừa có cá tính, biết giao tiếp và hợp tác, có đầu óc sáng tạo, yếu tố then chốt thúc đẩy xã hội

tiến lên trong kỷ nguyên mới”. [16, trang 24]

Từ đó có thể thấy rằng: NT là một tổ chức VH, là một môi trường học tập tích cực cho tất cả GV và HS học tập và rèn luyện bản thân trong quá trình chiếm lĩnh tri thức và hoàn thiện nhân cách của mình.

1.3.1.2. Vai trò và ảnh hưởng của văn hóa nhà trường đối với giáo dục

VHNT có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trường THPT. VHNT thể hiện ở mọi góc độ hoạt động của NT, bao gồm từ tác phong, ngôn phong của CBQL, GV và HS, cảnh quan sư phạm trong NT, cách bố trí lớp học.... cũng như thái độ quan tâm của họ đối với nội dung chương trình và phương pháp GD; đến những định hướng nhân cách của HS. VHNT có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu, sứ mệnh của nhà trường, đã có nhiều công trình nghiên cứu khẳng định ảnh hưởng của VHNT đến chất lượng, hiệu quả dạy học và GD HS.

VHNT tạo ra động lực làm việc. VHNT tích cực sẽ tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong NT, cũng như sự tương tác với cộng đồng bên ngoài NT, đồng thời tạo ra một môi trường làm việc vui vẻ, thoải mái và lành mạnh, bảo đảm cho các em có được một môi trường an toàn để học tập, một môi trường không có bạo lực, nâng cao nhiệt huyết của GV và vận động sự hỗ trợ của cộng đồng cho GD.

VHNT còn thể hiện sự kiểm soát hành vi, điều phối giữa các cá nhân bằng hệ thống các truyền thống, chuẩn mực, thủ tục, nội quy, quy tắc… do các thế hệ trong NT xây dựng và phát triển theo không gian và thời gian.

Đặc biệt, VHNT còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu của NT, tạo ra những dư luận tích cực, hạn chế những biểu hiện tiêu cực, tạo ra hành lang pháp lý góp phần khắc phục, giải quyết xung đột trên những nguyên tắc thống nhất của NT.

Có thể thấy, VHNT có vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và tiến bộ của NT, cụ thể:

Đối với CBQL, GV

Khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau giữa các GV: GV cảm thấy thoải mái dễ dàng thảo luận về những vấn đề hay những khó khăn mà họ đang gặp phải; GV sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn; GV tích cực trao đổi phương pháp và các kỹ năng

giảng dạy; GV quan tâm đến công việc của nhau; cùng hợp tác tích cực với lãnh đạo NT để thực hiện đạt mục tiêu GD đã đề ra.

Tạo bầu không khí tin cậy thúc đẩy GV quan tâm đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy: bầu không khí cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau tạo động lực để GV cải tiến nâng cao chất lượng dạy và học; cải thiện thành tích giảng dạy và học tập của NT.

Đối với HS

Tạo ra môi trường học tập có lợi nhất cho HS: HS cảm thấy thoải mái, vui vẻ, ham học. HS được tôn trọng và cảm thấy giá trị của mình; các em thấy rõ trách nhiệm của mình. HS tích cực khám phá, liên tục trải nghiệm và tích cực tương tác với giáo viên, nhóm bạn. Bản thân mỗi HS nói riêng và tập thể các em HS nói chung sẽ cùng nhau nỗ lực đạt thành tích học tập tốt nhất.

Tạo ra môi trường thân thiện cho HS: HS cảm thấy an toàn, cởi mở và chấp nhận các nhu cầu, hoàn cảnh khác nhau. Khuyến khích HS phát biểu và bày tỏ quan điểm cá nhân. Xây dựng mối quan hệ ứng xử, tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau giữa thầy và trò.

Đối với CMHS và cộng đồng

Phát triển VHNT ngày càng tốt hơn sẽ tạo bầu không khí an tâm và tôn trọng cho toàn thể CMHS và của toàn xã hội. Bởi lâu nay GD chúng ta coi trọng “dạy chữ” mà chưa thực sự chú ý việc “dạy người”. Câu chuyện chạy theo thành tích, coi trọng số lượng hơn là chất lượng… vẫn thường xuyên diễn ra. Điều đó đã dẫn đến một thực tế là ngày càng xuất hiện những biểu hiện lệch chuẩn trong các NT và ngoài xã hội. HS đánh nhau, thiếu tôn trọng thầy cô, sa đà vào các loại “ma túy”, nghiện game, chat, tình trạng HS đánh nhau, bạo lực học đường, tình trạng thiếu công bằng, gian lận trong thi cử… Tất cả điều đó đã gây ra những hệ lụy đáng tiếc cho xã hội và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng GD. VHNT bị biến dạng. Những câu chuyện như thế luôn gây tâm lý bất an cho toàn thể CMHS và cộng đồng xã hội.

Vì vậy phát triển VHNT tốt sẽ góp phần chấn hưng tâm lý bất an trong dư luận xã hội. Hình ảnh “người thầy” mãi mãi được tôn vinh và kính trọng. Những ngôi trường đã thành “thương hiệu” sẽ là nơi mọi người trong cộng đồng xã hội ký thác niềm tin cho sự phát triển của xã hội mà ở đó có sự đóng góp công sức không hề nhỏ của đội ngũ CBQL, GV, HS.

1.3.1.3. Cấu trúc văn hóa nhà trường

Sơ đồ 1.1. Cấu trúc nội dung VHNT

(Nguồn: Tài liệu dùng cho chương trình bồi dưỡng CBQL

trường phổ thông theo Quyết định số 382/QĐ-BGDĐT ngày 20/01/2012)

Xét về nội dung, VHNT được xem như một cấu trúc có 04 thành phần cơ bản hay bốn trụ cột bao gồm VH tổ chức, VH môi trường, VH chất lượng, VH ứng xử. Ngoài ra còn một số thành phần khá quan trọng như: VH giao tiếp, VH giao thông… có thể được cơ cấu vào cấu trúc nội dung tùy theo đặc điểm của mỗi NT. Trong đó, VH tổ chức mang đặc điểm riêng là VH tổ chức hành chính - sư phạm, VH tổ chức -

MỤC TIÊU

VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG

BẢN CHẤT

VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG

NỘI DUNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG (NHIỀU TRỤ CỘT)

VĂN HÓA TỔ CHỨC VĂN HÓA ỨNG XỬ VĂN HÓA CHẤT LƯỢNG VĂN HÓA MÔI TRƯỜNG …… ……

CÁC CHUẨN MỰC VÀ TIÊU CHÍ VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG CẤU TRÚC NỘI DUNG: VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG

VH ứng xử là ứng xử đúng mực, có VH, văn minh trong các mối quan hệ trong NT, xã hội. VH môi trường trong NT chính là việc phát triển cảnh quan, kiến trúc, cách bày trí, các logo, khẩu hiệu, đồng phục, các nghi thức, nghi lễ trong NT.

Sơ đồ 1.2. Cấu trúc hình thức VHNT

Xét về hình thức, VHNT được xem như một cấu trúc thể hiện qua các hình thức văn bản có tính thứ tự, có cấp độ từ cao đến thấp gồm có 04 hình thức cơ bản là sứ mệnh, tầm nhìn, chiến lược phát triển và hệ giá trị. Trong đó, sứ mệnh là một đoạn văn ngắn khái quát mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản, lâu dài của NT. Tầm nhìn nêu mục tiêu cần đạt được trong hai mươi, ba mươi năm tới. Chiến lược phát triển là một văn bản định hướng mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp phát triển NT trong mười hay mười lăm năm tới. Hệ giá trị là các chuẩn mực mang tính giá trị được tập thể NT chấp nhận, đề ra để phấn đấu thực hiện. Hệ giá trị gồm có những giá trị chung, cốt lõi và các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể. Hệ giá trị hợp thành một hệ

Văn hóa nhà trường Sứ mệnh Các tiêu chuẩn, tiêu chí, mức độ của hệ giá trị Tầm nhìn Chiến lược Hệ giá trị

Một đoạn văn khái quát mục tiêu nhiệm vụ cơ bản lâu dài

Một đoạn văn mục tiêu đến 20-30

năm tới

Một đoạn văn định hướng mục tiêu nhiệm vụ đến 10, 15 năm tới

Xác định các giá trị chung cơ bản của

VHNT cần hướng đến bằng văn bản, khẩu

Thành văn: quy định, nội quy, quy ước…

Phần nổi và phần chìm của VHNT (hay còn gọi là phần hữu hình và phần vô hình): Phần nổi là phần nhìn thấy được ở một trường học như: Sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu, quy tắc ứng xử; cảnh quan NT, bố cục không gian, logo khẩu hiệu, biểu tượng, đồng phục, nghi thức, quá trình tổ chức các hoạt động của NT…thể hiện các giá trị văn hóa. Phần chìm của VHNT là những gì không nhìn thấy được mà phải suy xét, phân tích mới cảm nhận được bao gồm: kiến trúc VH nền. Nhu cầu, xúc cảm, nguyện vọng của cá nhân. Uy tín, danh dự, vị thế của NT. Quyền lực, sự ảnh hưởng của quyền lực. Sự đồng thuận hay khác biệt của tập thể NT về mục tiêu, chiến lược, hệ giá trị; cạnh tranh và hợp tác.

Sơ đồ 1.3. VHNT ở trường THPT theo mô hình tảng băng trôi

(Nguồn: Tài liệu dùng cho chương trình bồi dưỡng CBQL trường phổ thông theo Quyết định số 382/QĐ-BGDĐT ngày 20/01/2012 của Bộ GD&ĐT)

Phần chìm Phần nổi

Tầm nhìn, chính sách, mục đích, mục

tiêu

 Khung cảnh, cách bài trí lớp học

 Logo, khẩu hiệu, bảng hiệu, biểu tượng

 Đồng phục, các nghi thức, nghi lễ

 Các hoạt động văn hoá, học tập của trường…

 …?

Nhu cầu, cảm xúc, mong muốn cá

nhân  Quyền lực và cách thức ảnh hưởng  Thương hiệu  Các giá trị  Các giả định ngầm  …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)