Thông thường với mối trường vĩ mô thì có thể sử dụng mô hình PEST bao gồm các yếu tố: Kinh tế, chính trị, văn hóa- xã hội, công nghệ. Tuy nhiên với những đặc thù của ngành xây dựng cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều về yếu tố môi trường cũng như luật pháp vì thế nên sử dụng mô hình PESTEL để phân tích.
Policy-Legal chính trị- pháp luật:
Chính trị là vấn mà các doanh nghiệp luôn quan tâm, nó giúp tạo ra các cơ hội cho doanh nghiệp hoặc cũng có thể kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp, chính trị tác động trực tiếp đến các quyết định đầu tư của doanh nghiệp nếu như đó là một nền chính trị ổn định thì luôn được các doanh nghiệp ưu tiên để đầu tư. Pháp luật cũng là yếu tố có tác động lớn đến hoạt động bán hàng khi mà các điều luật về thuế, lao động, kiểm soát thương mại… sẽ tạo ra các điều chỉnh về giá, cách thức bán hàng trong doanh nghiệp.
doanh buôn bán, các doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố này. Về pháp luật thì nhà nước ta luôn cố gắng thay đổi và hoàn thiện các điều luật để có thể tạo ra một môi trường kinh doanh tốt nhất cho các doanh nghiệp, luôn quan tâm và tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp đồng thời đưa ra các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khi cần.
Economics- Kinh tế
Yếu tố kinh tế có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố như chỉ số GDP/GNP, lãi suất, thuế, hối đoái, tỉ lệ thất nghiệp, các chính sách tài khóa… luôn có sự thay đổi vào mỗi thời kì, vì thế doanh nghiệp phải luôn phân tích các chỉ số trong nền kinh tế nhằm có thể đưa ra các chính sách, chiến lược phù hợp với tình hình kinh tế đất nước.
Chỉ số GDP/GNP: tổng sản phẩm quốc nội/tổng sản phẩm quốc dân là các chỉ số đo lường sản lượng làm ra của 1 nước, từ đó ta có thể tính được chỉ số GDP/đầu người từ đó phân tích và gợi ý nhu cầu cho khách hàng.
Lãi suất: lãi suất khi tăng lên dẫn đến người dân sẽ có sự giảm nhu cầu về mua sắm nhằm gửi tiền vào ngân hàng để có thể tạo ra lợi nhuận trong tương lai, vì thế các doanh nghiệp sẽ khó khăn trong việc bán hàng của mình đối với các sản phẩm. Với doanh nghiệp, việc lãi suất gửi tăng sẽ kéo theo lãi vay tăng lên vì thế doanh nghiệp bắt buộc phải tìm mọi cách tạo ra lợi nhuận để bù lại các khoản lãi. Khi lãi suất giảm, doanh nghiệp có thể vay thêm và mở rộng các hoạt động kinh doanh của mình, còn với người dân thì chưa chắc chắn về việc họ sẽ tăng mua sắm.
Lạm phát: lạm phát là sự mất giá của đồng tiền, giá các hàng hóa sẽ tăng lên trong khi giá trị lượng sẽ giữ nguyên hoặc bị giảm xuống vì thế sức mua hàng hóa sẽ bị giảm. Vì thế kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị kéo xuống.
Tỷ số hối đoái: là chỉ số thể hiện sự chênh lệch đồng tiền của 2 nước.
Thuế: các khoản thuế sẽ tác động đến giá của sản phẩm doanh nghiệp, nếu thuế tăng dẫn tới giá hàng hóa đó tăng lên, đồng thời thuế tăng dẫn tới thu nhập người dân giảm xuống sức mua sẽ bị giảm xuống. Thuế giảm thì giá hàng hóa sẽ giảm xuống và sức mua sẽ tăng lên.
Tỷ lệ thất nghiệp: tỷ lệ thất nghiệp tăng làm giảm thu nhập bình quân và giảm sức mua hàng hóa và ngược lại.
Các chính sách của nhà nước: các chỉ số như mức cung tiền, lãi suất để có thể ổn định giá cả, tăng sản lượng và hạ tỷ lệ thất nghiệp trong chính sách tiền tệ hay chỉ số về đầu tư, xuất nhập khẩu trong chính sách tài khóa thì các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ sẽ tác động vào cầu thị trường, từ đó sức mua của người dân tăng lên hoặc giảm xuống vì thế doanh nghiệp cần nghiên cứu kĩ về các chính sách của nhà nước.
Social- Văn hóa- xã hội:
Tùy vào mỗi vùng miền mà mức độ phân bố dân số cũng như văn hóa vùng sẽ có sự khác nhau.
Văn hóa: Theo UNESCO: ‘Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”. Việt Nam là một nước đa bản sắc, mà mỗi vùng miền sẽ có các văn hóa sống khác nhau, vì thế hành vi mua của họ cũng chịu tác động từ nhiều yếu tố khác nhau. VD: về thức ăn thì người miền trung sẽ ăn cay, người miền bắc sẽ ăn vừa phải trong khi người miền Nam ăn ngọt, vì thế các doanh nghiệp sẽ phải thay đổi sản phẩm của mình để phù hợp với văn hóa từng vùng miền đó.
Dân số: các chỉ số về số lượng dân, tuổi tác, giới tính sẽ giúp doanh nghiệp có thể đo lường được cấu trúc thị trường, tìm ra nhu cầu mỗi nhóm để có thể đưa ra các chính sách tiếp cận phù hợp.
Nhóm tham khảo, gia đình, vai trò, địa vị trong xã hội sẽ tác động mua của khách hàng, sẽ có sự tư vấn, đắn đo khi chọn doanh nghiệp hay sản phẩm họ mua.
Technological- công nghệ:
Hiện nay chúng ta đang trong thời kì cách mạng công nghiệp 4.0, thời kì mà công nghệ được nghiên cứu, phát triển và áp dụng vào tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Xuất hiện nhiều loại máy móc thiết bị hiện đại có thể giúp khả năng sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp tăng cao nhanh chống, giúp giảm thiểu nhiều loại chi phí, công suất cao và rất tiện dụng. Áp dụng công nghệ chính là phương pháp giúp các doanh nghiệp có thể chiếm lấy những lợi thế cạnh tranh, đồng thời tạo ra sự tiện dụng cho khách hàng trong việc tìm hiểu, mua bán sản phẩm. Đặc biệt trong thời kì dịch bệnh này thì công nghệ ngày càng được áp dụng nhiều hơn nhằm giúp khách hàng không phải di chuyển nhiều mà vẫn có thể mua được các sản phẩm mình mong muốn.
Environment- Môi trường:
Môi trường tự nhiên ảnh hưởng nhiều đến việc kinh doanh của doanh nghiệp, tùy mỗi ngành nghề sẽ có nhiều đặc điểm về môi trường khác nhau, các yếu tố như: mưa, bão, hạn hán, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu… sẽ trực tiếp tác động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.