Môi trường ngành (Môi trường cạnh tranh)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động bán hàng tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ thép NGUYỄN MINH (Trang 35 - 37)

Trong kinh doanh, việc cạnh tranh là không thể tránh khỏi, mỗi ngành nghề sẽ có các áp lực cạnh tranh khác nhau, và theo nghiên cứu của Michael Porter thì có 5 áp lực cạnh tranh sau đây:

Đối thủ tiềm ẩn

Nhà cung cấp Cạnh tranh nội bộ trong ngành

Cạnh tranh giữa các DN đang có mặt trên thị trường Khách hàng nhà phân phối

Sản phẩm thay thế

Đe dọa các đối thủ chưa xuất hiện

Quyền lực đàm phán

Thách thức các sản phẩm, dịch vụ thay thế Quyền lực đàm phán

Hình 1.3: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael E. Porter

(Nguồn: Nguyễn Thị Minh Hương, Tài liệu quản trị chiến lược)

 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: là các công ty hiện không cạnh tranh trong ngành nhưng có khả năng sẽ trở thành đối thủ trong tương lai

Việc đến sau sẽ giúp các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có sẵn các thông tin, sự cạnh tranh về ngành, vì thế họ dễ dàng tìm ra các lợi thế khi gia nhập ngành, cùng với đó họ sẽ cập nhật được các công nghệ mới khiến cho năng suất cũng như chất lượng hàng hóa của họ có sự cải tiến. Khi các đối thủ cạnh tranh này gia nhập ngành khiến nguồn cung ứng sản phẩm tăng lên trong khi lượng khách hàng không thay đổi vì thế tính cạnh tranh sẽ tăng cao, việc bán hàng sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

 Đối thủ cạnh tranh trong ngành (đối thủ cạnh tranh hiện tại): là các công ty đang hoạt động trong một ngành, ganh đua và lệ thuộc lẫn nhau.

Hiện nay ngoài những ngành độc quyền do nhà nước quản lý và quy định thì các công ty hiện hành trên thị trường luôn có đối thủ cạnh tranh. Họ cạnh tranh về thị trường, thị phần, khách hàng…Cái họ

lược của mình. Các đối thủ này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến số lượng khách hàng của doanh nghiệp vì họ có thể đến với các đối thủ của mình để mua hàng.

 Khách hàng: Khách hàng chính là người tạo ra doanh số, họ có thể gây nhiều áp lực cho doanh nghiệp như: mua hàng số lượng lơn hơn so với nguồn cung ứng của doanh nghiệp, khách hàng ép giá sản phẩm, khách hàng có nhiều thông tin về sản phẩm, khách hàng bỏ ít chi phí chuyển đổi… những áp lực này khiến doanh nghiệp phải cố gắng thay đổi để đáp ứng lại nhu cầu của họ vì chỉ cần không đáp ứng được thì họ sẽ bỏ doanh nghiệp mà đến với những đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp.

 Nhà cung cấp: là nơi cung cấp các sản phẩm cho doanh nghiệp. Nhà cung cấp họ nắm các sản phẩm và có thể cung cấp cho bất kì ai có nhu cầu nên sẽ tạo ra một áp lực rất lớn cho các doanh nghiệp như về giá, các thức thanh toán, về chất lượng… nếu như doanh nghiệp chỉ có một nguồn cung thì sẽ càng có áp lực hơn

 Sản phẩm thay thế: là các sản phẩm có thể thay thế các loại hàng hóa dịch vụ khác có cùng một giá trị lợi ích công dụng. Khi các sản phẩm thay thế xuất hiện thì khách hàng sẽ xem xét về các đặc tính sản phẩm, giá …nó đe dọa sẽ thay thế hoàn toàn sản phẩm của doanh nghiệp và dần sản phẩm của doanh nghiệp sẽ bị biến mất trên thị trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động bán hàng tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ thép NGUYỄN MINH (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(163 trang)
w