Kết quả phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ VOIP của tổng công ty dịch vụ viễn thông (Trang 88 - 92)

Nghiên cứu sử dụng phương pháp nhập enter đưa biến vào trong bảng 3.16. Bảng 3.16. Kết quả phân tích hồi quy

ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 7,755 5 1,551 3,273 ,007b

Total 135,231 274 a. Dependent Variable: SD

b. Predictors: (Constant), YD, TC, AH, HI, KS

Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) 2,463 ,579 4,255 ,000 HI ,108 ,142 ,060 ,763 ,046 AH ,179 ,524 ,092 ,342 ,033 KS ,72 ,506 ,37 ,142 ,087 TC ,159 ,045 ,209 ,528 ,000 YD ,076 ,088 ,051 ,857 ,092 a. Dependent Variable: SD

Trong bảng hệ số tương quan, giá trị sig < 0,05 nghĩa là biến đó có ý nghĩa trong mô hình (nếu sig > 0,05 thì biến độc lập bị loại). Các hệ số của phương trình trên sẽ được xác định bằng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính bội.

Thực hiện phân tích hồi quy tuyến tính bội trên phần mềm SPSS, được kết quả như sau:

Từ bảng kết quả trên, ta có được mô hình hồi quy:

SD = 0.06*HI + 0.092*AH + 0.209*TC

Tại bảng các hệ số, thấy rằng các biến Nhận thức hữu ích (HI), Nhận thức ảnh hưởng xã hội (AH) và Nhận thức độ tin cậy (TC) có mức ý nghĩa sig. < 0.05 nên các biến này sẽ xuất hiện trong mô hình hồi quy, các biến Nhận thức kiểm soát hành vi (KS), Nhận thức Ý định sử dụng (YD) có mức ý nghĩa sig. > 0.05 nên sẽ không xuất hiện trong mô hình hồi quy.

Cụ thể:

Biến Nhận thức hữu ích (HI) có mức ý nghĩa sig. = 0.046 < 0.05 nên có ý nghĩa thống kê, giả thiết H1 được chấp nhận, nghĩa là Nhận thức hữu ích có tác động đến ý định sử dụng dịch vụ VoIP. Hệ số beta chuẩn hóa của nhân tố này là 0.06 nên mức

độ ảnh hưởng của biến này đến Ý định sử dụng dịch vụ ở mức yếu.

Biến Nhận thức ảnh hưởng xã hội (AH) có mức ý nghĩa sig. = 0.033 < 0.05 nên có ý nghĩa thống kê, giả thiết H2 được chấp nhận, nghĩa là Nhận thức ảnh hưởng xã hội có tác động đến ý định sử dụng dịch vụ VoIP. Hệ số beta chuẩn hóa của nhân tố này là 0.092 nên mức độ ảnh hưởng của biến này đến Ý định sử dụng dịch vụ ở mức yếu.

Biến Nhận thức độ tin cậy (TC) có mức ý nghĩa sig. = 0.00 < 0.05 nên có ý nghĩa thống kê, giả thiết H4 được chấp nhận, nghĩa là Nhận thức ảnh hưởng xã hội có tác động đến ý định sử dụng dịch vụ VoIP. Hệ số beta chuẩn hóa của nhân tố này là 0.209 nên mức độ ảnh hưởng của biến này đến Ý định sử dụng dịch vụ ở mức mạnh.

Biến Nhận thức kiểm soát hành vi (KS) có mức ý nghĩa sig. = 0.087 > 0.05 nên giả thiết H3 bị bác bỏ, nghĩa là Nhận thức kiểm soát hành vi không tác động đến ý định sử dụng dịch vụ VoIP.

Biến Nhận thức ý định sử dụng (YD) có mức ý nghĩa sig. = 0.092 > 0.05 nên giả thuyết H5 bị bác bỏ, nghĩa là Nhận thức ý định sử dụng không có tác động đến Ý định sử dụng dịch vụ VoIP.

3.6. Bình luận kết quả nghiên cứu

Trong sự cạnh tranh quyết liệt và gay gắt giữa các nhà cung cấp dịch vụ VoIP thì VNPT Vinaphone phải luôn luôn tìm hiểu khách hàng của mình để đáp ứng tối đa nhu cầu và mong muốn của họ. Có như vậy, dịch vụ VoIP mới được nhiều người biết đến và sử dụng. Vì vậy, nghiên cứu ý định sử dụng dịch vụ VoIP rất quan trọng, giúp những nhà quản trị nắm rõ được yếu tố nào có tác động lớn nhất với khách hàng khi họ quyết định có hay không sử dụng dịch vụ của mình. Từ đó, nhà quản trị sẽ có những định hướng tiếp theo để phát triển theo xu hướng lựa chọn của khách hàng. Kết quả các giải thuyết được tác giả bình luận dưới đây:

3.6.1. Giả thuyết H1: Nhận thức hữu ích có ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ VoIP

Trong nghiên cứu này, giả thuyết H1 được chấp nhận do có sig. = 0.046 < 0.05, nghĩa là Nhận thức hữu ích có ảnh hưởng đáng kể đến Ý định sử dụng dịch vụ VoIP. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Nguyễn Đinh Yến Oanh và Phạm Thụy Bích Uyên (2016) về ý định sử dụng dịch vụ thương mại di động, của Đỗ Thị Như Ngân năm (2015) về sự chấp nhận và sử dụng dịch vụ BIDV Banking, của Nguyễn Thị Linh Phương (2013) về các nhân tố tác động đến ý định sử dụng ví điện tử tại Việt Nam. Nhưng sự ra quyết định trong hành vi của họ lại.

Do vậy, Nhận thức hữu ích có ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ VoIP của họ.

3.6.2. Giả thuyết H2: Nhận thức ảnh hưởng xã hội đến ý định sử dụng dịch vụ VoIP

Trong nghiên cứu này, giải thuyết H2 được chấp nhận do có sig. = 0.033 < 0.05, nghĩa là Nhận thức dễ sử dụng có ảnh hưởng đến Ý định sử dụng dịch vụ VoIP. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Nguyễn Đinh Yến Oanh và Phạm Thụy Bích Uyên (2016) về ý định sử dụng dịch vụ thương mại di động, của Đỗ Thị Như Ngân năm (2015) về sự chấp nhận và sử dụng dịch vụ BIDV Banking, của Nguyễn Thị Linh Phương (2013) về các nhân tố tác động đến ý định sử dụng ví điện tử tại Việt Nam, của Nguyễn Duy Thanh và Cao Hào Thi (2011) về sự chấp nhận và sử dụng ngân hàng điện tử, của Krishna Kuma S (2018) về ý định sử dụng ví điện tử,…

Giả thuyết này chỉ ra rằng mọi người có xu hướng sử dụng VoIP khi những người xung quanh họ sử dụng và họ được khuyên là nên sử dụng..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ VOIP của tổng công ty dịch vụ viễn thông (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)