Định hướng và mục tiêu chung của Tổng công ty cổ phần dịch vụ viễn thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ VOIP của tổng công ty dịch vụ viễn thông (Trang 70 - 72)

So với thời điểm năm 2014 khi mới bắt đầu công cuộc tái cơ cấu, VNPT nói chung và VNPT Vinaphone nói riêng đang mang một diện mạo hoàn toàn mới với bộ máy tinh gọn hơn, lực lượng lao động trẻ trung và năng động hơn, sản phẩm dịch vụ đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Với việc tập trung phát triển và kinh doanh các dịch vụ của Tập đoàn, VNPT- VinaPhone giữ một vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chuyển dịch từ cung cấp các dịch vụ viễn thông thuần túy sang cung cấp các dịch vụ tích hợp giữa viễn thông, CNTT, truyền thông, đem lại nhiều tiện ích mới, nhiều giá trị mới, phục vụ mọi đối tượng khách hàng từ cá nhân, đến các doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước. Mô hình tập trung kinh doanh, giao dịch một cửa đã khắc phục được những nhược điểm chồng chéo tiết giảm chi phí, giảm cấp trung gian trong điều hành kinh doanh. Đặc biệt mô hình “tất cả trong một” này đã đem lại sự tiện lợi cho các khách hàng từ việc đăng ký sử dụng, bảo hành, bảo dưỡng tất cả các dịch vụ ngay tại cùng một điểm giao dịch.

Bên cạnh đó, hệ thống kênh bán hàng dày đặc tại 63 Tỉnh/Thành, trải đến tận xã và cả vùng sâu vùng xa giờ đây sẽ được điều hành xuyên suốt một cách có hệ thống với các chính sách đồng bộ, hợp lý sẽ là một điểm mạnh lớn, đem lại sức cạnh tranh cho các dịch vụ VNPT- VinaPhone.

Mục tiêu đến năm 2020 của VNPT VinaPhone là đạt doanh thu 83.500 tỷ đồng; Lợi nhuận trước thuế đạt 3.300 tỷ đồng; Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt

49%/năm; Thị phần dịch vụ di động chiếm trên 30%, dịch vụ băng rộng trên 80% đã căn bản hoàn thành.

Thực tế đã chứng minh chiến lược phát triển này hoàn toàn phù hợp với tình hình phát triển của Tổng Công ty. Cụ thể hoá cho kế hoạch 5 năm từ 2020-2025, Tổng Công ty sẽ phấn đấu cho những mục tiêu sau:

- Để đón đầu cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, VNPT Vinaphone cùng các Tổng Công ty khác đã khẩn trương hoàn thiện chiến lược VNPT 4.0 với quyết tâm chuyển đổi thành doanh nghiệp số, hướng tới trở thành nhà cung cấp dịch vụ số hàng đầu Việt Nam và là trung tâm dịch vụ số ở châu Á

- Mục tiêu đến hết năm 2025, doanh thu từ dịch vụ CNTT sẽ chiếm khoảng 20% tổng số doanh thu của VNPT và tốc độ doanh thu CNTT từ năm nay đến 2025 chiếm bình quân khoảng 35%/năm.

- Xây dựng hệ sinh thái giải pháp của VNPT Vinaphone ngày càng phong phú và hoàn thiện với các giải pháp ở nhiều lĩnh vực như xây dựng Chính phủ điện tử, y tế, nông nghiệp, giáo dục, các giải pháp xây dựng đô thị thông minh khác…

Để đạt được mục tiêu trên tập thể các cán bộ nhân viên của VNPT Vinaphoe còn rất nhiều việc phải làm. Từ việc lập kế hoạch cụ thể để đưa ra các phương án hợp lý. Hoàn thiện các dịch vụ cung cấp cũng như nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng…Nâng cao trình độ của đội ngũ nhân sự, cả về mặt chất lượng và số lượng đều cần phải được trú trọng, có chính sách đào tạo nhân viên và hệ thống lương thưởng hợp lý. Đồng thời cũng cần hoạch định một chiến lược marketing hỗn hợp cụ thể để thu hút và tìm kiếm khách hàng.

3.1.2. Định hướng phát triển dịch vụ VoIP

Trên cơ sở nguồn lực hiện có của VNPT Vinaphone cùng với dự báo về tình hình thị trường dịch vụ ngày càng cạnh tranh quyết liệt trong những năm tới, mục tiêu đề nghị cho dịch vụ VoIP của VNPT Vinaphone đến năm 2025 như sau:

-Nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng được nhu cầu sử dụng của khách hàng, đặc biệt khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ với nhiều yêu cầu số sản lượng thoại ít và thời gian triển khai nhanh chóng.

-Đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi nhằm thu hút đông đảo khách hàng sử dụng gói nhiều dịch vụ CNTT đồng thời giữ được các khách hàng hiện hữu.

-Mục tiêu tới năm 2025 là Đạt tỷ lệ tăng trưởng dịch vụ VoIP năm sau cao hơn năm trước và đạt mức 30.000 khách hàng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ vào năm 2020. Doanh thu sản phẩm tăng 90% so với năm 2019, đạt mức 161 tỷ VNĐ. Riêng Mục tiêu năm 2020 như sau: Đạt tỷ lệ tăng trưởng dịch vụ VoIP năm sau cao hơn năm trước và đạt mức 10.000 khách hàng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ vào năm 2020. Doanh thu sản phẩm tăng 20% so với năm 2019, đạt mức 102 tỷ VNĐ.

-Phát triển và đa dạng hóa các bộ giải pháp, kết hợp nhiều dịch vụ cung cấp cho khối doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ VOIP của tổng công ty dịch vụ viễn thông (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)