Tác giả kiểm tra mô hình theo từng bước, mỗi bước xem xét một biến và đưa biến đó vào mô hình, nếu biến này không phù hợp thì chuyển sang biến khác, nếu
biến đó phù hợp thì giữ lại trong mô hình và dùng tiếp mô hình này để sét tiếp biến khác. Stepwwise regression là mô hình phổ biến nhất trong quá trình xem xét từng biến độc lập x khi thêm vào mô hình. Đầu tiên là tính giá trị kiểm định F và P-value cho lần lượt từng biến x để xem có loại biến đó hay không. Nếu biến này có ý nghĩa phân tích và được thêm vào, chúng ta có phương trình hồi quy tuyến tính. Tiếp theo bỏ thêm một biến x khác vào phương trình này, và tính lại giá trị kiểm định F hay p- values cho từng biến, nếu các biến này đều có ý nghĩa phân tích sẽ tiếp tục giữ trong mô hình, còn không thì loại biến không phù hợp và xét tiếp đến biến thứ 3. Làm tương tự cho đến khi hết biến để thêm vào hay loại bỏ.
Tại mỗi bước xem xét, tác giả đã xác định có biến nào cần loại bỏ hay không dựa vào kiểm định F, p-value hay R2. Nếu không có biến nào bị loại bỏ thì sẽ xét tiếp những biến nào chưa có trong phương trình và thêm vào. Khi một biến được thêm vào mô hình trước đó, thì lúc sau khi biến khác đưa vô mô hình, thì biến này có thể bị loại bỏ, và lần tới có thể lại được thêm vào, lần sau lại có thể bị loại bỏ. Stepwise kết thúc khi không còn biến thêm vào, hay loại bỏ.
Tác giả đã xem xét sự phù hợp của mô hình hồi quy bằng cách áp dụng phương pháp Stepwise kết hợp kiểm định F, p-value hay R2 như đã nói ở trên. Để nhanh chóng tác giả áp dụng SPSS để lấy kết quả trực tiếp từ phương pháp Stepwise. Nguyên nhân là phương pháp Stepwise có rất nhiều bước dựa vào số biến độc lập X, nên chúng tôi không thể trình bày hết do khối lượng luận văn có hạn. Trên thực tế cũng ít ai tự mình thực hiện từng bước trong Stepwise, đặc biệt khi bộ dữ liệu ngày nay rất nhiều biến và phức tạp. Để đơn giản, tác giả sử dụng phương pháp Stepwise để chọn ra những biến phù hợp và lập phương trình hồi quy cho nghiên cứu.
Bằng cách này tác giả đã tìm ra các biến trong mô hình giả thuyết, gồm có: Nhận thức hữu ích, Thang đo Nhận thức dễ sử dụng, Thang đo ảnh hưởng xã hội, Nhận thức kiểm soát hành vi, Nhận thức độ tin cậy.
Davis (1986) khẳng định rằng sự cảm nhận tính dễ sử dụng có một mối liên hệ nhân quả với nhận thức tính hữu ích. Cảm nhận tính dễ sử dụng được định nghĩa là "Mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống đặc biệt sẽ không cần bỏ ra một chút nỗ lực nào" (Davis và các cộng sự, 1989). Hệ thống công nghệ tiên tiến được cảm nhận là dễ dàng sử dụng và ít phức tạp hơn, có khả năng được chấp nhận cao hơn và được sử dụng bởi người sử dụng tiềm năng (Davis và các cộng sự,1989). Bởi vì điều này tập trung vào nhận thức của một cá nhân về sự nỗ lực cần thiết để sử dụng một hệ thống, cảm nhận tính dễ sử dụng có thể được coi là quá trình kỳ vọng (Davis, 2007).
Giả thuyết H1: Tính hữu ích của sản phẩm càng tăng thì ý định sử dụng dịch vụ VOIP càng tăng
Thang đo Nhận thức dễ sử dụng
Một sản phẩm hay dịch vụ mới mà không giúp mọi người thực hiện các công việc của họ, cuộc sống của họ hoặc nó quá trừu tượng với thực tế sẽ dễ dàng bị loại bỏ (Liao và các cộng sự, 2002). Có rất nhiều khía cạnh để đánh giá tính hữu ích của một hệ thống. Venkatesh và các cộng sự (2003) khẳng định rằng nhận thức tính hữu ích là một yếu tố quyết định mạnh mẽ về việc sử dụng. Nhận thức tính hữu ích còn được gọi là hiệu suất kỳ vọng khi mọi người nghĩ rằng dựa vào lợi thế của sự đổi mới, công nghệ thông tin có thể giúp họ nâng cao năng suấ và hỗ trợ hiệu quả công việc (Davis và các cộng sự, 1989; Davis, 2007). Như vậy, nhận hức tính hữu ích có thể được coi như là khả năng thỏa mãn nhu cầu giải trí đa dạng của khách hàng, phù hợp với mọi lứa tuổi, khả năng tiếp cận thông tin nhanh chóng và chính xác hay giúp khách hàng chủ động tương tác với tivi.
Giả thuyết H2: Tính dễ sử dụng của sản phẩm càng tăng thì ý định sử dụng dịch vụ VOIP càng tăng
Thang đo ảnh hưởng xã hội
Ảnh hưởng xã hội được hiểu một cách chung nhất, đó là hành vi của một người trở thành sự chỉ dẫn, định hướng cho hành vi của người khác. Theo nghĩa hẹp
hơn, ảnh hưởng xã hội chỉ sự thay đổi về hành vi dựa vào những sức ép chi phối trong một bối cảnh nhất định.
Giả thuyết H3: Ảnh hưởng của xã hội càng cao thì ý định sử dụng dịch vụ VOIP càng tăng
Nhận thức kiểm soát hành vi
Kiểm soát hành vi đề cập đến niềm tin của các cá nhân liên quan đến quyền kiểm soát được đo lường bởi cơ sở nhận thức, có nghĩa là, các yếu tố điều khiển hoặc gây ức chế hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho các hành vi (Shih & Fang năm 2004). Kiểm soát niềm tin phản ánh những cảm nhận khó khăn (hoặc dễ dàng) mà hành vi có thể được thực hiện (Ajzen, 1991). Ngoài ra, theo Ajzen (1991), kiểm soát việc nhận thức hành vi phản ánh niềm tin liên quan đến các nguồn và cơ hội cần thiết để tác động đến một hành vi. Kiểm soát hành vi cảm nhận bao gồm hai thành phần. Đầu tiên là "tạo điều kiện thuận lợi" (Triandis, 1979), trong đó phản ánh sự sẵn có của các nguồn lực cần thiết để thực hiện một hành vi cụ thể. Điều này có thể bao gồm thời gian, tiền bạc và nguồn lực khác. Theo đó, chính phủ có hể can thiệp và đóng vai trò lãnh đạo trong sự phổ biến sự đổi mới. Thành phần thứ ai là sự tự chủ (tin tưởng vào khả năng của bản thân (Ajzen, 1991), có nghĩa là, tự tin về khả năng ứng xử thành công trong mọi tình huống (Bandura, 1982). Thành phần này sau đó ám chỉ đến sự thoải mái khi sử dụng sự cải tiến.
Giả thuyết H4: Nhân thức kiểm soát hành vi càng tăng thì ý định sử dụng dịch vụ VOIP càng tăng
Nhận thức độ tin cậy
Một dịch vụ tốt cần phải có độ tin cậy cao cho khách hàng, cung cấp cho khách hàng những dịch vụ mà khách hàng cần, đặc biệt là tính ổn định, độ bảo mật an toàn của thông tin cần phải được quan tâm. Như vậy, sự tin cậy của khách hàng đối với dịch vụ VoIP cũng có tác động đến quyết định lựa chọn dịch vụ.
Giả thuyết H5: Độ tin cậy của sản phẩm càng tăng thì ý định sử dụng dịch vụ VOIP càng tăng