Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ VOIP của tổng công ty dịch vụ viễn thông (Trang 32 - 34)

Nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ fintech trong hoạt động thanh toán của khách hàng cá nhân tại Việt Nam” của nhóm tác giả Đào Mỹ Hằng, Nguyễn Thị Thảo, Đặng Thu Hoài, Nguyễn Thị Lệ Thu (2018) đã đề xuất mô hình nghiên cứu dựa trên mô hình TAM với biến phụ thuộc “Hành vi sử dụng” chịu ảnh hưởng của 5 yếu tố cố định: nhận thức hữu ích, nhận thức dễ dử

dụng, an toàn và bảo mật, sự tự chủ, sự thuận tiện và biến đặc điểm “nhân khẩu học” bao gồm độ tuổi, giới tính, trình độ giáo dục, thu nhập, ngành nghề. Giả thuyết đưa ra của nghiên cứu này là tất cả 5 biến cố định có trong mô hình đề xuất và biến “thái độ hướng đến sử dụng” đều có ảnh hưởng thuận chiều đến ý định sử dụng dịch vụ fintech của khách hàng. Kết quả phân tích dựa trên 264 phiếu trả lời có giá trị của nghiên cứu này là các giả thuyết đều được chấp nhận, nghĩa là nhận thức hữu ích, nhận thức dễ sử dụng, an toàn và bảo mật, sự tự chủ và sự thuận tiện có ảnh hưởng thuận chiều đến “thái độ hướng đến sử dụng”, “thái độ hướng đến sử dụng” có ảnh hưởng thuận chiều đến ý định và hành vi sử dụng dịch vụ.

Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thương mại di động của người tiêu dùng tỉnh An Giang” của Nguyễn Đinh Yến Oanh và Phạm Thụy Bích Uyên năm 2016 đã đễ xuất mô hình nghiên cứu với ý định sử dụng chịu tác động thuận chiều bởi các nhân tố nhận thức hữu ích, nhận thức dễ sử dụng, chuẩn chủ quan, nhận thức độ tin cậy, sự đa dạng các dịch vụ, tính linh hoạt và chịu tác động nghịch chiều bởi nhân tố nhận thức chi phí. Nghiên cứu đề điều tra 455 người tiêu dùng, trong đó có 325 phiếu khảo sát phù hợp. Phân tích dữ liệu thu thập được từ 325 phiếu trả lời khảo sát, thu được kết quả là các biến nhận thức hữu ích, nhận thức dễ sử dụng, sự đa dạng các dịch vụ và tính linh hoạt có quan hệ thuận chiều với “ý định sử dụng”, biến nhận thức chi phí có quan hệ nghịch chiều với “ý định sử dụng” và các biến chuẩn chủ quan, nhận thức sự tin cậy không có ý nghĩa đáng kể với “ý định sử dụng”.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận dịch vụ BIDV E- banking của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng” của Đỗ Thị Như Ngân năm 2015 đã đề xuất mô hình nghiên cứu “sự chấp nhận E-banking” chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố hiệu quả mong đợi, khả năng tương thích, nhận thức dễ sử dụng, nhận thức kiểm soát hành vi, chuẩn chủ quan, rủi ro giao dịch, hình ảnh ngân hàng, yếu tố pháp luật và nhận thức chuyển đổi chi phí. Biến kiểm soát trong mô hình nghiên cứu là các nhân tố nhân

khẩu học. Giả thuyết của nghiên cứu này là các nhân tố hiệu quả mong đợi, khả năng tương thích, nhận thức dễ sử dụng, nhận thức kiểm soát hành vi, chuẩn chủ quan, hình ảnh ngân hàng, yếu tố pháp luật có quan hệ thuận chiều với “sự chấp nhận E-banking” và nhân tố rủi ro giao dịch, nhận thức chuyển đổi chi phí có quan hệ nghịch chiều với “sự chấp nhận E-banking”. Phân tích 229 phiếu khảo sát, nghiên cứu thu được kết quả các nhân tố hiệu quả mong đợi, khả năng tương thích, nhận thức dễ sử dụng, nhận thức kiểm soát hành vi, chuẩn chủ quan, yếu tố pháp luật có ảnh hưởng thuận chiều đến “sự chấp nhận E-banking”, nhân tố rủi ro giao dịch, nhận thức chuyển đổi chi phí có quan hệ nghịch chiều với “sự chấp nhận E-banking” và nhân tố hình ảnh ngân hàng không có ảnh hưởng đáng kể đến “sự chấp nhận E- banking”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ VOIP của tổng công ty dịch vụ viễn thông (Trang 32 - 34)