Các nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của bộ phận sản xuất trực tiếp tại công ty SCAVI huế (Trang 34)

5. Bố cục đề tài

1.1.9. Các nghiên cứu liên quan

1.1.9.1. Các nghiên cứu nước ngoài

Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về năng suất và các yếu tố tác động đến nó trên các góc độ và quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu trước đây đều tập trung ở các nước phát triển với những điều kiện rất khác biệt so với các nước đang phát triển như Việt Nam về văn hóa, nguồn lao động, chi phí, máy móc thiết bị. Do vậy hầu hết các mô hình của nước ngoài không thực sự phù hợp để xem xét và học hỏi dù các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động ngành hàng dệt được nghiên cứu tương đối nhiều ở các nước. Có thể kể đến nghiên cứu của Thomas P. Triebs và Subal C. Kumbhakar (2012), đã nghiên cứu mức độ thay đổi quy trình sản xuất và thực tế

quản lý của các doanh nghiệp dệt may tại Ấn độ giai đoạn 1995-2010. Họ đã bí mật quan sát và theo dõi các nhóm đối tượng và khám phá ra rằng sự thay đổi về kỹ thuật có tác động lớn hơn đến năng suất lao động rất nhiều so với yếu tố quản lý. Họ rút ra rằng, sẽ dễ dàng hơn khi nhiều tổ chức linh động hơn trong việc khai thác yếu tố kỹ thuật hơn là yếu tố quản lý để có thể tăng năng suất lao động và hiệu quả chung của doanh nghiệp. Tuy nhiên nghiên cứu này mới chỉ là phân tích định tính và chưa có mô hình lượng kiểm chứng. Bên cạnh đó các nhân tố xác định mới chỉ dừng lại ở hai nhân tố, chưa thực sự bao quát được hết.

1.1.9.2. Các nghiên cứu trong nước

Vấn đề về năng suất cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của các doanh nghiệp Dệt may hiện nay là một vấn đề đang được rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm. Bởi đây là một ngành công nghiệp mũi nhọn trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước, nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, là ngành thu hút nhiều lao động và đem lại nhiều lợi nhuận cho con người, doanh nghiệp và quốc gia. Thực tế ở Việt Nam cũng đã có một số công trình nghiên cứu về năng suất và một số mô hình được phát triển nhằm tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động theo nhiều quan điểm khác nhau, trong đó nổi bật là các nghiên cứu đã chứng minh về sự ảnh hưởng của các yếu tố quản lý. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu về các yếu tố này đều được tiến hành một cách độc lập tùy theo mục tiêu, thời gian, nguồn lực của nhà nghiên cứu, chưa có một nghiên cứu nào thực hiện nghiên cứu về tác động đồng thời của các yếu tố quản lý đến năng suất doanh nghiệp một cách đầy đủ và có hệ thống.

Cụ thể đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động và hoàn thiện

công tác định mức lao động cho mã hàng NANO tại công ty cổ phần dệt may 29-3”

của các tác giả Nguyễn Thị Phương Minh - Trần Thị Thủy (Đại học kinh tế Đà Nẵng). Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất rất đa dạng, tuy nhiên đề tài đã bước đầu phát hiện được những yếu tố cá nhân người lao động đầu tiên ảnh hưởng đến năng suất lao động trong doanh nghiệp dệt may như: Tiền lương, bậc thợ, kinh nghiệm, thời gian phục vụ tổ chức, thời gian phục vụ kỹ thuật, việc nói chuyện trong giờ làm việc. Nghiên cứu này đã phần nào tìm hiểu kỹ về động cơ thái độ cũng như các yếu tố cá

nhân có thể ảnh hưởng đến năng suất lao động, góp phần thực hiện định mức lao động tại công ty được tốt hơn. [11]

Ngoài ra, đề tài: “Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở TP Hồ Chí Minh” của tác giả Trần Thị Kim Loan - TP HCM. Đề tài này đã tìm hiểu, phân tích các khía cạnh, tầm quan trọng của năng suất, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của các DN vừa & nhỏ ở TP Hồ Chí Minh. Nghiên cứu đã nhận ra các yếu tố chính, yếu tố phụ và mối quan hệ giữa các yếu tố này. Trên cơ sở đó đề nghị những giải pháp để nâng cao năng suất phù hợp với điều kiện thực tế của các doanh nghiệp trong từng ngành. Những giải pháp này có thể được áp dụng rộng rãi cho các doanh nghiệp và đem lại hiệu quả cao. [6]

Một đề tài khác như đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố quản lý có ảnh hưởng đến

năng suất của các doanh nghiệp dệt may” của tác giả Trần Thị Kim Loan - Bùi Nguyên Hùng (trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM). Đề tài này đã nghiên cứu các lý thuyết có liên quan và tham khảo nghiên cứu của APO (2000), trên cơ sở đó đề xuất một mô hình lý thuyết nghiên cứu về các yếu tố quản lý có ảnh hưởng đến năng suất các doanh nghiệp dệt may ở TP-HCM. Mô hình lý thuyết bao gồm 5 yếu tố thuộc về quản lý có ảnh hưởng đến năng suất đó là: Cam kết của quản lý cấp cao, hướng đến khách hàng, quản trị nhân lực, quản trị sản xuất và mối quan hệ trong doanh nghiệp. Tuy nhiên mô hình này mới chỉ được đưa ra mà chưa có nghiên cứu nào đi vào điều tra thực tiễn để có kết luận chính xác. [7]

1.1.10. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan trên về các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động và dựa vào tình hình thực tế tại công ty Scavi Huế, đề tài quyết định lựa chọn mô hình nghiên cứu dưới đây:

H1:Bản thân người lao động

H2:Sự quản lý và phân công lao động của cấp trên

H3:Điều kiện làm việc

H4:Sự cải tiến trong sản xuất

NSLĐ

Sơ đồ 1.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Theo cách tiếp cận mới về năng suất của cơ quan năng suất Châu Âu (EPA), điểm căn bản nhất về năng suất là tăng số lượng đồng thời cũng tăng về chất lượng trong cùng một đơn vị hao phí. Điều này có nghĩa là khi sử dụng cùng một khối lượng nguyên liệu, lao động vốn, năng lượng để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm lớn hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng ngang bằng hoặc cao hơn. Đồng thời, dựa vào tình hình thực tế, đặc điểm sản xuất tại Công ty Scavi Huế, để đo lường biến NSLĐ đề tài dựa vào các tính chất như: “Mức độ hoàn thành” nhằm đánh giá mức độ hoàn thành khối lượng công việc theo kế hoạch của người lao động; “Chất lượng” nhằm kiểm chứng các sản phẩm được tạo ra có đạt tiêu chuẩn chất lượng hay không, có làm lãng phí nguyên vật liệu khi phải sửa chữa cho hư hỏng hay không; Ngoài ra, “Sự hăng hái trong sản xuất” sẽ đánh giá thái độ và tinh thần làm việc của người lao động.

Năng suất lao động được xem là biến phụ thuộc chịu sự tác động của 5 biến độc lập trên. Sự thay đổi của các yếu tố này theo hướng tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động của người lao động của công ty.

Căn cứ vào mô hình nghiên cứu như trên, tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu sau đây:

H1: Yếu tố “Bản thân người lao động” tác động cùng chiều đến năng suất lao động

H2: Yếu tố “Sự quản lý và phân công lao động của cấp trên” tác động cùng chiều đến năng suất lao động

H3: Yếu tố “Điều kiện làm việc” tác động cùng chiều đến năng suất lao động H4: Yếu tố “Sự cải tiến trong sản xuất” tác động cùng chiều đến năng suất lao động

H5: Yếu tố “Môi trường làm việc” tác động cùng chiều đến năng suất lao động

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Thực trạng về ngành dệt may ở trên thế giớiH5:Môi trường làm việc H5:Môi trường làm việc

Ngành dệt may thế giới chịu ảnh hưởng sâu sắc của các biến động kinh tế vĩ mô. Trung Quốc là công xưởng sản xuất dệt may lớn nhất thế giới với chuỗi cung ứng hoàn thiện và các lợi thế về máy móc cũng như nhân công giá rẻ. Các nước phát triển như: Mỹ; Ý; Hàn Quốc; Hong Kong;… chiếm lĩnh các khâu mang lại giá trị gia tăng cao hơn như thiết kế, marketing và xây dựng thương hiệu, thương mại hóa và xuất khẩu. Trung Quốc, Mỹ, Đức và Nhật Bản là những quốc gia tiêu thụ dệt may lớn nhất thế giới. Dự đoán trong 5 năm tới, các thị trường mới nổi với quy mô dân số lớn như Trung Quốc, Ấn Độ,… sẽ tăng trưởng mạnh mẽ. Trong khi đó, thị trường dệt may tại các nước phát triển, đặc biệt là các nước Châu Âu, có xu hướng bão hòa và tăng trưởng chậm lại. [16]

Trung Quốc đã soán ngôi thống trị xuất khẩu hàng dệt may và may mặc của Liên minh Châu Âu (EU) từ năm 2010 và hiện tại vẫn luôn duy trì vị trí đứng đầu trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa dệt may và may mặc toàn cầu, bằng việc tập trung vào sản xuất những sản phẩm xơ, sợi và vải mang tính gia tăng giá trị, ví dụ như loại sản phẩm có độ dai và tính bền cao hơn, tích hợp khả năng chống tia UV và khả năng chống thấm, chống ẩm. Quốc gia này vẫn sẽ duy trì và thống trị phân khúc sản phẩm gia tăng giá trị này ngay cả khi giá trị nền sản xuất đang có chiều hướng tăng lên nhanh chóng tại những quốc gia sở hữu nền công nghiệp dệt may và may mặc có giá trị thấp hơn như Bangladesh và Việt Nam. Trong năm vừa qua, Trung Quốc đạt giá trị xuất khẩu hàng dệt may chiếm 37,1% và hàng may mặc chiếm 34,9% giá trị xuất khẩu toàn cầu. Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc nổ ra vào tháng 07/2018 kéo theo rất nhiều lo ngại khi hai nước này là những quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn và sâu rộng đối với nền kinh tế thế giới. Giới chuyên gia phân tích tài chính của Trung Quốc nhận định, cho đến nay thuế đánh vào bông sợi nước này có một tác động rất nhỏ đối với ngành dệt may của Trung Quốc bởi vì họ có rất nhiều cách thức khác nhau để tránh bị ảnh hưởng. Theo tình hình hiện tại, mức thuế 10% trên 200 tỷ USD mà Mỹ đánh vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc phần lớn chưa chạm đến hàng dệt may, ngoại trừ đồ da và các loại phụ kiện như mũ, găng tay và túi xách. [16]

Nhận định của một chuyên gia cho rằng, chiến tranh thương mại mang tính “Ăn miếng trả miếng” và khả năng mở rộng phạm vi của các rào cản thương mại sẽ làm

cho các doanh nghiệp Trung Quốc xem xét kỹ hơn việc tái cơ cấu năng lực sản xuất sang phương thức sản xuất dựa trên chuỗi cung ứng như Bangladesh và Việt Nam, còn được gọi là “Ngành thương mại gia công”, với tính toán đạt được lợi thế về chi phí lên tới 10% đối với cùng một loại sản phẩm có chất lượng và giá trị tương đương. Những tính toán này cần phải được xem xét trên nhiều phương diện, kể cả phương diện pháp lý, tuy nhiên đây vẫn được coi là một điểm sáng đáng ghi nhận đối với nền sản xuất hàng dệt may và may mặc của Trung Quốc trong bối cảnh chiến tranh thương mại ngày càng leo thang như hiện nay. [1]

1.2.2. Thực trạng về ngành dệt may ở Việt Nam

Ngành dệt may Việt Nam là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai cả nước, kim ngạch xuất khẩu năm 2018 đạt 35 tỷ USD, tăng trưởng bình quân CAGR 12% giai đoạn 2011-2018, hàng may mặc chiếm phần lớn (80%), do ngành may mặc là ngành sử dụng nhiều lao động nên sẽ dần chuyển dịch về phía những quốc gia có lực lượng lao động dồi dào, chi phí sản xuất thấp. [16]

Ngành dệt may Việt Nam chủ yếu là ngành gia công (CMT, FOB cấp 1) khiến giá trị xuất khẩu mặc dù rất lớn nhưng lợi nhuận thấp do biên lợi nhuận của mảng gia công thấp. Vấn đề lớn của ngành là mất cân bằng cung cầu trong chuỗi giá trị. Mảng sợi xuất khẩu những mảng may lại phải nhập khẩu vải, nguyên nhân do mảng dệt nhuộm ở Việt Nam chưa phát triển, khiến không tự chủ được nguyên liệu.

Theo tổng cục thống kê, ngành dệt may năm 2018 ghi nhận doanh thu toàn ngành đạt 30.4 tỷ USD (+16.6% YoY), trong đó chủ yếu xuất khẩu hàng may mặc (chiếm 80%), theo sau là xuất khẩu vải (chiếm 6%) và xuất khẩu xơ, sợi (chiếm 11%). Sự tăng trưởng tích cực này còn được thể hiện ở việc giá trị xuất khẩu đến các thị trường chủ lực cũng lần lượt tăng tích cực. Cụ thể trong năm 2018, giá trị xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng 14% và tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hàng dệt may Việt Nam (chiếm 47% giá trị xuất khẩu toàn ngành). Trong khi đó, hàng dệt may Việt nam đang tiến dần đến vị trí dẫn đầu tại 2 thị trường tiềm năng là Hàn Quốc và Nhật Bản. [4]

Dự đoán trong những năm tới, ngành dệt may Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi lớn từ các sự kiện trên thế giới, đặc biệt từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nổ ra từ tháng 7/2018:

- Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung diễn ra đem lại cơ hội dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam: Hàng dệt may Việt Nam đứng thứ 2 thị phần nhập khẩu tại Mỹ, chỉ sau Trung Quốc. Vì vậy, ngành dệt may Việt nam được kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ sự dịch chuyển đơn hàng khi hàng dệt may Trung Quốc đang bị áp thuế 25%. Từ 2014-2018, thị phần xuất khẩu của Trung Quốc tại thị trường Mỹ có dấu hiệu giảm dần, thị phần hàng dệt may Việt Nam đã tăng từ 9% lên 13% và tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. [14]

- Việt Nam, Bangladesh sẽ có lợi thế lớn nhờ chi phí nhân công giá rẻ và năng lực sản xuất mạnh. Bangladesh phần lớn là các đơn hàng có khối lượng lớn, yêu cầu kỹ thuật đơn giản và điều kiện lao động ở mức thấp.

- Trong trung dài hạn, Việt Nam sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ làn sóng dịch chuyển sản xuất gia công may mặc ra khỏi Trung Quốc sang các quốc gia láng giềng. Tuy nhiên, trong dài hạn cần phải có giải pháp đi sâu vào trong chuỗi giá trị (ODM, OEM), những lợi thế về chi phí của Việt Nam sẽ mất dần đi và gặp phải áp lực cạnh tranh lớn từ các quốc gia như: Campuchia; Bangladesh;… hay thậm chí từ chính các doanh nghiệp FDI may mặc chuyển dịch từ Trung Quốc sang nhằm tận dụng các cơ hội về ưu đãi thuế. [14]

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA BỘ PHẬN SẢN XUẤT TRỰC TIẾP

TẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ

2.1. Tổng quan về Công ty Scavi Huế2.1.1. Giới thiệu về Công ty Scavi Huế 2.1.1. Giới thiệu về Công ty Scavi Huế

- Tên chính thức:Công ty Scavi Huế

- Tên giao dịch:SCAVI HUE COMPANY

- Địa chỉ: Khu công nghiệp Phong Điền, thị trấn Phong Điền, Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên-Huế

- Mã số thuế: 3300382362 (Được đăng ký và quản lý bởi cục thuế tỉnh Thừa Thiên – Huế)

-Số điện thoại:02343.751.751 -Fax:02343.751.761

-Email:scavi@scavihue.com

-Website: www.scavi.com.vn

Logo công ty Scavi Huế

Công ty Scavi Huế được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh vào ngày 22/11/2005 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/11/2006. Công ty thuộc tập đoàn Scavi và được đầu tư bởi Công ty mẹ là Tập đoàn Corele International Pháp, một trong top những tập đoàn hàng đầu tại Châu Âu trong ngành kỹ nghệ trang phục lingerie với trên 140 năm trong nghề. Sau hơn 28 năm phát triển với chiến lược cung ứng chuỗi dây liên kết từ sáng tạo đến dịch vụ Sourcing, Out-Sourcing, Công ty Cổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của bộ phận sản xuất trực tiếp tại công ty SCAVI huế (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)