5. Bố cục đề tài
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Scavi Huế
Tập đoàn Scavi là tập đoàn được cấp giấy phép đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đầu tiên (FDI) vào năm 1988 nhưng đến năm 2006, Công ty Scavi Huế mới chính thức đi vào hoạt động. Mặc dù vậy, trải qua hơn 13 năm hình thành và phát triển, công ty Scavi Huế đã có những bước tiến mạnh mẽ, liên tục mở rộng quy mô sản xuất trong những năm gần đây. Theo đó, vào năm 2016 công ty đã chính thức khánh thành và đưa vào hoạt động nhà máy thứ 3 được xây dựng trên diện tích 35.000m2 với tổng mức đầu tư khoảng 5 triệu USD, quy mô có sức chứa 40 chuyền may. Nhà máy được hoàn thành sau gần 1 năm triển khai xây dựng và đã tạo thêm được việc làm cho khoảng 1.600 lao động. [21]
Các nhà máy tại công ty được xây dựng theo mô hình công nghệ hiện đại, có khả năng tiết giảm được chi phí sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm để đáp ứng cho các đối tác xuất khẩu.
Như vậy, đến thời điểm hiện tại, Công ty Scavi Huế đã có 3 nhà máy hoạt động liên hoàn tại KCN Phong Điền, giải quyết việc làm cho hơn 6.500 lao động, doanh thu năm 2017 đạt 2.471 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 105,6 triệu USD. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2018, doanh thu đạt 1.130 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 150,6 triệu USD, đóng góp ngân sách tại địa phương khoảng 24 tỷ đồng.
Sau hơn 13 năm có mặt tại Huế, Scavi đã đạt được những thành quả khích lệ, khẳng định được thương hiệu trên địa bàn tỉnh, giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ngoài những thành tích về sản xuất kinh doanh, Scavi Việt Nam cũng là một đơn vị giới thiệu đầu tư, hỗ trợ xúc tiến đầu tư rất lớn cho tỉnh Thừa Thiên Huế. Qua nghiên cứu được biết, hiện nay Tập đoàn Corèle International, Scavi đang có những kiến nghị đề xuất với tỉnh Thừa Thiên Huế trong mở rộng đầu tư trong những năm tới.