Tổng quan về các nghiêncứu liên quan đến phát triển kênh phânphối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm dịch vụ trả trước mobifone tại thị trường tỉnh quảng trị (Trang 30 - 32)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊNCỨU

1.4. Tổng quan về các nghiêncứu liên quan đến phát triển kênh phânphối

Đầu tiên phải nhắc đến mô hình nghiên cứu của Bert RosenBloom (1991) theo nghiên cứu thì đa số các thành viên trong kênh phân phối thường đánh giá cao những đảm bảo của nhà phân phối trong 4 lĩnh vực: (1) Dòng sản phẩm mang lại lợi nhuận tốt, (2) Hỗ trợ xúc tiến quảng cáo, (3) hỗ trợ quản lý và (4) Chính sách buôn bán vàquan hệ hữu nghị. Nghiên cứu này đã phát hiện ra những yếu tố chính được các thànhviên trong kênh phân phối nói chung và các nhà bán lẻ nói riêng đều đánh giá cao.

Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Analeeb về việc kiểm chứng sự phụ thuộc và sự tín nhiệm ảnh hưởng đến sự hài lòng trong một kênh phân phối. Lý thuyết này cho rằng càng có nhiều niềm tin trong mối quan hệ, sự hài lòng điểm bán lẻ càng cao. Để chứng minh được lý thuyết này, một số mô hình nghiên cứu được đưa ra áp dụng cho 72 nhà quản lý bán hàng và mua hàng. Kết quả khảo sát cho thấy không cần thiết phải xây dựng mối quan hệ giữa sự tín nhiệm và sự hài lòng. Nhưng kết quả của nghiên cứu lại cho thấy rằng mức độ phụ thuộc quyết định đến mức độ hài lòng.

Từ nhiều nghiên cứu nhóm tác giả Nguyễn Đức Kì, Trần Mỹ Vân, Lương Minh Trí (2011) đã tổng kết, tổng hợp, đánh giá trong mối liên hệ với điều kiện sản xuất, phân phối tại Việt Nam. Nghiên cứu của nhóm tác giả đã rút ra được 6 yếu tố tác động đến sự hài lòng của nhà bán lẻ đối với nhà sản xuất. Đó là: (1) Cung cấp hàng hóa, (2) Chính sách bán hàng, (3) Hỗ trợ thông tin bán hàng, (4) Hỗ trợ cơ sở vật chất và trang thiết bị, (5) Hỗ trợ về nghiệp vụ, (6) Quan hệ cá nhân.

Một nghiên cứu khá toàn diện là của Schellhase, Hardock, Ohlwein (2000) về sự hài lòng của các nhà bán lẻ đối với công ty Edeka, Metro, Reww và một số công ty khác đã xác định được 10 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà bán lẻ đối với các nhà sản xuất, đó là: (1) Tiếp xúc cá nhân, (2) Đóng gói, hậu cần, (3) Khuyến mại, (4)Mức độ hợp tác, (5) Trưng bày, (6) Quản lý sản phẩm, (7) Chính sách giá, (8) Chính sách bán hàng, (9) Chất lượng và linh động, (10) Các tình huống. Nghiên cứu này đãchỉ ra một cách chi tiết rõ ràng các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà bán lẻ với nhà sản xuất.

Theo Philip Kotler (2002), Sự thỏa mãn- hài lòng của khách hàng là mức độ của trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ việc tiêu dùng sản phẩm/ dịch vụvới những kỳ vọng của họ. Mức độ hài lòng phụ thuộcvào sự khác biệt giữa kết quả nhận được và kỳ vọng, nếu kết quả thực tế thấp hơn kỳ vọng thì khách hàng không hài lòng, nếu kết quả thực tế cao hơn kỳ vọng thì khách hàng hài lòng.

Nhìn chung mô hình nghiên cứu đưa ra những thuộc tính khác nhau để đánh giá sự hài lòng của điểm bán lẻ. Tuy nhiên những mô hình này chỉ đưa ra những yếu tố đánh giá sự hài lòng của điểm bán lẻ đối với nhà sản xuất mà chưa đưa ra được những nhóm yếu tố cụ thể có thể phan tích tác động vào sự hài lòng của nhà bán lẻ và cho phép đo lường hiệu quả thể hiện được các yếu tố đó, nhất là lĩnh vực dịch vụ viễn thông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm dịch vụ trả trước mobifone tại thị trường tỉnh quảng trị (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)