Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model TAM)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng của khách hàng đối với dịch vụ truyền hình FPT play box tại công ty cổ phần viễn thông FPT – chi nhánh huế (Trang 31 - 33)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.7.3. Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model TAM)

- Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) đã được áp dụng trong các ngữ cảnh khác nhau để điều tra nhiều loại công nghệ thông tin (Lai Li, 2005). Mô hình chấp Trường Đại học Kinh tế Huế

nhận công nghệ (TAM) được phát triển bởi Davis (1986) để giải thích hành vi sử dụng máy tính. Cơ sở lý thuyết của mô hình là lý thuyết hành động hợp lý (TRA) của Fishbein & Ajzen (1975) - một mô hình nghiên cứu rộng rãi từ tâm lý xã hội, liên quan đến các yếu tố quyết định đến hành vi dự định một cách có ý thức. Ndubisi (2005) chỉ ra rằng "Hầu hết các nghiên cứu TAM trước đây đã đo lường việc sử dụng dựa trên ý định- một bước được đòi hỏi bởi một số nhà nghiên cứu". Qua xem xét, nghiên cứu của ông đã thừa nhận TAM như là một nền tảng lý thuyết để kiểm tra mối quan hệ giữa nhận thức và hành vi sử dụng thực tế. Mô hình này đã được áp dụng rộng rãi để dự đoán sự chấp nhận của CNTT và các giá trị đã được chứng minh rộng rãi qua các hệ thống công nghệ thông tin (Plouffe và các cộng sự, 2001). TAM được sử dụng dựa trên lý thuyết tâm lý xã hội và có các công cụ đo lường có giá trị và đáng tin cậy (Luarn & Lin, 2004). Theo định nghĩa của Davis (1989), hai yếu tố quyết định cơ bản: nhận thức sự hữu ích và nhận thức tính dễ sử dụng là công cụ trong việc giải thích việc sử dụng và hành vi đối với việc sử dụng các công nghệ mới

Sơ đồ 3: Mô hình chấp nhận công nghệ TAM

(Nguồn: Fred David, 1989 )

- Hai yếu tố cơ bản của mô hình là sự hữu ích cảm nhận và sự dễ sử dụng cảm nhận. Sự hữu ích cảm nhận là “mức độ để một người tin rằng sử dụng hệ thống đặc thù sẽ nâng cao sự thực hiện công việc của chính họ”. Sự dễ sử dụng cảm nhận là “mức độ mà một người tin rằng sử dụng hệ thống đặc thù mà không cần sự nỗ lực”.

- Mô hình chấp nhận công nghệ TAM được mô phỏng từ mô hình TRA, được công nhận rộng rãi và được xem là mô hình đặc trưng, hữu ích và có độ tin cậy cao Trường Đại học Kinh tế Huế

trong việc nghiên cứu sự chấp nhận công nghệ thông tin (Information Technology) của người sử dụng. TAM thừa nhận rằng hai yếu tố nhận thức sự hữu ích và nhận thức tính dễ sử dụng là nền tảng quyết định sự chấp nhận của người dùng đối với hệ thống. Tầm quan trọng của hai yếu tố vừa nêu dựa trên phân tích từ nhiều khía cạnh như: thuyết mong đợi, thuyết quyết định hành vi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng của khách hàng đối với dịch vụ truyền hình FPT play box tại công ty cổ phần viễn thông FPT – chi nhánh huế (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)