Thuyết về hai nhân tố của Herzberg

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến lòng trung thành của công nhân tại công ty cổ phần phước hiệp thành (Trang 25 - 26)

6. Bố cục đề tài

1.1.3.5. Thuyết về hai nhân tố của Herzberg

Học thuyết hai nhân tố của Herzberg (1959) này dựa trên cơ sở quan điểm tạo động lực là kết quả của sự tác động của nhiều nhân tố. Trong đó có các nhân tố tạo nên sự thoả mãn và không thoả mãn. Bản thân mỗi nhân tố đều bao gồm cả hai mặt trên tuỳ thuộc vào việc nó được thực thi như thế nào, được đáp ứng như thế nào để thấy rõ bản chất của các nhân tố. Học thuyết này được phân ra làm hai nhân tố có tác dụng tạo động lực là:

Nhóm nhân tố duy trì: Đó là các nhân tố thuộc về môi trường làm việc của người lao động, các chính sách chế độ quản trị của Doanh nghiệp, tiền lương, sự hướng dẫn công việc, các quan hệ với con người, các điều kiện làm việc. Các nhân tố này khi được tổ chức tốt thì nó có tác dụng tăng sự hài lòng đối với công việc cũng như tăng lòng trung thành của người lao động với doanh nghiệp.

Nhóm nhân tố thúc đẩy: Đó là các nhân tố tạo nên sự thoả mãn, sự thành đạt, sự thừa nhận thành tích, bản thân công việc của người lao động, trách nhiệm và chức năng lao động sự thăng tiến. Đây chính là năm nhu cầu cơ bản của người lao động khi tham gia làm việc. Đặc điểm nhóm này là nếu không được đáp ứng thì dẫn đến bất mãn, nếu được đáp ứng thì sẽ có tác dụng tạo động lực và tăng lòng trung thành.

Nhóm thứ nhất chỉ có tác dụng duy trì trạng thái làm việc bình thường. Mọi người lao động đều mong muốn nhận được tiền lương tương xứng với sức lực của họ, công ty được quản trị một cách hợp lý và điều kiện làm việc của họ được thoải mái. Khi các nhân tố này được thỏa mãn, đôi khi họ coi đó là điều tất nhiên. Nhưng nếu không có họ sẽ trở nên bất mãn và hiệu suất làm việc giảm sút. Tập hợp các nhân tố thứ hai là những nhân tố có tá dụng thúc đẩy thật sự, liên quan đến bản chất công việc. Khi thiếu vắng các nhân tố thúc đẩy, người công nhân sẽ biểu lộ sự không hài lòng, lười biếng và thiếu sự thích thú làm việc. Những điều này gây ra sự bất ổn về mặt tinh thần. Vì vậy, theo Herzberg, thay vì cố gắng cải thiện các nhân tố duy trì, các nhà quản trị nên gia tăng các nhân tố thúc đẩy nếu muốn có sự hưởng ứng tích cực của người lao động. Việc đáp ứng các nhân tố duy trì và thúc đẩy tạo ra động lực làm việc cho người lao động khiến họ gắn bó lâu dài với công việc và tăng lòng trung thành với tổ chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến lòng trung thành của công nhân tại công ty cổ phần phước hiệp thành (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)