Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến lòng trung thành của công nhân tại công ty cổ phần phước hiệp thành (Trang 55 - 59)

6. Bố cục đề tài

2.3.3.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập

Trước khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA, nghiên cứu tiến hành kiểm định KMO và Bartlett‟s Test nhằm xem xét việc phân tích các nhân tố có phù hợp với nghiên cứu hay không. Trong đó, trị số KMO là chỉ số kiểm tra sự phù hợp của phân tích nhân tố. Theo Kaiser (1974) đề nghị:

Giá trị KMO >= 0,9: Phân tích nhân tố rất tốt.

0,8 =< Giá trị KMO < 0,9: Phân tích nhân tố tốt.

0,7 =< Giá trị KMO < 0,8: Phân tích nhân tố chấp nhận được.

0,6 =< Giá trị KMO < 0,7: Phân tích nhân tố tạm chấp nhận được.

0,5 =< Giá trị KMO < 0,6: Phân tích nhân tố xấu.

Giá trị KMO < 0,5: Phân tích nhân tố không chấp nhận được.

Còn kiểm định Bartlett‟s Test được dùng để kiểm định sự tương quan của các biến được đưa vào mô hình. Để thỏa mãn điều kiện này thì mức ý nghĩa Sig. của kiểm định Bartlett‟s Test phải nhỏ hơn 0.05.

Bảng 2.8: Kiểm định KMO và Bartlett's Test biến độc lập Kiểm định KMO và Kiểm định Bartlett

Hệ số KMO 0,779

Kiểm định Bartlett

Approx. Chi-Square 2319,828

df 378

Sig. 0,000

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS năm 2020)

Dựa vào kết quả kiểm định ở bảng trên ta thấy, hệ số KMO là 0,779 lớn hơn 0,5. Đồng thời, mức ý nghĩa Sig. của kiểm định Bartlett‟s Test là 0,000 nhỏ hơn 0,05 nên ta có thể kết luận các biến có sự tương quan với nhau. Vì vậy, có thể tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA.

Sau khi kiểm định điều kiện để phân tích nhân tố đó là kiểm định KMO và Kiểm định Bartlett, phân tích nhân tố khám phá được thực hiện. Khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá ta chọn phương pháp xoay nhân tố Varimax procedure.

Những biến có hệ số tải Factor Loading nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại khỏi mô hình

Những biến tải lên hai hay nhiều nhóm nhân tố và có chênh lệch hệ số tải giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại khỏi mô hình.

Loại những biến xuất hiện tách biệt ở nhân tố chỉ có một biến duy nhất.

Bảng 2.9: Hệ số tải các nhân tố

Biến quan sát Hệ số tải các nhân tố thành phần

1 2 3 4 5 6 7 DT2 0,891 DT1 0,870 DT3 0,847 DT4 0,810 BCCV5 0,878 BCCV4 0,874 BCCV3 0,862 BCCV1 0,757 DKLV1 0,905 DKLV2 0,859 DKLV3 0,783 DKLV4 0,783 TL2 0,819 TL1 0,817 TL3 0,811 TL4 0,761 LD1 0,832 LD2 0,776 LD3 0,758 LD 0,733 DN 0,791 DN 0,790 DN 0,770 DN 0,704 PL 0,833 PL 0,819 PL 0,724 PL 0,663 Hệ số Engeivalue 6,891 3,086 2,794 2,280 1,904 1,730 1,501 Phương sai trích lũy

tiến (%) 24,610 11,021 9,978 8,141 6,799 6,178 5,359

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS năm 2020)

Kết quả phân tích EFA tại mức giá trị Eigenvalue lớn hơn hoặc bằng 1 với phương sai trích Princcipal Components và phép quay Varimax, phân tích nhân tố đã rút trích được 7 nhân tố với 28 biến quan sát. Tổng phương sai trích là 72,086% (có nghĩa là 7 nhân tố được trích ở trong EFA nó phản ánh được 72,086% sự biến thiên của tất cả các biến quan sát được đưa vào) lớn hơn 50% nên hoàn toàn đạt yêu cầu.

6 nhân tố đƣợc xác định đƣợc đặt tên và giải thích nhƣ sau: Nhân tố 1: Đào tạo thăng tiến

Nhân tố này có Engeivalue là 6,891 và giải thích được 24,610% phương sai, bao gồm 4 biến quan sát: “Anh/Chị được đào tạo cho công việc và phát triển nghề nghiệp”, “Có nhiều cơ hội thăng tiến khi làm việc tại công ty”, “Công ty tạo điều kiện thăng tiến, cơ hội phát triển cá nhân”, “Anh/Chị hiểu rõ về chính sách thăng tiến”.

Nhân tố 2: Bản chất công việc

Nhân tố này có Engeivalue là 3,086 và giải thích được 11,021% phương sai, bao gồm 4 biến quan sát: “Công việc Anh/Chị đang làm phù hợp với năng lực”, “Công

việc được phân chia hợp lý”, “Anh/Chị cảm thấy công việc đang làm đầy thú vị”,

Công việc có nhiều thách thức”.

Nhân tố 3: Điều kiện làm việc

Nhân tố này có Engeivalue là 2,794 và giải thích được 9,978% phương sai.

Nhân tố này bao gồm 4 biến quan sát: “Nơi làm việc an toàn”, “Được trang bị

đầy đủ trang thiết bị cho công việc”, “Môi trường làm việc thoải mái”, “Địa điểm làm

việc thuận tiện”.

Nhân tố 4: Tiền lƣơng

Nhân tố này có Engeivalue là 2,280 và giải thích được 8,141% phương sai bao gồm 4 biến quan sát: “Tiền lương trả tương xứng với kết quả làm việc”, “Tiền lương

được trả ngang bằng giữa các công nhân”, “Tiền lương dduojc trả ngang bằng với

các doanh nghiệp khác”, “Tiền lương đủ trang trải cho cuộc sống”.

Nhân tố 5: Lãnh đạo

Nhân tố này có Engeivalue là 1,904 và giải thích được 6,799% phương sai bao gồm 4 biến quan sát: “Cấp trên của Anh/Chị là người có năng lực”, “Anh/Chị nhận

được sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên”, “Cấp trên luôn đánh giá công bằng”, “Cấp trên luôn lắng nghe ý kiến của Anh/Chị”.

Nhân tố 6: Đồng nghiệp

Nhân tố này có Engeivalue là 1,730 và giải thích được 6,178% phương sai và bao gồm 4 biến quan sát: “Đồng nghiệp luôn thân thiện”, “Đồng nghiệp luôn quan tâm

giúp đỡ nhau”, “Đồng nghiệp luôn cố gắng thực hiện tốt công việc được giao”, “Đồng

nghiệp phối hợp làm việc có hiệu quả”.

Nhân tố 7: Phúc lợi

Nhân tố này có Engeivalue là 1,501 và giải thích được 5,359% phương sai và bao gồm 4 biến quan sát: “Anh/Chị hiểu rõ về chính sách phúc lợi của công ty”, “Chính sách phúc lợi hấp dẫn”, “Chính sách phúc lợi thể hiện sự quan tâm của công ty”, “Anh/Chị được trợ cấp phúc lợi theo đúng quy định pháp luật”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến lòng trung thành của công nhân tại công ty cổ phần phước hiệp thành (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)