6. Bố cục đề tài
2.3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc
Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập, nghiên cứu sẽ tiếp tục kiểm định hệ số KMO và Bartlett‟s Test để phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc, dựa vào các tiêu chuẩn tương tự như việc kiểm định của các biến độc lập ở bước trên.
Nhân tố này gồm 4 biến quan sát: “Anh/chị hài lòng với công việc hiện tại”, “Anh/chị sẽ tiếp tục gắn bó lâu dài với công ty”, “Anh/Chị sẽ giới thiệu bạn bè và người thân vào làm việc tại công ty nếu có cơ hội”, “Anh/Chị tự hào khi giới thiệu sản phẩm của công ty với mọi người”.
Bảng 2.10: Kiểm định KMO và Bartlett's Test biến phụ thuộc Kiểm định KMO và Kiểm định Bartlett
Hệ số KMO 0,806
Kiểm định Bartlett
Approx. Chi-Square 209,803
df 6
Sig. 0,000
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS năm 2020)
Với kết quả kiểm định từ bảng trên ta có, hệ số KMO bằng 0,806 đã lớn hơn tiêu chuẩn đặt ra là 0,5 và mức ý nghĩa Sig. của kiểm định Bartlett‟s Test bằng 0,000 nhỏ hơn 0,05. Vì vậy, ta có thể kết luận kiểm định trên đã đạt tiêu chuẩn và điều kiện đặt ra. Cho thấy các biến quan sát của biến phụ thuộc có sự tương quan với nhau, phù hợp để phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc.
Bảng 2.11: Rút trích nhân tố biến phụ thuộc
Biến quan sát Hệ số tải 1 LTT4 0,847 LTT2 0,818 LTT3 0,808 LTT1 0,792
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS năm 2020)
Theo kết quả có được từ bảng trên, ta nhận thấy cả 4 biến quan sát có hệ số tải lần lượt là: 0,847; 0,818; 0,808; 0,792 đều lớn hơn 0,50 nên cả 4 biến quan sát trên được giữ lại cho các phân tích tiếp theo.
Ngoài ra, ta thấy hệ số phương sai tích lũy tiến đạt 66,668% cũng đã lớn hơn 50% và nhân tố này có Engeivalue là 2,667 nên ta có kết quả từ việc phân tích nhân tố khám phá đã rút trích ra được một nhân tố. Nhân tố này được gọi tên là “Lòng trung thành” bao gồm 4 biến quan sát: LTT1; LTT2; LTT3; LTT4.
Nhận xét:
Sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập và biến phụ thuộc, nghiên cứu đã xác định được 7 nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của công nhân công ty cổ phần Phước Hiệp Thành, đó là các nhân tố: “Đào tạo thăng tiến”;”Bản chất công việc “Điều kiện làm việc”; “Tiền lương”; “Lãnh đạo”; “Đồng
nghiệp”, “Phúc lợi”.
Như vậy, sau khi kết thúc quá trình kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach‟s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, đề tài quyết định lựa chọn mô
hình nghiên cứu như đề xuất ban đầu. Bao gồm: 1 biến phụ thuộc có 4 biến quan sát và 7 biến độc lập với 28 biến quan sát.