Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2017-2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến lòng trung thành của công nhân tại công ty cổ phần phước hiệp thành (Trang 48)

6. Bố cục đề tài

2.2.2. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2017-2019

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2017-2019

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch

vụ (1) 110.514 115.778 119.615 104,76% 103,31%

Các khoản giảm trừ doanh thu (2) 75 74 77 98,67% 104,05%

Doanh thu hoạt động tài chính (3)

350 362 368 103,43% 101,66%

Chi phí sản xuất, kinh doanh hàng

hóa, dịch vụ (4) 107.113 111.854 115.169 104,43% 102,96%

Chi phí tài chính (5) 940 943 954 100,32% 101,17%

Tổng doanh thu (6) = (1) + (3) 110.864 116.140 119.983 104,76% 103,31%

Tổng chi phí (7) = (2) + (4) + (5) 108.128 112.871 116.200 104,39% 102,95%

Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản

xuất kinh doanh (8) (8) = (6) – (7) 2.736 3.269 3.783 119,48% 115,72%

(Nguồn: Phòng kế toán của công ty năm 2017-2019)

Nhận xét:

Dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh ở trên cho ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua từng năm đều có sự biến động và là sự biến động tích cực. Doanh thu và lợi nhuận có sự tăng lên liên tục đó là do công ty không ngừng mở rộng quy mô bằng cách mở thêm các phân xưởng khác và lực lượng lao động chủ yếu là nông thôn chưa qua đào tạo, làm việc tại chỗ nên chi phí nhân công thấp hơn so với các vùng khác. Ngoài ra nhân viên ngày càng được nâng cao tay nghề và kinh nghiệm nên chất lượng sản phẩm đảm bảo làm gia tăng số lượng đơn đặt hàng.

Cụ thể, tổng doanh thu của công ty năm 2017 đạt được khoảng 110,514 tỷ đồng, tổng chi phí của công ty rơi vào khoảng 108,128 tỷ đồng và qua đó đem lại nguồn lợi nhuận thuần là 2,736 tỷ đồng.

Đến năm 2018, tổng doanh thu của công ty có sự tăng trưởng tương đối lớn khi đạt khoảng 115,778 tỷ đồng, tăng lên khoảng 5,264 tỷ đồng tương ứng 4,76% so với năm 2017.

Tổng chi phí của công ty rơi vào khoảng 112,871 tỷ đồng và tăng 4,39% so với năm 2017. Đồng thời nguồn lợi nhuận thuần mà công ty đạt được khoảng 3,269 tỷ đồng tăng 19,48% so với năm 2017. Cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty có sự chuyển biến tích cực và hiệu quả.

Đến năm 2019, công ty có sự tăng trưởng cũng tương đối khi tổng doanh thu của công ty đạt được khoảng 119.615 tỷ đồng, tăng lên khoảng 3,837 tỷ đồng tương ứng với 3,31% so với năm 2018. Tổng chi phí của công ty cũng tăng lên và rơi vào khoảng 116,2 tỷ đồng tương ứng tăng 2,95% so với năm 2018. Đồng thời đem lại nguồn lợi nhuận thuần đạt được khoảng 3,783 tỷ đồng, tăng 15,72% so với năm 2018.

Rõ ràng, với mức tăng trưởng của tổng doanh thu cũng như nguồn lợi nhuận thuần như trên cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty đang đi đúng hướng và rất hiệu quả khi mức tăng trưởng đều tăng qua các năm. Đó là một tín hiệu rất đáng mừng đối với công ty cổ phần Phước Hiệp Thành.

Tuy nhiên, ngành sản xuất đồ nội thất của công ty là ngành sản xuất đòi hỏi nguồn nguyên vật liệu nhiều, cũng như phát sinh nhiều chi phí liên quan như: chi phí vận chuyển, chi phí nhân công…nên tổng chi phí hoạt động của công ty vẫn còn cao, dẫn đến lợi nhuận của công ty chỉ đạt trung bình xấp xỉ 10% trên 1 năm hoạt động.

2.3. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến lòng trung thành của công nhân Công ty Cổ phần Phƣớc Hiệp Thành

2.3.1. Đặc điểm mẫu điều tra

Bảng 2.5: Đặc điểm mẫu điều tra

Chỉ tiêu Số lƣợng Cơ cấu (%)

Vị trí công việc

Công nhân đan 49 33,8

Công nhân cơ khí 40 27,6 Công nhân hoàn thiện sản phẩm 25 17,2 Cắt dây, bắn ghế, sơn ghế 18 12,4 Công nhân sơn tĩnh điện 7 4,8

Sản xuất dây 6 4,1

Thời gian làm việc

Dưới 2 năm 16 11 Từ 2 đến 5 năm 94 64,8 Trên 5 năm 35 24,1 Giới tính Nam 76 52,4 Nữ 69 47,6 Độ tuổi Từ 18 đến 25 tuổi 15 10,3 Từ 26 đến 35 tuổi 26 17,9 Từ 36 đến 45 tuổi 58 40 Trên 45 tuổi 46 31,7 Trình độ học vấn Phổ thông 134 92,4 Trung cấp, Cao đẳng 8 5,5 Đại học, Sau đại học 3 2,1

Thu nhập bình quân

Từ 3 đến 5 triệu đồng 93 64,4 Từ 5 đến 7 triệu đồng 50 34,5 Từ 7 đến 10 triệu đồng 2 1,4

Trên 10 triệu đồng 0 0

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS năm 2020)

Đặc điểm mẫu theo vị trí công việc

Dựa vào bảng trên ta thấy trong 145 người được khảo sát thì công nhân đan chiếm tỉ lệ cao nhất với 49 người chiếm 33,8%, tiếp theo là công nhân cơ khí với 40 người chiếm 27,6%. Hoàn thiện sản phẩm với 25 chiếm 17,2%. Cắt dây, bắn ghế, sơn ghế với 18 người chiếm 12,4%. Còn lại là sơn tĩnh điện với 7 người chiếm 4,8% và sản xuất dây là 6 người chiếm 4,1%. Tỉ lệ mẫu khá tương đồng với tỉ lệ công nhân trong từng công việc của công ty.

Đặc điểm mẫu theo thời gian làm việc

Dựa vào kết quả điều tra ta có thể thấy, trong 145 người được khảo sát thì thâm niên từ 2 đến 5 năm chiếm tỉ lệ cao nhất với 94 người chiếm 64,8 %, thâm niên trên 5 năm chiếm tỉ lệ cao thứ hai với 35 người chiếm 24,1% và cuối cùng là thâm niên dưới 2 năm chiếm tỉ lệ thấp nhất với 16 người chiếm 11%. Thực chất công việc sản xuất sản phẩm thủ công khá nhẹ nhàng và không có áp lực lớn với công nhân nên thâm niên của họ thường khá cao.

Đặc điểm mẫu theo giới tính

Dựa vào kết quả điều tra có được thì trong 145 người được khảo sát có 69 người là nữ chiếm 47,6% và có 76 người là nam chiếm 52,4%. Từ kết quả ở trên ta có thể thấy số người lao động nữ và số lượng lao động nam không có sự chênh lệch quá lớn điều này cũng dễ hiểu khi lao động của công ty cũng không có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ.

Đặc điểm mẫu theo độ tuổi

Dựa vào kết quả điều tra có được thì ta có thể thấy, trong 145 người được khảo sát thì độ tuổi từ 36 đến 45 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất với 58 người chiếm 40%, tiếp theo là độ tuổi trên 45 với 46 người chiếm 31,7%, và độ tuổi từ 26 đến 35 chiếm 17,9% với 26 người. Cuối cùng là độ tuổi dưới 25 tuổi chiếm tỉ lệ thấp nhất với 15 người chiếm 10,3%. Kết quả như trên khá hợp lí khi công việc đòi hỏi sự kiên trì và tỉ mỉ phù hợp hơn với những người đã trên 25 tuổi.

Đặc điểm mẫu theo trình độ học vấn

Dựa vào kết quả điều tra ta có thể thấy, trong 145 người được khảo sát thì có sự chênh lệch rất lớn giữa nhóm lao động có trình độ phổ thông so với 2 nhóm trình độ còn lại. Đối với nhóm lao động có trình độ phổ thông thì có đến 134 người chiếm đến

92,4%. Đối với nhóm lao động có trình độ đại học và sau đại học thì có 3 người chiếm 2,1% còn lại nhóm lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp với 8 người chiếm 5,5%. Kết quả điều tra ở trên cũng có thể dễ hiểu khi công việc chủ yếu là sản xuất các sản phẩm thủ công nên không yêu cầu trình độ học vấn cao. Chỉ có số ít làm công nhân cơ khí, các bộ phận khác thì mới yêu cầu có trình độ học vấn cao hơn.

Đặc điểm mẫu theo thu nhập bình quân

Dựa vào kết quả điều tra ta thấy rằng, trong 145 người được khảo sát thì có đến 93 người có mức thu nhập bình quân từ 3 đến 5 triệu chiếm tỉ lệ cao nhất với 64,1%, thu nhập bình quân từ 5 đến 7 triệu có 50 người chiếm tỉ lệ cao thứ hai với 34,5% và cuối cùng là thu nhập bình quân từ 7 đến 10 triệu là 2 người chiếm 1,4% và không có thu nhập trên 10 triệu. Vì đa phần người được khảo sát là công nhân đan bện nên thu nhập bình quân của họ phần lớn là dưới 5 triệu đồng, chỉ có công nhân cơ khí, lái xe và công nhân làm việc đạt hiệu quả cao thì mức thu nhập bình quân mới trên 5 triệu đồng.

2.3.2. Kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Trong nghiên cứu này, đề tài sử dụng thang đo bao gồm 7 biến độc lập, trong đó: Biến “Bản chất công việc” có 4 biến quan sát; Biến “Điều kiện làm việc” có 4 biến quan sát; Biến “Tiền lương” có 5 biến quan sát; Biến “Đào tạo thăng tiến” có 4 biến quan sát và biến “Lãnh đạo”, “Đồng nghiệp”, “Phúc lợi” đều có 4 biến quan sát.

Để thực hiện được các phân tích và kiểm định về sau có được những kết quả chính xác nhất thì nghiên cứu tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach‟s Alpha. Trong đó,

Hệ số Cronbach‟s Alpha <0,6: Thang đo không phù hợp.

Hệ số Cronbach‟s Alpha từ 0,6 đến 0,7: Thang đo chấp nhận được với các nghiên cứu mới.

Hệ số Cronbach‟s Alpha từ 0,7 đến 0,8: Thang đo chấp nhận được.

Hệ số Cronbach‟s Alpha từ 0,8 đến 0,9: Thang đo tốt.

Hệ số Cronbach‟s Alpha >=0,95: Thang đo chấp nhận được nhưng không tốt. Trong các nhóm nhân tố, biến nào có hệ số tương quan biến tổng bé hơn 0,3 thì sẽ bị loại khỏi nghiên cứu. Sau khi chạy kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach‟s Alpha ta có bảng sau:

Bảng 2.6 : Kiểm định Cronbach’s Alpha biến độc lập

Biến quan sát Hệ số tƣơng quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Bản chất công việc:Cronbach‟s Alpha = 0,890

BCCV1 0,650 0,897

BCCV2 0,758 0, 859

BCCV3 0,819 0,835

BCCV4 0,811 0,838

Điều kiện làm việc: Cronbach‟s Alpha = 0,877

DKLV1 0,686 0,861

DKLV2 0,778 0,825

DKLV3 0,639 0,877

DKLV4 0,845 0,796

Tiền lương: Cronbach‟s Alpha = 0,785

TL1 0,669 0,709

TL2 0,674 0,704

TL3 0,678 0,708

TL4 0,627 0,725

TL5 0,242 0,853

Đào tạo thăng tiến: Cronbach‟s Alpha = 0,901

DT1 0,761 0,880

DT2 0,800 0,866

DT3 0,740 0,887

DT4 0,828 0,855

Lãnh đạo: Cronbach‟s Alpha = 0,862

LD1 0,643 0,785

LD2 0,639 0,787

LD3 0,578 0,818

LD4 0,759 0,732

Đồng nghiệp: Cronbach‟s Alpha = 0,814

DN1 0,674 0,747

DN2 0,626 0,770

DN3 0,633 0,766

DN4 0,601 0,781

Phúc lợi: Cronbach‟s Alpha = 0,826

PL1 0,704 0,756

PL2 0,586 0,812

PL3 0,674 0,771

PL4 0,649 0,783

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS năm 2020)

Sau khi tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo các biến độc lập thông qua hệ số Cronbach‟s Alpha. Từ kết quả ở bảng trên ta có thể thấy rằng:

Nhân tố “Bản chất công việc” có hệ số Cronbach‟s Alpha là 0,9 > 0,890 > 0,8 nên thang đo này là thang đo tốt và các biến quan sát trong nhân tố này đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3. Vì vậy các biến đo lường nhân tố này đều được giữ lại và được sử dụng trong phân tích nhân tố và hồi quy tiếp theo.

Nhân tố “Điều kiện làm việc” có hệ số Cronbach‟s Alpha là 0,9 > 0,877 > 0,8 nên thang đo này là thang đo tốt và các biến quan sát trong nhân tố này đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3. Vì vậy các biến đo lường nhân tố này đều được giữ lại và được sử dụng trong phân tích nhân tố và hồi quy tiếp theo.

Nhân tố “Tiền lương” có hệ số Cronbach‟s Alpha là 0,8 > 0,785 > 0,7 nên thang đo này là thang đo tốt và các biến quan sát trong nhân tố này có biến quan sát TL5 có hệ số tương quan biến tổng 0,242 < 0,3 nên tiến hành loại biến TL5. Sau khi tiến hành kiểm định Cronbach‟s Alpha lần 2 cho nhân tố “Tiền lương” có hệ số Cronbach‟s Alpha là 0.9 > 0.853 > 0.8 nên thang đo này là thang đo tốt các biến quan sát trong nhân tố này có hệ số tương quan biến tổng lần lượt là TL1: 0,799; TL2: 0,818; TL3: 0,804; TL4: 0,828 đều lớn hơn 0,3. Vì vậy các biến đo lường nhân tố này đều được giữ lại và được sử dụng trong phân tích nhân tố và hồi quy tiếp theo.

Nhân tố “Đào tạo thăng tiến” có hệ số Cronbach‟s Alpha là 0,95 > 0,901 > 0,9 nên thang đo này là thang đo tốt và các biến quan sát trong nhân tố này đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3. Vì vậy các biến đo lường nhân tố này đều được giữ lại và được sử dụng trong phân tích nhân tố và hồi quy tiếp theo.

Nhân tố “Lãnh đạo” có hệ số Cronbach‟s Alpha là 0,9 > 0,862 > 0,8 nên thang đo này là thang đo tốt và các biến quan sát trong nhân tố này đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3. Vì vậy các biến đo lường nhân tố này đều được giữ lại và được sử dụng trong phân tích nhân tố và hồi quy tiếp theo.

Nhân tố “Đồng nghiệp” có hệ số Cronbach‟s Alpha là 0,9 > 0,814 > 0,8 nên thang đo này là thang đo tốt và các biến quan sát trong nhân tố này đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3. Vì vậy các biến đo lường nhân tố này đều được giữ lại và được sử dụng trong phân tích nhân tố và hồi quy tiếp theo.

Nhân tố “Phúc lợi” có hệ số Cronbach‟s Alpha là 0,9 > 0,826 > 0,8 nên thang đo này là thang đo tốt và các biến quan sát trong nhân tố này đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3. Vì vậy các biến đo lường nhân tố này đều được giữ lại và được sử dụng trong phân tích nhân tố và hồi quy tiếp theo.

Vì vậy, tất cả các nhân tố bao gồm: Bản chất công việc, Điều kiện làm việc,

Tiền lương, Đào tạo thăng tiến, Lãnh đạo,Đồng nghiệp, Phúc lợi đều được giữ lại cho

các phân tích tiếp theo. Thang đo các biến độc lập sau khi phân tích Cronbach‟s Alpha vẫn giữ nguyên 7 nhân tố và từ 29 biến quan sát còn lại 28 biến quan sát.

Bảng 2.7: Kiểm định Cronbach’s Alpha biến phụ thuộc

Biến quan sát Hệ số tƣơng quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Lòng trung thành: Cronbach‟s Alpha = 0,832

LTT1 0,629 0,802

LTT2 0,664 0,787

LTT3 0,649 0,793

LTT4 0,705 0,769

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS năm 2020)

Sau khi tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo biến phụ thuộc thông qua hệ số Cronbach‟s Alpha. Từ kết quả của bảng trên ta thấy rằng, nhân tố sự hài lòng có hệ số Cronbach‟s Alpha lớn hơn 0,7 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3. Đồng thời, hệ số Cronbach‟s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach‟s Alpha của nhân tố tương ứng với biến đó. Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được giữ lại cho các phân tích tiếp theo.

2.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA

2.3.3.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập

Trước khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA, nghiên cứu tiến hành kiểm định KMO và Bartlett‟s Test nhằm xem xét việc phân tích các nhân tố có phù hợp với nghiên cứu hay không. Trong đó, trị số KMO là chỉ số kiểm tra sự phù hợp của phân tích nhân tố. Theo Kaiser (1974) đề nghị:

Giá trị KMO >= 0,9: Phân tích nhân tố rất tốt.

0,8 =< Giá trị KMO < 0,9: Phân tích nhân tố tốt.

0,7 =< Giá trị KMO < 0,8: Phân tích nhân tố chấp nhận được.

0,6 =< Giá trị KMO < 0,7: Phân tích nhân tố tạm chấp nhận được.

0,5 =< Giá trị KMO < 0,6: Phân tích nhân tố xấu.

Giá trị KMO < 0,5: Phân tích nhân tố không chấp nhận được.

Còn kiểm định Bartlett‟s Test được dùng để kiểm định sự tương quan của các biến được đưa vào mô hình. Để thỏa mãn điều kiện này thì mức ý nghĩa Sig. của kiểm định Bartlett‟s Test phải nhỏ hơn 0.05.

Bảng 2.8: Kiểm định KMO và Bartlett's Test biến độc lập Kiểm định KMO và Kiểm định Bartlett

Hệ số KMO 0,779

Kiểm định Bartlett

Approx. Chi-Square 2319,828

df 378

Sig. 0,000

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS năm 2020)

Dựa vào kết quả kiểm định ở bảng trên ta thấy, hệ số KMO là 0,779 lớn hơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến lòng trung thành của công nhân tại công ty cổ phần phước hiệp thành (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)