Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu hồi nợBHXH, BHYT,BHTN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 28 - 31)

5. Bố cục của luận văn

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu hồi nợBHXH, BHYT,BHTN

1.1.4.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội địa phương

Tình hình phát triển kinh tế xã hội địa phương có ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn. Với một nền kinh tế phát triển: ổn định về chính trị xã hội, môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp… Điều này giúp các doanh nghiệp kinh doanh được thuận lợi, giảm được tình trạng làm ăn thất bại và phá sản của các doanh nghiệp. BHXH, BHYT BHTN là những loại bảo hiểm nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động dưới

sự giám sát và quản lý nhà nước. Các loại bảo hiểm này là bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện cho người lao động của mình. Do vậy, đối với những địa phương có nền kinh tế phát triển, các doanh nghiệp có cơ hội phát triển, điều này giúp các doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với người lao động và đối với nhà nước. Thêm vào đó, lao động là một trong những công cụ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh. Khi người lao động nhận được những quyền lợi xứng đáng từ phía các doanh nghiệp thì người lao động cũng sẽ có thêm nhiều đóng góp cho doanh nghiệp. Do vậy, việc đóng BHXH, BHYT, BHTN không chỉ đem lại lợi ích cho người lao động mà nó cũng đem lại lợi ích cho chính doanh nghiệp.

Để có được môi trường kinh doanh thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển thì chính quyền địa phương cần phải thực hiện nhiều biện pháp tích cực để cải thiện đó là: nâng cao được năng lực cạnh tranh của địa phương, giám sát các doanh nghiệp thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình… Một trong những nhiệm vụ quan trong đó là cần phải thường xuyên rà soát cũng như chỉnh sửa kịp thời những quy định không còn phù hợp để các doanh nghiệp không gặp khó khăn bởi các thủ tục hành chính, giải quyết nhanh chóng các vướng mắc mà các doanh nghiệp gặp phải. Tất cả điều đó sẽ giúp doanh nghiệp phát triển, điều này giảm được đánh kể việc nợ đọng BHYT, BHXH, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn.

1.1.4.2. Tổ chức bộ máy quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN

Việc tổ chức bộ máy quản lý thu hồi nợ là việc rất quan trọng trong quá trình thu hồi. Tổ chức bộ máy cần phải đảm bảo tính khoa học nhằm đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đề ra. Trong quá trình tổ chức bộ máy phải luôn đảm bảo tính linh hoạt cũng như việc sắp xếp thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Sắp xếp bộ máy cũng cần phải đảm bảo không xảy ra chồng chéo trong chức năng và nhiệm vụ của các đối tượng mà từng cấp quản lý, tránh tình trạng gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Bộ máy quản lý cần được phân công rõ tránh nhiệm của từng bộ phận tham gia, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm cũng như nhiệm vụ thực hiện không rõ ràng. Thêm vào đó, với bộ máy quản lý sẽ giúp quá trình kiểm tra, kiểm soát được tốt hơn. Trách nhiệm của các bộ phận rõ ràng, các bộ phận thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình: phân loại tốt các doanh nghiệp nợ, sớm đưa ra các biện pháp khắc phục và xử lý…. Điều này giúp giảm được các khoản nợ của các doanh nghiệp, góp phần bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động trong môi trường kinh tế đầy cạnh tranh như hiện nay.

1.1.4.3. Trình độ cán bộ quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN

Khi nền kinh tế phát triển, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau ngày càng khốc liệt. Chính vì điều này mà nhiều doanh nghiệp đã tìm mọi cách để giảm chi phí để có thể tăng phần cạnh tranh với các đối thủ của mình. Một trong những cách giảm chi phí đó là gian lận BHXH, BHYT, BHTN. Nhiều doanh nghiệp đã cố tình trây ì không chịu đóng để có thêm vốn cho sản xuất kinh doanh của mình. Do vậy, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng nhiều biện pháp gian lận để có thể giảm cũng như nợ các khoản tiền phải nộp cho nhà nước trên. Để có thể giảm được các khoản nợ này thì vai trò trình độ của cán bộ quản lý là rất lớn. Các cán bộ có kiến thức chuyên môn, có thể cập nhật được các hành vì gian lận mà các doanh nghiệp có thể sử dụng để nợ các khoản bảo hiểm của người lao động. Vì vậy mà cán bộ quản lý sớm đưa ra các biện pháp thích hợp cũng như các biện pháp hiệu quả để có thể thu hồi được nợ. Thêm vào đó, các cán bộ có trình độ tốt sẽ lựa chọn được phương án thu hồi nợ một cách tốt nhất vừa có thể thu hồi nợ lại vừa giúp doanh nghiệp có thêm điều kiện để mở rộng sản xuất, tránh các sai phạm trong tương lai.

1.1.4.4. Cơ chế chính sách quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN

Cơ chế chính sách là căn cứ vững chắc để các cơ quan chức năng thực hiện việc quản lý BHXH, BHYT, BHTN đối với các doanh nghiệp. Với cơ chế quản lý chặt chẽ sẽ giúp việc thu hồi được dễ dàng và có sức dăn đe đối với doanh nghiệp. Ngược lại cơ chế và chế tài xử lý không nghiêm Minh sẽ tạo

điều kiện cho doanh nghiệp càng chây ì không chịu thực hiện nghĩa vụ của mình.

Cơ chế chính sách là một trong những phương tiện để phối hợp thực hiện của các cơ quan chức năng như: chính quyền địa phương, cơ quan bảo hiểm, công an kinh tế…. Để đưa ra các biện pháp nghiệp vụ chuyên môn cũng như hình thức xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm đối với các doanh nghiệp. Trong quá trình xử lý cũng cần vận dụng một cách kinh doanh các chính sách đó nhằm giúp các doanh nghiệp dần dần thực hiện các nghĩa vụ của mình cũng cũng cần phải thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)