Thu thập thông tin, nâng cao khả năng phân loại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 88 - 99)

5. Bố cục của luận văn

4.2.3. Thu thập thông tin, nâng cao khả năng phân loại

Hiện này, hệ thống thông tin của ngành bảo hiểm đã có nhiều thay đổi, nhiều dịch vụ đã được tích hợp, hồ sơ khách hàng cũng được cập nhật thường xuyên. Một trong những điểm đáng chú ý đó là khai thác được lượng dữ liệu lớn của ngành trên Big Data…. Nhưng với số lượng doanh nghiệp ngày càng nhiều, doanh nghiệp có quy mô nhỏ cũng tăng lên. Đây là những đối tượng quản lý tương đối khó trong việc kiểm soát tình hình thực tế.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường có ít thông tin, những doanh nghiệp này nợ BH thì thường rất khó trong việc nắm bắt thông tin về khách hàng như hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính….. Vì vậy, để có được thông tin cần phải có sự phối hợp giữa nhiều bên tham gia như: thuế, kho bạc, sở lao động….từ đó nắm bắt được thông tin rõ ràng và toàn diện.

Hiện nay, hàng tháng cán bộ bảo hiểm tiến hành ra soát việc đóng bảo hiểm của các doanh nghiệp. Thường đã nhắn tin và gọi điện cho kế toán công ty để nhắc nhở việc đóng bảo hiểm đúng thời gian quy định. Nhiều doanh nghiệp đã không thực hiện đúng và đã nợ bảo hiểm. Hiện nay, các trường hợp nợ bảo hiểm trong thời gian ngắn cán bộ bảo hiểm mới chỉ liên lạc để nhắc nhở đôn đốc việc nộp mà chưa đến tận doanh nghiệp để điều tra khảo sát, do vậy mà việc tìm hiểu rõ nguyên nhân nợ BH còn chưa thực sự chính xác.

Cần phải xác định rõ nguyên nhân dẫn đến nợ từ đó xác định khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Bằng việc có được thông tin thu thập từ nguồn dữ liệu, từ điều tra thực tế cán bộ thu BH cần phải phân loại và có những đánh giá ban đầu về doanh nghiệp, Sau khi có những đánh giá ban đầu này phòng/ tổ thu có thể đưa ra những biện pháp tích cực hơn nữa trong việc thu hồi nợ.

này có nghĩa phân loại nợ ngay từ ban đầu. Với những trường hợp được đánh giá là khó có khả năng thu hồi nợ thì cần đưa ra các biện pháp quyết liệt ngay từ đầu cũng như tránh tình trạng tẩu tán tài sản để trốn nợ, điều này dẫn đến nguy cơ mất nợ là rất cao. Với những trường hợp có khả năng thu hồi nợ cần đưa ra những biện pháp thu hồi nợ linh hoạt, vừa không gây áp lực về kinh tế nhưng cũng đảm bảo thu được nợ từ doanh nghiệp như đề xuất các giải pháp thu nợ như khoanh nợ, giãn nợ, giảm tiền lãi tiền phạt… cho doanh nghiệp nợ.

4.2.Tăng cương thu hồi nợ và đa dạng hóa hình thức thu hồi nợ

Hiện nay, công nghệ ngày càng phát triển, các thông tin luôn được cập nhật điều này cũng tạo điều kiện cho cơ quan BH áp dụng các hình thức thu hồi khác nhau.

Kết hợp chặt chẽ với ngân hàng: ngân hàng là nơi các doanh nghiệp giao dịch về tài chính nên các ngân hàng thường nắm chắc các thông tin về tài chính. Do vậy, BHXH tỉnh cần tham mưu cho cơ UBND đưa ra các công văn yêu cầu phối hợp giữa ngân hàng và cơ quan bảo hiểm để tiến hành cung cấp thông tin của các doanh nghiệp nợ bảo hiểm. Ngoài ra ngân hàng có thể chuyển tiền có tại ngân hàng của doanh nghiệp cho cơ quan bảo hiểm nếu trường hợp DN nợ lâu, nợ nhiều lần và đặc biệt các doanh nghiệp có hành vi trốn BH.

-BHXH kiến nghị với UBND xem xét và thực hiện khoanh nợ và giãn nợ cho các doanh nghiệp. Môi trường kinh tế ngày càng cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp có tài chính khó khăn, làm ăn thua lỗ. Thêm vào đó với gánh nặng về số tiền BH và số lãi phạt… Điều này rất khó cho doanh nghiệp thực hiện được nghĩa vụ của mình. Bởi vậy biện pháp giãn nợ, khoanh nợ là một trong những biện pháp mang tính khả thi để doanh nghiệp có thêm thời gian làm ăn và có cơ hội trả nợ BH. Bên cạnh đó, trong quá trình khoanh nợ và giãn nợ cần đưa ra thời gian hợp lý cũng như cam kết thực hiện nghĩa vụ để có những ràng buộc cho doanh nghiệp, tránh tình trạng lợi dụng những chính sách ưu đãi này mà có

thêm cơ hội trốn đóng bảo hiểm.

-Hiện nay doanh nghiệp nợ bảo hiểm khá nhiều, cần đưa ra nhiều biện pháp tích cực hơn nữa để giảm số lượng này như:

+ Tăng cường kiểm tra giám sát: thành lập các đội thanh tra liên ngành trong việc thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp nợ bảo hiểm, cương quyết xử lý và thu hồi nợ. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp cố tình lẩn tránh, cố tình không chịu hợp tác có thể chuyển luôn hồ sơ của doanh nghiệp lên liên đoàn lao động tiến hành khởi tố theo quy định của pháp luật.

+ Cương quyết nêu tên các doanh nghiệp nợ lâu ngày lên các phương tiện thông tin đại chúng. Bằng các biện pháp răn đe quyết liệt này sẽ giúp cho việc ý thức doanh nghiệp sẽ được cải thiện, chấp hành tốt hơn các quy định pháp luật.

+ Giao chỉ tiêu giám sát đến từng cán bộ, nhân viên bảo hiểm: lập danh sách các doanh nghiệp nợ, trưởng của phòng/tổ giao chỉ tiêu đến tận các cán bộ theo dõi giám sát các doanh nghiệp. Lấy chỉ tiêu thu hồi nợ là chỉ tiêu đánh giá và bình chọn năng lực cuối năm.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, số lượng các doanh nghiệp và số nợ Bảo hiểm của các doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao so với với số phải thu. Bên cạnh đó thu nợ cũng không được nhiều nên tác giả đã chọn đề tài “ Quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” làm luận văn thạc sĩ.

Trong nghiên cứu này, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN. Trên cơ sở đó, tác giả xem xét vấn đề thực trạng quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN như nào: thứ nhất quá trình lập kế hoạch, thứ hai là quá trình thực hiện thu hồi nợ đó là: tuyên truyền giáo dục, phân loại và tổ chức thu hồi, thứ ba: hoạt động thanh tra kiểm tra. Trong nghiên cứu đã chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý thu hồi nợ, nghiên cứu cũng đã chỉ ra những ưu và nhược điểm cũng như chỉ ra được nguyên nhân của những yếu kém trong quá trình quản lý. Từ đó, tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN nhằm lấy lại lòng tin của người lao động đối với cơ quan bảo hiểm. Thêm vào đó góp phần giảm nguy cơ phá vỡ quỹ BH, ổn định đời sống của người lao động trong hiện tại và tương lai.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bảo hiểm xã hội (2010), 15 năm thực hiện chính sách BHXH góp phần đảm bảo ASXH

2. Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Giang ( 2017, 2018, 2019), Báo cáo tình hình nợ BHXH, BHYT, BHTN năm 2016, 2017, 2018.

3. Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh (2019), Báo cáo tình hình nợ BHXH, BHYT, BHTN năm 2018

4. Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La (2019), Báo cáo tình hình nợ BHXH, BHYT, BHTN năm 2018

5. Bộ luật lao động được Quốc hội thông qua ngày 23/6/1994

6. Các văn bản quy định chế độ Bảo hiểm xã hội của Bộ lao động Thương binh xã hội in tháng 10/1995 (lưu hành nội bộ)

7. Cục thống kê tỉnh Bắc Giang (2017, 2018, 2019), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2016, 2017, 2018

8. Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 9. Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006. 10.Luật Bảo hiểm y tế số 01/VBHN- VPQH ngày 10/07/2014 11.Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013

12.Nghị định số 01/2003/NĐ - CP của Chính phủ ngày 9/1/2003 sửa đổi bổ sung

13.Nghị định số 12/CP của Chính phủ ngày 26/1/1995 về việc ban hành Điều lệ BHXH

14.Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHTN 15.Nghị định số 152/2000/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn

một số điều của Luật BHXH

16.Nghị định số 19/CP ngày 16/2/1995 của thủ tướng Chính phủ thành lập BHXH Việt Nam.

17.Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 của Chính phủ hướng dẫn một số Điều luật của Luật BHXH.

18.Nghị định số 45/CP của Chính phủ ngày 15/7/1995 về việc ban hành điều lệ BHXH đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân

19.Nghị định số: 100/NĐ-CP Hà Nội ngày 6 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam.

20.Nghị định số: 58/1998/NĐ-CP Hà Nội ngày 13 tháng 8 năm 1998 Nghị định Chính phủ về quản lý thu BHXH.

21.Quyết định 499/QĐ-BHXH, Về việc ban hành chương trình hành động của ngành bảo hiểm xã hội triển khai thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển ngành 5 năm 2011 - 2015

22.Quyết định 595/QĐ- BHXH, Ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tại nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế

23.Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/11/2011 của BHXH Việt Nam về việc ban hành Quy định quản lý thu BHXH,BHYT bắt buộc, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT.

24.Quyết định số 1620/2002/QĐ- BHXH -TCCB Hà Nội ngày 17 tháng 12 năm 2002 của tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về công tác cán bộ.

25.Quyết định số 606/TTg ngày 26/9/1995 của thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế tổ chức của hệ thống BHXH Việt Nam.

26.Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 của BHXH Việt Nam về việc ban hành Quy định quản lý thu BHXH,BHYT bắt buộc, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT

27.Quyết định số: 60/2015/QĐ/-TTg Hà Nội ngày 27 tháng 11 năm 2015 của thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam.

28.Tạp trí của ngành Bảo hiểm xã hội, báo Bảo hiểm xã hội

29.Thông tư số 06/LĐTBXH-TT của Bộ lao động thương binh xã hội ngày 4/4/1995 hướng dẫn thi hành một số điều để thực hiện điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP

30.Từ Điển bách khoa toàn thư 2005

31.Võ Thị Thanh Lộc (2010), Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học và viết đề cương nghiên cứu (ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế-xã hội), Nxb Đại học Cần Thơ, thành phố Cần Thơ.

PHỤ LỤC

Bảng hỏi

(Đối với cán bộ bảo hiểm) Câu 1: Đánh giá về các tác xây dựng kế hoạch thu hồi nợ

Chỉ tiêu (1) (2) (3) (4) (5)

Kế hoạch chi tiết và rõ ràng

Kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế Kế hoạch được xây dựng công phù, dữ liệu thu thập để xây dựng chính xác

Kế hoạch chỉ dẫn từng bước để thu hồi nợ Kế hoạch thể hiện rõ năng lực thu hồi nợ của cán bộ BHXH

Câu 2: Đánh giá về phân loại nợ

Chỉ tiêu (1) (2) (3) (4) (5)

Thông tin về doanh nghiệp đầy đủ chính xác

Số lượng nợ BHXH, BHYT, BHTN chính xác

Chỉ tiêu phân loại nợ rõ ràng

Các báo cáo về doanh nghiệp được cập nhật thường xuyên

Cán bộ BHXH thu thập rất kỹ thông tin của doanh nghiệp để làm căn cứ phân loại

Câu 3: Đánh giá hoạt động thu hồi nợ

Chỉ tiêu (1) (2) (3) (4) (5)

Cán bộ BHXH tìm hiểu rõ nguyên nhân nợ Cán bộ BHXH giúp DN tháo gỡ khó khăn khi nợ BHXH, BHYT, BHTN

Cán bộ BHXH thường xuyên đôn đốc nhắc nhở các DN nợ

Cán bộ BHXH áp dụng linh hoạt nhiều biện pháp để thu hồi nợ

Cán bộ BHXH sẵn sàng giải đáp thắc mắc và đưa ra bằng chứng về khoản nợ của DN

Câu 4: Đánh giá về tình hình kinh tế xã hội địa phương ảnh hưởng đến thu hồi nợ.

Chỉ tiêu (1) (2) (3) (4) (5)

Số lượng và loại hình DN ngày càng nhiều Nhiều lao động tỉnh ngoài vào làm việc nên gặp nhiều khó khăn trong quản lý

Nhiều lao động sẵn sàng không cần đóng BHXH, BHYT, BHTN để có việc làm Các DN sử dụng nhiều cách tính lương để né tránh các khoản phải nộp

Người lao động ít quan tâm đến tình hình đóng BHXH, BHYT, BHTN của doanh nghiệp

Câu 5: Đánh giá về bộ máy quản lý thu hồi nợ

Chỉ tiêu (1) (2) (3) (4) (5)

Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận là rõ ràng

Các bộ phận sẵn sàng chia sẻ thông tin để quản lý nợ tốt hơn

Bộ máy ngày càng tinh gọn, nâng cao tính hiệu quả

Nhân viên dễ dàng gặp trực tiếp lãnh đạo để nhận ý kiến chỉ đạo thu hồi nợ của các DN

Thủ tục hành chính để xin thu hồi nợ được giải quyết nhanh chóng.

Câu 6: Đánh giá về trình độ cán bộ quản lý thu hồi nợ

Chỉ tiêu (1) (2) (3) (4) (5)

Cán bộ có trình độ chuyên môn cao, trách nhiệm với công việc

Sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của doanh nghiệp

Nghiệp vụ chuyên môn luôn được củng cố và cập nhật

Cán bộ xử lý linh hoạt các trường hợp phát sinh

Câu 7: Đánh giá về chính sách thu hồi nợ

Chỉ tiêu (1) (2) (3) (4) (5)

Các quy định hiện nay chặt chẽ , có tính răn đe cao cho các doanh nghiệp

Các quy định rõ ràng, dễ dàng áp dụng Các văn bản thường xuyên được điều chỉnh đề phù hợp với tình hình thực tế

Các quy định, chế tài xử lý cho các trường hợp cụ thể, minh bạch

Bảng hỏi

(Dành cho doanh nghiệp)

Câu 1: đánh giá về công tác tuyên truyền

Chỉ tiêu (1) (2) (3) (4) (5)

Doanh nghiệp được BHXH tuyên truyền thường xuyên các chính sách, chế độ và nghĩa vụ của DN đối với người lao động Doanh nghiệp nắm rõ vai trò của BHXH, BHYT, BHTN

Các chính sách được cán bộ BHXH cập nhật thường xuyên, hướng dẫn cụ thể và nhiệt tình

Các doanh nghiệp nắm rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với người lao động Nắm chắc các quy định, chế tài xử lý khi vi phạm các quy định của nhà nước về BHXH, BHYT, BHTN

Câu 2: Đánh giá về thực hiện thu hồi nợ

Chỉ tiêu (1) (2) (3) (4) (5)

Doanh nghiệp được thông báo trước các khoản nợ của mình

Cán bộ BHXH xuống gặp phân tích, thông báo và nói rõ số nợ

Cán bộ BHXH sẵn sàng cho thêm thời gian để DN giải quyết

Mức phạt và lãi suất tính được linh hoạt, phù hợp cho DN

Cán bộ thực hiện đúng quy trình, không hách dịch và gây khó khăn cho doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 88 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)