Tổ chức bộ máy quản lý thu hồi nợBHXH, BHYT,BHTN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 77 - 79)

5. Bố cục của luận văn

3.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý thu hồi nợBHXH, BHYT,BHTN

Để có được một kết quả tốt thì việc tổ chức bộ máy quản lý có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực hiện. Nếu bộ máy gọn nhẹ và hiệu quả sẽ giúp quá trình quản lý tốt hơn.

Bảng 3.19: Đánh giá của cán bộ bảo hiểm về tổ chức bộ máy quản lý thu hồi nợ

Đơn vị: Điểm

Chỉ tiêu Điểm Đánh giá

Độ lệch chuẩn

Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận là

rõ ràng 3,7 Khá 0,86

Các bộ phận sẵn sàng chia sẻ thông tin để

quản lý nợ tốt hơn 3,5 Khá 0,98

Bộ máy ngày càng tinh gọn, nâng cao tính

hiệu quả 3,8 Khá 1,05

Nhân viên dễ dàng gặp trực tiếp lãnh đạo để nhận ý kiến chỉ đạo thu hồi nợ của các DN

3,9 Khá 1,02

Thủ tục hành chính để xin thu hồi nợ được

giải quyết nhanh chóng. 3,7 Khá 0,98

Nguồn: theo số liệu điều tra của tác giả

Để quản lý tốt quá trình thu nợ cần có sự tham gia của nhiều bên, các bên có liên quan cũng cần phải chia sẻ thông tin để giúp hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nhưng trong quá trình vận hành bộ máy quản lý cũng xảy ra một số những vướng mắc như: Theo quy định Nghị định số 21/2016/NĐ-CP ngày 31/3/2016 của Chínhphủ quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của cơ quan bảo hiểm xã hội thì ngành bảo hiểm xã hội chỉ mới được giao chức năng thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHTN, BHYT nên hạn chế phần nào hiệu quả thi hành pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN. Chính vì vậy mà với chỉ tiêu “Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận là rõ ràng” chỉ đạt mức 3,7 điểm. Thêm vào đó, các cơ quan chuyên môn như sở lao động, thuế… việc chia sẻ thông tin rất ít.

Để có được thông tin, cơ quan Bảo hiểm vẫn chủ yếu trực tiếp điều tra giám sát vì vậy với chỉ tiêu “Các bộ phận sẵn sàng chia sẻ thông tin để quản lý nợ tốt hơn” cũng chỉ đạt mức điểm số là 3,5 điểm. Thêm vào đó quy trình thủ tục việc xử lý nợ được quy định tại quyết định 595 của BH xã hội Việt Nam, trên thực tế để thực hiện điều này còn nhiều vướng mắc nhất là quy trình thủ tục xử lý nợ khi các doanh nghiệp phá sản, chủ DN mất tích… Điều này cũng ảnh hưởng nhiều đến quá trình thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 77 - 79)