Kết quả xử lý sau thanh tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 74 - 81)

Chỉ tiêu Đơn vị 2016 2017 2018 So sánh (tăng/giảm) 2017 2016 2018 2017 Văn bản cam kết Tr.hợp 43 50 36 7 -14 Xử phạt Tỷ.đồng 1,2 1,4 0,7 0,2 -0,7

Nguồn: Phòng khai thác và thu hồi nợ

Sau quá trình thanh tra, kiểm tra đoàn có ra những quyết định xử lý. Trong quá trình đưa ra kết luận cần phải căn cứ vào thực tế tình hình doanh nghiệp để lựa chọn hình thức xử lý cho phù hợp. Các cán bộ thanh tra, kiểm tra cũng cho khoảng thời gian nhất định để các doanh nghiệp có thể khắc phục hậu quả.

Với những doanh nghiệp có thể khắc phục được hậu quả của việc nợ BH thì cán bộ thanh tra, kiểm tra sẽ khuyến khích các doanh nghiệp sớm thực hiện theo quy định của pháp luật. Với chính sách này vừa giúp cơ quan bảo hiểm có thể thu được số tiền bảo hiểm, số tiền lãi mà doanh nghiệp phải chịu. Có những doanh nghiệp cố tình không chịu thực hiện thì tiến hành xử phạt hành chính theo Điều số 26 nghị định 95/2013 của Chính Phủ. Căn cứ vào đó, cán bộ bảo hiểm tính toán mức phạt để đưa ra cho Doanh nghiệp. Trên thực tế có nhiều trường hợp, quá trình thanh tra, kiểm tra nhiều chủ doanh nghiệp bỏ trốn do vỡ nợ…. thì hồ sơ của các doanh nghiệp được chuyển thẳng cho bên công an kinh tế để tiến hành các bước tiếp theo nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động.

Biểu đồ 3.5: Số lần vi phạm của doanh nghiệp

Nguồn: Phòng khai thác và thu hồi nợ

Qua quá trình thanh tra kiểm tra, đã phát hiện ra nhiều trường hợp đã vi phạm nhiều lần về bảo hiểm. Các doanh nghiệp vi phạm chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp thương mại vì: số lượng lao động thường là ít, nhiều doanh nghiệp tìm mọi cách để giảm khoản tiền này thông qua việc ký kết hợp khoán, hợp đồng miệng…. Thêm vào đó, các doanh nghiệp thương mại thường đòi hỏi vốn lớn và tốc độ quay vòng vốn nhanh.Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp chấp nhận vi phạm pháp luật để có thêm vốn vào kinh doanh của doanh nghiệp mình.

0 10 20 30 40 50 60 70 2016 2017 2018 Doanh nghiệp Vi phạm lần đầu Vi phạm nhiều lần

Đối với các doanh nghiệp sản xuất, số lượng lao động nhiều các doanh nghiệp vi phạm thường với số tiền lớn, việc khắc phục hậu quả thường khó khăn hơn doanh nghiệp khác vì khả năng sinh lợi thấp, số tiền nhiều…. Vì vậy, để có kết quả tốt cho Bảo hiểm và doanh nghiệp cán bộ thanh tra, kiểm tra thường linh động cho doanh nghiệp để sớm khắc phục hậu quả gây ra dưới sự giám sát chặt chẽ của cán bộ Bảo hiểm.

3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang BHYT, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

3.3.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội địa phương

Tình hình phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương có ảnh hưởng rất nhiều đến việc đóng các khoản Bảo hiểm của DN đối với người lao động. Bên cạnh đó là ý thức quan tâm của chính người lao động đến quyền lợi của mình.

Bảng 3.18: Đánh giá sự phát triển kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động quản lý BHXH, BHYT, BHTN

Đơn vị: Điểm

Chỉ tiêu Điểm Đánh giá Độ lệch chuẩn

Số lượng và loại hình DN ngày càng

nhiều 4,2 Khá 0,96

Nhiều lao động tỉnh ngoài vào làm việc

nên gặp nhiều khó khăn trong quản lý 4,3 Tốt 0,92 Nhiều lao động sẵn sàng không cần đóng

BHXH, BHYT, BHTN để có việc làm 4,3 Tốt 1,06 Các DN sử dụng nhiều cách tính lương

để né tránh các khoản phải nộp 4,2 Khá 1,02 Người lao động ít quan tâm đến tình hình

đóng BHXH, BHYT, BHTN của doanh nghiệp

4,3 Tốt 0,95

Nguồn: theo số liệu điều tra của tác giả

nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào tỉnh vì: môi trường đầu tư thuận lợi, các thủ tục hành chính được giải quyết nhanh, chính quyền địa phương sẵn sàng giúp đỡ doanh nghiệp, vì vậy với chỉ tiêu “Số lượng và loại hình DN ngày càng nhiều” đạt mức điểm số là 4,2 điểm. Cũng chính vì điều đó, nhiều lao động của địa phương khác cũng tham gia vào lao động như: Phú Thọ, Tuyên Quang, Cao Bằng… xuống Bắc Giang để tìm cơ hội việc làm. Bởi vậy, chỉ tiêu “Nhiều lao động tỉnh ngoài vào làm việc nên gặp nhiều khó khăn trong quản lý” đạt mức điểm số là 4,3 điểm. Đây cũng là một trong những khó khăn chung của các địa phương có nhiều khu công nghiệp hoặc công nghiệp mới nổi. Thêm vào đó, nhiều lao động ở địa phương khác với tâm lý e sợ mất việc, chỉ quan tâm số tiền nhận về hàng tháng mà không quan tâm nhiều xem doanh nghiệp có thực hiện tốt vấn đề bảo hiểm hay không. Các lao động tỉnh xa, luôn sợ mất công việc vì: họ phải thuê nhà ở, nhiều người phải để con và xa người thân… nên chỉ mong có thu nhập cao gửi tiền về nhà. Vì vậy, chỉ tiêu “Người lao động ít quan tâm đến tình hình đóng BHXH, BHYT, BHTN của doanh nghiệp” đạt mức điểm số là 4,3 điểm.

3.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN

Để có được một kết quả tốt thì việc tổ chức bộ máy quản lý có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực hiện. Nếu bộ máy gọn nhẹ và hiệu quả sẽ giúp quá trình quản lý tốt hơn.

Bảng 3.19: Đánh giá của cán bộ bảo hiểm về tổ chức bộ máy quản lý thu hồi nợ

Đơn vị: Điểm

Chỉ tiêu Điểm Đánh giá

Độ lệch chuẩn

Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận là

rõ ràng 3,7 Khá 0,86

Các bộ phận sẵn sàng chia sẻ thông tin để

quản lý nợ tốt hơn 3,5 Khá 0,98

Bộ máy ngày càng tinh gọn, nâng cao tính

hiệu quả 3,8 Khá 1,05

Nhân viên dễ dàng gặp trực tiếp lãnh đạo để nhận ý kiến chỉ đạo thu hồi nợ của các DN

3,9 Khá 1,02

Thủ tục hành chính để xin thu hồi nợ được

giải quyết nhanh chóng. 3,7 Khá 0,98

Nguồn: theo số liệu điều tra của tác giả

Để quản lý tốt quá trình thu nợ cần có sự tham gia của nhiều bên, các bên có liên quan cũng cần phải chia sẻ thông tin để giúp hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nhưng trong quá trình vận hành bộ máy quản lý cũng xảy ra một số những vướng mắc như: Theo quy định Nghị định số 21/2016/NĐ-CP ngày 31/3/2016 của Chínhphủ quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của cơ quan bảo hiểm xã hội thì ngành bảo hiểm xã hội chỉ mới được giao chức năng thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHTN, BHYT nên hạn chế phần nào hiệu quả thi hành pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN. Chính vì vậy mà với chỉ tiêu “Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận là rõ ràng” chỉ đạt mức 3,7 điểm. Thêm vào đó, các cơ quan chuyên môn như sở lao động, thuế… việc chia sẻ thông tin rất ít.

Để có được thông tin, cơ quan Bảo hiểm vẫn chủ yếu trực tiếp điều tra giám sát vì vậy với chỉ tiêu “Các bộ phận sẵn sàng chia sẻ thông tin để quản lý nợ tốt hơn” cũng chỉ đạt mức điểm số là 3,5 điểm. Thêm vào đó quy trình thủ tục việc xử lý nợ được quy định tại quyết định 595 của BH xã hội Việt Nam, trên thực tế để thực hiện điều này còn nhiều vướng mắc nhất là quy trình thủ tục xử lý nợ khi các doanh nghiệp phá sản, chủ DN mất tích… Điều này cũng ảnh hưởng nhiều đến quá trình thu hồi nợ.

3.3.3. Trình độ cán bộ quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN

Để đạt được hiệu quả cao trong công việc, trước hết cán bộ Bảo hiểm cần có trình độ cao, giải quyết công việc nhanh chóng các vướng mắc của doanh nghiệp về Bảo hiểm.

Bảng 3.20: Đánh giá của doanh nghiệp về trình độ cán bộ quản lý thu hồi nợ Đơn vị: điểm Chỉ tiêu Điểm Đánh giá Độ lệch chuẩn

Cán bộ có trình độ chuyên môn cao,

trách nhiệm với công việc 4,0 Khá 0,87

Sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của

doanh nghiệp 4,2 Khá 1,03

Các đánh giá phù hợp với tình hình

thực tế 3,9 Khá 1,06

Cán bộ xử lý linh hoạt các trường hợp

phát sinh 3,9 Khá 0,98

Cán bộ luôn tạo điều kiện cho doanh

nghiệp thực hiện nghĩa vụ 4,0 Khá 0,87

Nguồn: theo số liệu điều tra của tác giả

quản lý nợ có nghiệp vụ tương đối cao. Vì vậy, chỉ tiêu “Cán bộ có trình độ chuyên môn cao, trách nhiệm với công việc” được đánh giá ở mức 4,0 điểm. Để đạt được con số này, trình độ cán bộ luôn được cải thiện do: cán bộ được cử tham gia các lớp tập huấn do Bảo Hiểm xã hội Việt Nam tổ chức. Tại các buổi tập huấn này, cán bộ sẽ được đào tạo kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cũng như cập nhật thêm các kiến thức mà các doanh nghiệp có thể lợi dụng để trốn tránh các nghĩa vụ về Bảo hiểm, điều này dẫn đến nợ Bảo hiểm. Trong quá trình quản lý, cán bộ Bảo hiểm cũng thường xuyên giải đáp các thắc mắc, quy trình và thủ tục thực hiện nên với chỉ tiêu “Sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của doanh nghiệp” đạt mức 4,2 điểm.

Hiện nay các doanh nghiệp nợ Bảo hiểm có nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính vì quá trình xử lý các doanh nghiệp này cần đảm bảo tính linh hoạt, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, vừa giúp doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ Bảo hiểm đối với người lao động. Do vậy, với chỉ tiêu “ Cán bộ luôn tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ” đạt ở mức 4,0 điểm. Điều này chứng tỏ cán bộ bảo hiểm thực hiện rất linh hoạt các biện pháp thu nợ: căn cứ vào tình hình thực tế doanh nghiệp, căn cứ vào lịch sử tài chính… để đưa ra quyết định vừa có lợi cho doanh nghiệp, vừa có lợi cho chính Bảo hiểm thực hiện nhiệm vụ của mình.

3.3.4. Cơ chế chính sách quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN

Trong quá trình đổi mới, có nhiều sự thay đổi về môi trường kinh doanh, sự tiến bộ trong nhận thức…. vì vậy các chính sách cũng cần phải thay đổi để phù hợp hơn với tình hình thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 74 - 81)