Cơ chế chính sách quản lý thu hồi nợBHXH, BHYT,BHTN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 80 - 82)

5. Bố cục của luận văn

3.3.4. Cơ chế chính sách quản lý thu hồi nợBHXH, BHYT,BHTN

Trong quá trình đổi mới, có nhiều sự thay đổi về môi trường kinh doanh, sự tiến bộ trong nhận thức…. vì vậy các chính sách cũng cần phải thay đổi để phù hợp hơn với tình hình thực tế.

Bảng3.21: Đánh giá của cán bộ về chính sách quản lý thu hồi nợ

Đơn vị: điểm

Chỉ tiêu Điểm Đánh giá Độ lệch chuẩn

Các quy định hiện nay chặt chẽ , có tính răn

đe cao cho các doanh nghiệp 3,9 Khá 1,03

Các quy định rõ ràng, dễ dàng áp dụng 3,8 Khá 1,12 Các văn bản thường xuyên được điều chỉnh

đề phù hợp với tình hình thực tế 3,7 Khá 0,98 Các quy định, chế tài xử lý cho các trường

hợp cụ thể, minh bạch 3,8 Khá 0,96

Nguồn: theo số liệu điều tra của tác giả

Hiện nay đã có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành về thu hồi nợ nhưng trong quá trình thực hiện vẫn xảy ra một số trường hợp các văn bản không đồng nhất với nhau như: Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định tội danh về BHXH, BHYT, BHTN là hành vi vi phạm pháp luật phải xử lý hình sự nhưng đến tận ngày 15/8/2019, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mới ban hành Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 214 về tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, Điều215 về tội gian lận bảo hiểm y tế và Điều 216 về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động của Bộ luật Hình sự nên ảnh hưởng lớn đến công tác thu hồi nợ. Do vậy với chỉ tiêu “Các quy định hiện nay chặt chẽ , có tính răn đe cao cho các doanh nghiệp” mới chỉ đạt mức 3,9 điểm. Thêm vào đó, hiện nay chế tài xử lý về kinh tế đối với doanh nghiệp nợ chủ yếu thực hiện đó là lãi suất phạt, điều này chưa thực sự mang tính răn đe đối với các nghiệp. Hiện tại, việc xử lý các doanh nghiệp nợ bảo hiểm được quy định tại nghị quyết số 595 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam nên với chỉ tiêu “Các văn bản thường xuyên được điều chỉnh đề phù hợp với tình hình thực

tế” chỉ đạt mức điểm số là 3,7 điểm.

3.4. Đánh giá hoạt động quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 80 - 82)