Bài học kinh nghiệm quản lý thu hồi nợBHXH, BHYT,BHTN cho tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 33)

5. Bố cục của luận văn

1.2.3. Bài học kinh nghiệm quản lý thu hồi nợBHXH, BHYT,BHTN cho tỉnh

tỉnh Bắc Giang

Thông qua kinh nghiệm thực hiện quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của hai tỉnh Quảng Ninh và Sơn La, kinh nghiệm cho Bắc Giang như sau:

Thứ nhất: xây dựng kế hoạch chi tiết và cụ thể, giao chỉ tiêu và trách nhiệm đến từng cán bộ thu hồi nợ. Với việc xây dựng chi tiết đây là cơ sở để xem xét mức độ hoàn thành công việc, xây dựng cách thức để thực hiện thu hồi nợ được linh hoạt và sáng tạo. Quy rõ trách nhiệm đối với từng cá nhân, từng đơn vị để làm căn cứ bình xét cuối năm.

Thứ hai: thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội. Tiếp tục mở rộng các các biện pháp tuyên truyền đối các lao động và doanh nghiệp, nhận thức rõ vai trò của BHXH, BHYT, BHTN và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với người lao động. Ngoài ra cũng kết hợp với các tổ chức này để có thể năm rõ số lượng lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp.

Thứ ba: Phân loại nợ tốt. Cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, thời gian và số lượng các doanh nghiệp nợ để từ đó sớm đưa ra các biện pháp thu hồi nợ một cách tích cực.

Thứ tư: tổ chức thu hồi nợ. Tăng cường hoạt động thanh tra kiểm tra đối với các doanh nghiệp nợ bảo hiểm. Thêm vào đó, đa dạng hóa phương thức thu hồi nợ: như kết hợp với ngân hàng nơi những doanh nghiệp nợ gửi tiền để thực hiện thu hồi nợ, cương quyết xử lý những doanh nghiệp nợ lâu dài (nếu tên các doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng) và gửi hồ sơ lên Liên Đoàn Lao động để tiến hành xử lý theo pháp luật.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này, để đạt được mục tiêu nghiên cứu thì phải trả lời 1 số câu hỏi như sau:

Thực trạng quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang như nào?

Các nhân tố nào ảnh hưởng đến quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang?

Những ưu điểm và nhược điểm và nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang?

Giải pháp nào để tăng cường quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

2.2.1.1. Tiếp cận hệ thống

Tiếp cận hệ thống được sử dụng nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Đối với các nhân tố ảnh hưởng này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và nó ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của quá trình quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN. Với việc quản lý chặt chẽ thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN sẽ giúp cho nâng cao thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Bên cạnh đó, việc quản lý quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN ngày càng trở lên phức tạp như: số lượng doanh nghiệp nhiểu, các doanh nghiệp dùng nhiều thủ đoạn để tránh phải nộp… điều này ảnh hưởng rất nhiều đến số lượng thu hồi nợ. Chính vì vậy, với việc tiếp cận hệ thống sẽ giúp quá trình đánh giá quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN được chính xác hơn.

Với tiếp cận có sự tham gia được thực hiện trong tất cả các bước của quá trình nghiên cứu. Với sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình nghiên cứu đó là từ bước điều tra, khảo sát đánh giá, tìm ra những ưu nhược điểm quá trình quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Các đối tượng tham gia quá trình thu thập thông tin đó là các cán bộ thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh: cán bộ thanh tra, cán bộ phòng thu hồi nợ… để xin ý kiến về quá trình quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Việc lấy ý kiến của các đối tượng được phỏng vấn được sử dụng linh hoạt nhằm tiết kiệm thời gian cũng như tính chính xác của thông tin cần thiết như: thông qua bảng hỏi, thông qua phỏng vấn trực tiếp… Với việc thu thập này sẽ có được những ý kiến của các bên liên quan từ đó xem xét được nhiều mặt của quá trình quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

2.2.1.3. Tiếp cận theo nhóm

Trong quá trình đánh giá thực trạng quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Đối tượng liên quan đến quản lý đó là cán bộ thuộc bộ máy quản lý BHXH, BHYT, BHTN và người nộp BHXH, BHYT, BHTN. Với việc tiếp cận này giúp cho nghiên cứu được có cái nhìn tổng thể như từ phía cán bộ quản lý: các vướng mắc trong quá trình quản lý, sực chồng chéo của các văn bản, sự kết hợp giữa bộ máy quản lý…. Đối với người nộp BHXH, BHYT, BHTN đánh giá được: sự đồng thuận trong quá trình thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN, thông tin BHXH thông báo cho doanh nghiệp, cách tính lãi suất chậm nộp… Qua đó thấy được ưu và nhược điểm để tìm ra được các giải pháp tăng cường quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

2.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Đây là những tài liệu quan trọng để đánh giá quá trình quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và đề xuất các giải pháp phù hợp với mục tiêu của nghiên cứu đề ra.

Tài liệu thứ cấp được phục vụ cho nghiên cứu được thu thập từ Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Giang: phòng thanh tra, phòng thu hồi nợ…

Phương pháp thu thập: các thông tin, các văn bản, các chính sách nhà nước được tác giả thu thập bằng cách tra cứu các tài liệu liên quan đến thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp, các văn bản về pháp luật… Các thông tin cần thiết được tác giả đến các cơ quan chức năng và các phòng chức năng để xin số liệu cần thiết.

Nguồn tài liệu thứ cấp này sau khi được thu thập, tác giả tiến hành xử lý: phân loại, tổng hợp, phân tích và đánh giá để có cái nhìn tổng quan về quá trình quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Trên cơ sở thực trạng quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN, nghiên cứu sẽ đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

2.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp a, Chọn mẫu nghiên cứu

Đối tượng điều tra là các doanh nghiệp nợ BHXH, BHYT, BHTN

Để xác định được cỡ mẫu phục vụ cho nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội thì việc chọn mẫu phải đảm bảo tính đại diện và đủ lớn là rất quan trọng. Những yếu tố được xem xét để xác định cỡ mẫu cho việc nghiên cứu cần phải đảm bảo tính chính xác, chất lượng của các số liệu phải đảm bảo, thời gian thu thập phù hợp… để có được kết quả có cơ sở thống kê và hạn chế được những sai sót trong quá trình chọn mẫu.

Theo Slovin (1984), cỡ mẫu được xác định theo công thức sau. (Võ Thị Thanh Lộc, 2010)

n = N 1+ N* e2 Trong đó: n : cỡ mẫu N: Tổng thể mẫu e2: Sai số

Đề tài sử dụng độ tin cậy là 95%.

Tổng thể mẫu (N): (Tổng số doanh nghiệp nợ BHXH, BHYT, BHTN) Theo báo cáo, tính đến thời điểm cuối năm 2018 số doanh nghiệp nợ BHXH, XHYT, BHTN là 1.034 doanh nghiệp. Sau khi áp dụng công thức với N= 1.034, tác giả tính toán được lượng mẫu cần dùng là 289.

Nhưng để đảm bảo tính chính xác cũng như đảm bảo tính khoa học của việc điều tra, tác giả đã chọn lựa 300 doanh nghiệp.

Sau khi xác định được số lượng mẫu cần thiết tác giả bắt đầu công tác phỏng vấn các đối tượng cần xin ý kiến.

Căn cứ vào tỷ lệ số lượng người nộp thuế tại các tổ chức và nộp trực tiếp tác giả phát số phiếu như sau:

Bảng 2.1 : Tổng hợp kết quả chọn mẫu STT Loại hình tổ chức Tỷ lệ số DN nợ BHXH, BHYT, BHTN(%) Số phiếu phỏng vấn (Phiếu)

1 Doanh nghiệp nhà nước 3,4 10

2 Doanh nghiệp có vốn nươc

ngoài 6,8 20

3 Doanh nghiệp ngoài quốc

doanh 89,8 269

A Công ty TNHH 22,5 68

B Công ty cổ phần 25,4 76

C Doanh nghiệp tư nhân 30,8 92

Nguồn: Theo số liệu tác giả điều tra

b, Đề tài tiến hành điều tra bằng các phương pháp phỏng vấn trực tiếp những doanh nghiệp nợ BHXH, BHYT, BHTN. Sử dụng phương pháp điều tra theo câu hỏi trong mẫu phiếu điều tra đã được chuẩn bị trước và áp dụng phương pháp phỏng vấn linh hoạt liên quan đến quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN.

Các câu hỏi sử dụng trong phiếu điều tra, tác giả sử dụng thang đo Likert để đánh giá mức độ trả lời của người được hỏi với 5 mức độ: 1 là Kém, 2 là Yếu, 3 là Trung Bình, 4 là Khá, 5 là Tốt.

(Mẫu phiếu điều tra: Phụ lục 1)

Mục đích của việc sử dụng số liệu tác giả điều tra: từ những thông tin thu thập được thông qua việc trả lời các câu hỏi trong mẫu phiếu điều tra tiến hành tổng hợp, phân tích đánh giá công tác quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN. Câu hỏi điều tra thảo luận bao gồm câu hỏi đóng và câu hỏi mở: Mục đích sử dụng các số liệu này là thông tin cung cấp sẽ đánh giá thực trạng việc quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

* Đối với đối tượng điều tra cán bộ BHXH

Do số lượng cán bộ bảo hiểm tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Giang 167: bao gồm cán bộ ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên. Chính vì vậy, tác giả tiến hành phỏng vấn tổng thể với phiếu câu hỏi đã được chuẩn bị từ trước.

Trong quá trình điều tra, tác giả tiến hành phỏng vấn cán bộ bảo hiểm với bảng hỏi đã được chuẩn bị sẵn. Bảng hỏi, tác giả thiết kế trả lời theo thang đo Likert với 5 mức độ: 1 là Kém, 2 là Yếu, 3 là Trung bình, 4 là Khá, 5 là Tốt.

Trong quá trình phỏng vấn, để có được câu trả lời chính xác, tác giả cũng đã vận dụng linh hoạt các cách hỏi khác nhau, quan sát thái độ cử chỉ của người trả lời nếu trong trường hợp người được hỏi còn phân vân với phương án trả lời của mình.

(Mẫu phiếu điều tra: Phụ lục 2)

c, Để xác định ý kiến đánh giá của các nhà quản lý và người nộp TTNCN, nghiên cứu áp dụng thang đo Likert các câu hỏi với thước đo 5 bậc (ở các mức điểm 1 là Kém, 2 Yếu, 3 Trung bình, 4 là Khá 5 là Tốt). Căn cứ vào kết quả điều tra bởi số ý kiến đối với từng mức độ quy ra điểm, tính điểm trung bình theo công thức: Điểm TBT = ∑( a1*b1+ a2*b2+ a3*b3+ a4*b4+ a5*b5)/B.

Trong đó: a là số điểm theo thang điểm 5; b là số ý kiến cho từng loại điểm; B là tổng số ý kiến.

Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5 -1) /5 = 0.8. Kết quả được chia theo các mức để xác định mức độ đối với từng yếu tố như sau:

Bảng 2.2: Thang đánh giá Likert

Mức Mức đánh giá Khoảng điểm

5 Tốt 4,21- 5,00 4 Khá 3,41- 4,20 3 Trung bình 2,61- 3,40 2 Yếu 1,81- 2,60 1 Kém 1,00 - 1,80 Nguồn: Võ Thị Thanh Lộc (2010)

2.2.3. Tổng hợp và phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả đối tượng nghiên cứu thông qua các số liệu đã được thu thập. Với phương pháp này, nghiên cứu sẽ thể hiện những thay đổi trong hoạt động quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN cũng xu thế thay đổi của nó. Từ đó, tìm ra được các nguyên nhân của sự biến động và tìm ra các giải pháp để khắc phục những hạn chế trong quá trình quản lý.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng trong nghiên cứu nhằm xác định những thay đổi của quá trình quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN trong giai đoạn từ năm

2016 đến hết năm 2018, so sánh sự biến động trong quá trình quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN.

Cũng trong nghiên cứu, tác giả so sánh tốc độ phát triển của các nội dung quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN, tìm ra xu hướng thay đổi.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Tỷ lệ doanh nghiệp nợ

Tỷ lệ nợ = Số doanh nghiệp nợ Tổng số doanh nghiệp

Thông qua tỷ lệ này xem xét mức độ nợ BHXH, BHYT, BHTN như thế nào ở các doanh nghiệp. Nó chỉ tập trung tại một số doanh nghiệp hay tình trạng này diễn ra phổ biến.

Tỷ lệ lãi suất nộp phạt tăng Tỷ lệ lãi suất

nộp phạt tăng =

Số lãi phạt năm N - Số lãi phạt năm N -1 Số lãi phạt năm N -1

Tỷ lệ này cũng cho biết mức độ nợ của doanh nghiệp, nếu số nợ ít và trong thời gian ngắn thì tỷ lệ này ít và ngược lại. Thông qua chỉ tiêu này cũng đáng giá được hiệu quả của hoạt động thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN.

Tỷ lệ gia tăng phạt hành chính Tỷ lệ gia tăng

phạt hành chính =

Số lãi phạt năm N - Số lãi phạt năm N -1

Số lãi phạt năm N -1

Tỷ lệ nợBHXH, BHYT, BHTN

Tỷ lệ nợ = Số tiền nợ

Số tiền cần phải nộp

Nếu tỷ lệ nợ này càng thấp càng tốt, điều này chứng tỏ hoạt động quản lý được hiệu quả và ngược lại

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU HỒI NỢ BHXH, BHYT,BHTN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG 3.1. Giới thiệu về Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Giang và Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

3.1.1. Sơ lược về Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Giang

Cùng với sự hình thành, xây dựng và phát triển của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh được thành lập từ ngày 01/10/1995, ban đầu là BHXH tỉnh Hà Bắc đến tháng 01/1997 là BHXH tỉnh Bắc Ninh - Bắc Giang; Từ 01/10/1997 là BHXH tỉnh Bắc Giang được thành lập theo quyết định số 1614/QĐ-TCCB ngày 16/9/1997 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. Từ tháng 01/2003 thực hiện Quyết định số: 20/QĐ- TTg ngày 24/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển giao BHYT sang BHXH Việt Nam, cùng với toàn ngành BHXH tỉnh Bắc Giang đã tiếp nhận toàn bộ nhân sự, cơ sở vật chất, tài sản và đối tượng quản lý của BHYT tỉnh Bắc Giang trước đó. Ngay sau khi tiếp nhận, BHXH tỉnh đã khẩn trương kiện toàn tổ chức bộ máy theo yêu cầu của ngành đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thường xuyên.Về chức năng của BHXH tỉnh Bắc Giang theo Điều 1 Quyết định số 4857/QĐ-BHXH ngày 21/10/2008 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương thì BHXH tỉnh Bắc Giang là cơ quan trực thuộc BHXH Việt Nam có chức năng giúp Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT; quản lý BHXH, BHYT trên địa bàn theo phân cấp quản lý của BHXH Việt Nam và quy định Pháp luật. BHXH tỉnh chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám Đốc BHXH Việt Nam và chịu sự quản lý hành chính Nhà nước ở địa phương.

3.1.2. Chức năng, vai trò, cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh Bắc Giang a. Chức năng a. Chức năng

BHXH tỉnh Bắc Giang là cơ quan trực thuộc BHXH Việt Nam đặt tại tỉnh Bắc Giang, nằm trong hệ thống tổ chức của BHXH Việt Nam, có chức

năng giúp Tổng giám đốc tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHXH bắt buộc, tự nguyện, Bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi chung là BHXH), BHYT bắt buộc, tự nguyện (sau đây gọi chung là BHYT); quản lý quỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý thu hồi nợ BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 33)