Kinh nghiệm quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn (Trang 42 - 45)

5. Bố cục của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân

nhà nước ở một số địa phương

1.2.1.1. Kinh nghiệm của huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Năm 2014, mặc dù phải chịu tác động chung của nền kinh tế thế giới, lạm phát tăng cao, nhưng với sự nổ lực của các ngành các cấp, huy động tốt mọi nguồn lực xã hội nên nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hàm Yên đã tăng đáng kể, tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng trong năm đạt 250 tỷ đồng, tăng hơn 20% so với năm trước, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm của huyện. Đã giải quyết những vấn đề bức xúc trong đời sống dân sinh, duy trì tốt độ tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội.

Trước những khó khăn về vốn đầu tư nhưng lãnh đạo huyện đã có những chính sách yêu cầu các địa phương, đơn vị xây dựng kế hoạch phải bám sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2020, tăng cường huy động nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế, tập trung huy động nguồn vốn ODA, NGOs, FDI để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, cải cách thủ tục đầu tư, thực hiện có hiệu quả công tác giám sát đầu tư cộng đồng. Đẩy nhanh các tiến độ thực hiện và giải ngân vốn từ ngân sách trái phiếu chính phủ; tranh thủ tốt ngoại lực, huy động có hiệu quả vốn nội lực, đồng thời tăng cường công tác đấu đất tạo nguồn vốn xây dựng cơ bản góp phần thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Nhiều dự án được quản lý tốt và phát huy hiệu quả, đảm bảo được chất lượng như dự án khôi phục, nâng cấp, bảo đảm an toàn hệ thống thủy lợi Đức Ninh với tổng mức đầu tư hơn: 4,1 triệu USD, trong đó ADB cho vay ODA ưu đãi trên 3,7 triệu USD. Dự án này góp phần cải thiện đời sống cho hơn 9.000 dân ở huyện Hàm Yên, trong đó chủ yếu là người dân nông thôn; dự án phát triển hệ thống giao thông nông thôn những năm qua, huyện Hàm Yên tranh thủ mọi nguồn vốn đầu tư của nhà nước cùng với việc huy động sự đóng góp của nhân dân để bê tông hóa các tuyến đường giao thông nông thôn. Từ năm 2002 đến nay, toàn huyện Hàm Yên đã bê tông hóa được 238 km đường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân và thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển. Các tuyến đường được xây dựng đều đảm bảo tính kỹ thuật và mỹ thuật với chiều rộng 2,5 - 3m, chiều dày 13 - 18 cm, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, góp phần nâng cao đời sống dân sinh, đồng thời cải thiện môi sinh môi trường ở các khu dân cư trên địa bàn toàn huyện, với tổng nguồn vốn 45,5 tỷ đồng. Trên 70% đường bê tông tuyến giao thông nông thôn được kiên cố hóa theo kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt. Những kết quả đạt được trên đã tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.

1.2.1.2. Kinh nghiệm của huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

Huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đã đạt được nhiều thành công trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước, cụ thể:

- Công tác lập và giao kế hoạch vốn do có sự đóng góp tự nguyện của người dân nên cũng giảm áp lực cho nguồn vốn của NSNN.

Với mục tiêu tạo cho Tiên Du một diện mạo văn minh, văn hóa, với nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, công tác lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội luôn được các cấp, các ngành đặc biệt coi trọng, coi là vai trò then chốt, tạo nền móng để thực hiện các tiêu chí còn lại. Ngay sau khi có chủ trương, các địa phương đã tích cực thực hiện việc lập quy hoạch theo chỉ đạo của tỉnh và của huyện, ưu tiên đầu tư các tiêu chí: y tế, giáo dục và nước sạch, môi trường, đẩy mạnh sản xuất nâng cao đời sống người dân.... Tất cả các xã trong huyện đã sớm hoàn thành việc lập, công bố và ban hành quy định quản lý quy hoạch trên địa bàn, đồng thời cắm mốc chỉ giới theo quy hoạch được duyệt.

Chính quyền huyện Tiên Du đã tạo điều kiện về cơ chế, chính sách để người dân thật sự làm chủ thể. Cán bộ ở các cấp cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động phát huy tính chủ động và sáng tạo của người dân. Cán bộ luôn là tấm gương để người dân noi theo. Tại Tiên Du, nhiều cán bộ xã, thôn là những người đầu tiên hiến đất, đóng góp tiền, công lao động để giải phóng mặt bằng, nhờ vậy mà sự đồng lòng của người dân được nhân lên rộng khắp. Chúng tôi nghiêm túc thực hiện các nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch, quan tâm lợi ích thiết thực của người dân trong việc quyết định lựa chọn nội dung, quản lý, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện ở địa phương.

- Công tác giám sát, kiểm tra quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN cũng được nhân dân cùng tham gia nên hiệu quả sử dụng vốn, chất lượng của các công trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản được đảm bảo.

- Phân cấp mạnh trong quản lý đầu tư công: UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số 39/2016/QĐ-UBND ngày 20/9/2016 ban hành quy

định phân công, phân cấp quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Đối với Dự án ĐTXD hệ thống hạ tầng kỹ thuật các khu đất dân cư dịch vụ, dự án ĐTXD hệ thống hạ tầng kỹ thuật các khu đất để đấu giá quyền sử dụng đất tạo vốn có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng sẽ được phân cấp phê duyệt quyết định đầu tư cho UBND các huyện, thị xã, thành phố. Nhờ đó, giảm được phần lớn khối lượng công tác thẩm định của các sở xây dựng chuyên ngành đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)