2.3.2 .Các chỉ tiêu nghiên cứu trong giai đoạn thực hiện đâu tư
3.2. Tổ chức bộ máy quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân
sách trên địa bàn huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
Bộ máy quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn được thể hiện qua hình sau:
Hình 3.1. Bộ máy quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Trong đó:
Lãnh đạo chỉ đạo.
Phối hợp trong quản lý dự án đầy tư
Huyện ủy căn cứ vào chỉ đạo của Tỉnh ủy, Nghị quyết của HĐND tỉnh, quyết định của UBND tỉnh Bắc Kạn , Huyện ủy xây dựng các quyết định về
HĐND huyện UBND huyện
Phòng kinh tế hạ tầng Phòng Tài chính- Kế hoạch Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phòng văn hóa thông tin
Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện (Đơn vị quản lý/ Chủ đầu tư)
UBND xã/thị trấn (chủ đầu tư/ đơn vị thụ hưởng)
+ Các nhà thầu xây dựng + Các nhà thầu tư vấn
đầu tư XDCB nằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn huyện.
HĐND tỉnh Bắc Kạn ra các nghị quyết về phân bổ nguồn vốn NSNN cho các huyện, trong đó có nguồn vốn NSNN trung ương và tỉnh cấp cho XDCB của huyện.
HĐND huyện Chợ Đồn căn cứ vào Nghị quyết của Huyện ủy về chủ trương đầu tư XDCB, căn cứ vào Nghị quyết của HĐND tỉnh về phân bổ NSNN cho huyện và cân đối khả năng ngân sách của huyện (nếu có) để xây dựng nghị quyết về đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn huyện.
UBND Tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quyết định số 2178/2007/QĐ-UB ngày 17/9/2007 về việc phân cấp, ủy quyền quản lý dự án đầu tư xây dựng; theo đó phân cấp, ủy quyền quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cho UBND các huyện, thành phố, thị xã (gọi chung là cấp huyện).
Chủ tịch UBND huyện Chợ Đồn căn cứ vào chủ trương đầu tư của Huyện ủy, vào kế hoạch đầu tư và ngân sách đầu tư của HĐND huyện, căn cứ vào phân cấp của UBND Tỉnh, thực hiện quản lý nhà nước về XDCB bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn.
Chủ tịch UBND cấp huyện sử dụng bộ máy chuyên môn để thẩm định dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật các công trình được ủy quyền trong đó:
Phòng kinh tế hạ tầng là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện có chức năng tham mưu cho UBND huyện, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Thẩm định quy hoạch tổng thể vùng, quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết trên địa bàn huyện; quản lý định mức đơn giá xây dựng; thẩm định thiết kế cơ sở; tổng dự toán các công trình xây dựng hạ tầng dân dụng và các công trình đô thị; thẩm định việc quản lý thực hiện quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; chất lượng công trình xây dựng và quản lý hành nghề tư vấn xây dựng, chủ trì phối hợp với các phòng ban, liên quan của huyện để hướng dẫn kiểm tra thực hiện quy chế quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn huyện.
Phòng kế hoạch tài chính chịu trách nhiệm quản lý, cấp phát nguồn vốn ngân sách đầu tư. Chủ trì thẩm tra trình UBND huyện phê duyệt quyết toán vốn ngân sách đầu tư, vốn sự nghiệp, vốn huy động và các loại vốn vay phải trả đề đầu tư xây dựng. Tham mưu cho UBND huyện ban hành văn bản hướng dẫn sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp cho từng chương trình, dự án. Phối hợp Phòng kinh tế hạ tầng dự kiến kế hoạch vốn đầu tư báo cáo UBND huyện trình HĐND thông qua.
Các phòng ban liên quan chịu trách nhiệm về quản lý xây dựng, thẩm định thiết kế cơ sở, tổng dự toán, hồ sơ mời thầu và quản lý chất lượng công trình theo chuyên ngành phân cấp:
- Phòng kinh tế, hạ tầng: Tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị.Thẩm định thiết kế các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp vật liệu xây dựng và các dự án đầu tư xây dựng khác do UBND huyện giao.
- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, đê điều và các công trình chuyên ngành khác được UBND huyện giao.
- Phòng văn hóa thông tin: Thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình về viễn thông, công nghệ thông tin, điện tử, Internet, truyền dẫn song, tần số vô tuyến điện và cơ sở hạ tầng thông tin và các công trình chuyên ngành khác được UBND huyện giao.
Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện tuân thủ nghiêm quy trình quản lý dự án đầu tư, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thi công, tư vấn, chính quyền địa phương… và kịp thời báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý các tồn tại vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án.BQL dự án là chủ sở hữu hoặc là người được Nhà nước uỷ quyền quản lý sử dụng vốn nhà nước để thực hiện dự án công trình.
+ Đối với dự án do UBND huyện, BQL dự án ĐTXD huyện làm chủ đầu: Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện tuân thủ nghiêm quy trình quản
lý dự án đầu tư, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thi công, tư vấn, chính quyền địa phương… và kịp thời báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý các tồn tại vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án.BQL dự án là chủ sở hữu hoặc là người được Nhà nước uỷ quyền quản lý sử dụng vốn nhà nước để thực hiện dự án công trình.
+ Đối với các dự án do UBND xã, thị trấn làm chủ đầu tư: UBND xã, thị trấn ủy thác QLDA cho BQL dự án ĐTXD huyện khi được yêu cầu; BQL dự án nhận ủy thác các hoạt động tư vấn đầu tư xây dựng (QLDA, lập dự án, thiết kế, giám sát, ...) cho các dự án trên cơ sở khi có văn bản chấp thuận chủ trương ủy thác quản lý dự án của cấp có thẩm quyền( cấp huyện) giao, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ quản lý dự án và có đủ điều kiện về năng lực thực hiện BQL dự án ĐTXD huyện chủ trì phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư (nếu có) và thu hồi, giao nhận đất để thực hiện dự án; tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; Tổ chức Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, hợp đồng xây dựng, giám sát quá trình thực hiện; giải ngân, thanh toán theo hợp đồng xây dựng và các công việc cần thiết khác.
UBND xã/thị trấn: cần nắm rõ quy hoạch và quản lý quy hoạch theo đúng quy định, có kế hoạch và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong công tác GPMB nhằm thúc đẩy GPMB để đảm bảo tiến độ dự án, cùng tham gia giám sát thi công dự án, là đơn vị hưởng lợi trực tiếp từ dự án.