Xác định chủ trương đầu tư, công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn (Trang 103 - 105)

2.3.2 .Các chỉ tiêu nghiên cứu trong giai đoạn thực hiện đâu tư

4.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ

4.2.1. Xác định chủ trương đầu tư, công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn

giao quản lý, các ban Quản lý dự án các công trình thường xuyên theo dõi, bảo quản trong quá trình sử dụng của người dân, đảm bảo chất lượng công trình.

- Chủ động lập kế hoạch, bố trí nguồn lực cụ thể cho việc quản lý, duy tu bảo dưỡng thường xuyên các công trình.

- Tăng cường tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật trong công tác quản lý dự án đầu tư đối với các xã, để đảm bảo các xã được giao làm chủ đầu tư thực sự đủ năng lực quản lý.

4.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước nguồn vốn ngân sách nhà nước

4.2.1. Xác định chủ trương đầu tư, công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư đầu tư

* Chủ trương đầu tư:

Chủ trương đầu tư được đánh giá là khâu dễ gây và thực tế đã gây nên thất thoát và lãng phí lớn trong đầu tư và xây dựng. Nguyên nhân các sai lầm về chủ trương đầu tư ở các cấp ngành, địa phương do việc cân nhắc, tính toán hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, môi trường đầu tư còn hời hợt, thiếu cụ thể. Có không ít trường hợp khi quyết định chủ trương đầu tư còn nặng nề phong trào chạy theo thành tích, theo hình thức, nhiều dự án chưa tiến hành thực hiện đã phải điều chỉnh, bổ sung. Do vậy để xác định chủ trương đầu tư được đúng đắn cần phải tính toán kỹ các khía cạnh về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, môi trường đầu tư, xác định chủ trương phải xuất phát từ nhu cầu thực tế và trên cơ sở quy hoạch chung tránh hiện tượng đầu tư theo phong trào, chạy theo thành tích. Các dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch của từng địa phương

và phù hợp với quy hoạch của vùng;

Huyện cần tập trung đầu tư các công trình then chốt thuộc hạ tầng xã hội, các dự án quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế, các dự án có tính khả thi cao về vốn, có lợi thế về tài nguyên.

* Công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư:

Hiện nay, việc lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư còn mang nhiều cảm tính, không có kế hoạch từ trước và phụ thuộc nhiều vào ý chủ quan của những người lãnh đạo, người đứng đầu có quyền lực. Tình trạng xin cho vẫn thường xảy ra mà không tuân theo các kế hoạch, nguyên tắc và các quy định của Nhà nước.

UBND huyện cần chỉ đạo các ngành, các cấp lập kế hoạch đầu tư trung và dài hạn theo ngành, vùng. Trên cơ sở đó bố trí thích đáng vốn đầu tư cho công tác chuẩn bị đầu tư, đảm bảo cho công tác này đi trước một bước để làm cơ sở cho kế hoạch đầu tư hàng năm. Tiến hành rà soát, điều chỉnh kế hoạch đầu tư ở các cấp, các ngành và địa phương theo hướng đầu tư có hiệu quả, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Rà soát lại mục tiêu và cơ cấu của từng dự án, đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả; tránh dàn trải và phân tán vốn.

Những dự án trong đã giao kế hoạch vốn nhưng xét thấy không thể thực hiện được hết toàn bộ hoặc một phần kế hoạch vốn đã giao thì cương quyết cắt hoặc giảm kế hoạch, để bổ sung vào những dự án đã có khối lượng hoàn thành nhưng chưa có vốn để thanh toán.

Đối với kế hoạch đầu tư hàng năm, chỉ bố trí kế hoạch đầu tư khi đã xác định chắn chắn khả năng nguồn vốn và theo nguyên tắc sau:

- Chỉ ghi kế hoạch vốn cho các dự án có đủ điều kiện là: phải có dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật được phê duyệt trước 31 tháng 10 năm trước;

- Ưu tiên trả nợ các khoản vay đến hạn, các dự án đã được phê duyệt quyết toán, các dự án phòng cấp bách, các dự án có khối lượng hoàn thành và

các án chuyển tiếp;

- Đảm bảo ghi vốn cho dự án nhóm C không quá 2 năm và dự án nhóm B không quá 4 năm;

- Đối với dự án quy hoạch, chuẩn bị đầu tư phải có khả thi cao và chủ đầu tư thống nhất về quy mô và nguồn vốn với cơ quan quản lý về kế hoạch đầu tư mới được ghi kế hoạch vốn;

- Gắn kết kế hoạch vốn với quy hoạch xây dựng của Tỉnh trong việc chỉ đạo thông báo kế hoạch vốn hàng năm phải đúng quy trình, những dự án không nằm trong quy hoạch không bố trí vốn đầu tư. Thực hiện được vấn đề này sẽ có tác dụng trong quá trình đầu tư dự án theo đúng mục tiêu phát triển chung của Tỉnh; tránh hiện tượng đầu tư theo ý đồ cá nhân của một số cán bộ có chức, có quyền, đồng thời còn có tác dụng củng cố, phát triển công tác quy hoạch xây dựng trên địa bàn;

- Không thực hiện việc bố trí kế hoạch vốn ứng trước. Thực tế hàng năm Bộ Tài chính vẫn có một lượng vốn bố trí cho những dự án đầu tư không nằm trong kế hoạch của năm đó. Những loại vốn này gọi là ứng trước kế hoạch vốn đầu tư cho những năm sau. Vốn ứng trước thực chất do năm kế hoạch đó có tăng thu NSNN, nên có khả năng tăng chi cho lĩnh vực đầu tư XDCB nhưng chưa có cơ sở để thông báo kế hoạch vốn đầu tư năm đó hoặc không thể thực hiện việc cân đối chi XDCB giữa các năm. Việc thông báo kế hoạch ứng trước trong đầu tư gây không ít khó khăn cho công tác QLNN về kế hoạch, không phân định rõ ràng nhiệm vụ thu - chi ngân sách trong từng năm.Với bất cập như vậy đề nghị quy định không áp dụng cơ chế thông báo kế hoạch ứng trước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)