Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác KSC đầu tư XDCB qua KBNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước tỉnh bắc kạn (Trang 36 - 39)

5. Kết cấu của luận văn

1.1. Cơ sở lý luận về kiểm soát chi đầu tư XDCB qua Kho bạc Nhà nước trên

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác KSC đầu tư XDCB qua KBNN

1.1.4.1. Yếu tố chủ quan

a. Tổ chức bộ máy kiểm soátchi trong đầu tư xây dựng cơ bản

Nhằm kiểm soát chi đầu tư XDCB, KBNN các cấp sẽ tiến hành quản lý theo chiều dọc theo 1 bộ máy tổ chức chuyên nghiệp. Việc triển khai hoạt động có thuận lợi và hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào tổ chức bộ máy kiểm soát chi trong đầu tư xây dựng cơ bản và quy trình nghiệp vụ, trong đó đặc biệt là quy trình nghiệp vụ quản lý. Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp sẽ nâng cao chất lượng kiểm soát, hạn chế tình trạng sai phạm trong quản lý. Quy trình quản lý được bố trí càng khoa học, rõ ràng thì càng góp phần quan trọng làm nâng cao chất lượng của thông tin tới cấp ra quyết định kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN, giảm các yếu tố sai lệch thông tin (Trịnh Thị Thúy

Hồng, 2012). Từ đó nâng cao được hiệu quả kiểm soát chi trong đầu tư xây

dựng cơ bản tại địa phương.

b. Năng lực quản lý của người lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản

Đối với năng lực quản lý của người lãnh đạo: cần phải có các tố chất và năng lực như sau: năng lực xây dựng chiến lược, định mức chi ngân sách; triển khai kế hoạch, công việc hợp lý, rõ ràng; xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý, hiệu quả; phân chia rõ ràng nhiệm vụ, trách nhiệm của nhân viên và các bộ phận trong bộ máy…Nếu người lãnh đạo không nhạy bén, sắc sảo trong công việc dễ gây tình trạng chi vượt quá thu, chi đầu tư dàn trải, phân bổ chi thường xuyên không hợp lý có thể dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí ngân sách, không thúc đẩy được sự phát triển của nền kinh tế, đảm bảo các vấn đề xã hội…(Trần

Huy Hoàng, 2019)

Đối với trình độ chuyên môn của nhân viên: cần nắm vững các chính sách, quy định của Nhà nước để xây dựng dự toán, chi trả phù hợp cho các

khoản mục; đồng thời cần có sự kiểm tra, kiểm soát quá trình chi thường xuyên NSNN để xác định các khoản chi có phù hợp với mục đích, tránh thất thoát, lãng phí, không hiệu quả.

c. Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát chi trong đầu tư xây dựng cơ bản tại địa phương

Việc ứng dụng công nghệ thông tin đang ngày càng khẳng định vai trò của nó trong công việc. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động KSC đầu tư xây dựng cơ bản tại KBNN sẽ giúp tiết kiệm được thời gian xử lý công việc, đảm bảo được tính chính xác, nhanh chóng và thống nhất về mặt dữ liệu, tạo tiền đề cho những quy trình cải cách về mặt nghiệp vụ một cách hiệu quả. Chính vì lẽ đó mà công nghệ thông tin là một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại địa phương.

(Nguyễn Thị Thoa, 2015). 1.1.4.2. Các yếu tố khách quan

a. Điều kiện tự nhiên

XDCB thường được tiến hành ngoài trời, do đó nó chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu. Bên cạnh đó, ở mỗi vùng, mỗi lãnh thổ có điều kiện tự nhiên khác nhau, do vậy cần phải có những thiết kế, kiến trúc phù hợp với điều kiện tự nhiên ở nơi xây dựng công trình. Chẳng hạn, ở địa phương có nhiều sông, lại hay xảy ra lũ lụt thì chi XDCB sẽ tập trung vào xây dựng đê, kè, và tu sửa đê, khi xây dựng công trình phải tránh mùa mưa, bão và có những biện pháp hữu hiệu để tránh thiệt hại xảy ra nhằm đảm bảo chất lượng công trình; hoặc địa phương có địa hình chủ yếu là đồi núi, dốc thì chú ý đầu tư cho giao thông thuận lợi để có thể phát triển kinh tế và phát triển các ngành nghề phù hợp với điều kiện địa hình đó. Vì vậy, kiểm soát chi trong đầu tư xây dựng cơ bản chịu ảnh hưởng nhiều từ các điều kiện tự nhiên ở địa phương.

b. Điều kiện kinh tế – xã hội

chịu ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế xã hội. Với môi trường kinh tế ổn định, vốn đầu tư sẽ được cung cấp đầy đủ, đúng tiến độ. Ngược lại nền kinh tế mất ổn định, mức tăng trưởng kinh tế chậm Nhà nước sẽ thắt chặt tín dụng để kìm chế lạm phát, các dự án sẽ bị điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư, chi NSNN giảm. Lạm phát cũng làm cho giá cả nguyên vật liệu tăng, làm chi phí công trình tăng điều này có thể hoãn thực hiện dự án vì không đủ vốn đầu tư để thực hiện. Vì vậy, có thể nói các yếu tố về kinh tế – xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn địa phương (Đinh Thị

Lan Doanh, 2018).

c. Cơ chế chính sách và các quy định của nhà nước về kiểm soát chi trong đầu tư xây dựng cơ bản

Trong kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, pháp luật đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong việc quản lý Nhà nước nói chung và kiểm soát chi trong đầu tư XDCB nói riêng. Hệ thống pháp luật với vai trò hướng dẫn và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong xã hội hoạt động theo trật tự, trong khuôn khổ pháp luật, đảm bảo sự công bằng, an toàn và hiệu quả đòi hỏi phải rất đầy đủ, chuẩn tắc và đồng bộ. Vì vậy, hệ thống pháp luật, các chính sách liên quan đến kiểm soát chi trong đầu tư XDCB sẽ có tác dụng kìm hãm hay thúc đẩy hoạt động quản lý hiệu quả hay không hiệu quả chi trong đầu tư XDCB ở địa phương. Trên cơ sở phân công trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng của từng cơ quan, địa phương sẽ tạo điều kiện cho công tác kiểm soát chi trong đầu tư XDCB đạt hiệu quả, không lãng phí công sức, tiền của. Sự phân định trách nhiệm, quyền hạn phải được tôn trọng và thể chế hóa thành Luật để các cơ quan cũng như từng cá nhân có liên quan biết được phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình trong thực hiện nhiệm vụ. Qua đó công việc được tiến hành trôi chảy, dựa trên nguyên tắc rõ ràng, minh bạch không đùn đẩy trách nhiệm và trách nhiệm giải trình rõ ràng sẽ góp phần nâng cao chất lượng kiểm soát chi trong đầu tư XDCB (Cao Thị Nghiên (2018).

d. Khả năng về nguồn vốn Nhà nước

Dự toán về chi trong đầu tư xây dựng cơ bản được lập luôn căn cứ vào nguồn thu ngân sách và các nguồn vốn khác tức là căn cứ vào thực tiễn khoản thu các năm trước và dự báo tăng thu trong năm nay để đề ra kế hoạch chi. Vì vậy, chi đầu tư XDCB không được vượt quá nguồn vốn cung ứng cho đầu tư, đồng thời cũng căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương để lập dự toán chi cho đầu tư XDCB hàng năm. Đối với các địa phương có nguồn thu lớn thì không phụ thuộc vào ngân sách trung ương cấp thì chủ động hơn trong việc lập dự toán chi, kiểm soát chi trong đầu tư XDCB (Nguyễn Thị

Thoa, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước tỉnh bắc kạn (Trang 36 - 39)