Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước tỉnh bắc kạn (Trang 44)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Bắc Kạn

Phân cấp quản lý dự án XDCB nhằm quản lý, kiểm soát nguồn vốn hiệu quả hơn.

Tăng cường sự phối hợp, chỉ đạo giữa KBNN tỉnh - huyện trong việc theo dõi, nắm bắt thông tin và thực hiện kiểm soát chi cho dự án.

Hoàn thiện và phát huy vai trò của cơ chế giao dịch “một cửa”.

Chủ động phối hợp cùng chủ đầu tư quy định thời gian và trách nhiệm hoàn tạm ứng trong một phương án bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng; yêu cầu nhà thầu thanh toán dứt điểm các khoản đã tạm ứng kỳ trước mới cho tạm ứng kỳ sau.

Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trẻ hóa cán bộ công chức có năng lực, trình độ chất lượng cao; tiêu chuẩn hoá cán bộ làm công tác kiểm soát chi, ngoài chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đơn vị không ngừng

nâng cao khả năng giao tiếp, cách ứng xử của cán bộ, công chức đối với khách hàng.

Chủ động niêm yết công khai, đầy đủ các thủ tục hành chính trong lĩnh vực KBNN nhằm minh bạch các quy trình nghiệp vụ, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng hoạt động kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 – 2018 diễn ra như thế nào?

- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh Bắc Kạn ra sao?

- Giải pháp nào cần đưa ra để hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN tỉnh Bắc Kạn thời gian tới?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Trong nghiên cứu này, thông tin thứ cấp được tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như:

- Báo chí, website về chủ chương, chính sách của Đảng, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các quy định về đầu tư XDCB và kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN

- Báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB của Kho bạc tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 – 2018.

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

a, Phương pháp chọn mẫu

Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, thời gian và mục tiêu nghiên cứu, các phương pháp chọn mẫu được sử dụng như sau:

- Đối với đối tượng là các chủ đầu tư: Tác giả không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà lựa chọn phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng (chọn một cách ngẫu nhiên một số đủ lớn đơn vị đại diện trong toàn bộ các đơn vị của tổng thể chung để điều tra rồi dùng kết quả thu thập được tính toán, suy rộng ra thành các đặc điểm của toàn bộ tổng thể chung).

- Đối với đối tượng là các chuyên viên KBNN tỉnh Bắc Kạn: Luận văn sử dụng phương pháp chọn mẫu tổng thể với đối tượng chuyên viên của Kho bạc Nhà nước tỉnh Bắc Kạn.

b, Đối tượng thu thập thông tin

Đối tượng thu thập thông tin gồm có:

- Chuyên viên phụ trách mảng chi đầu tư XDCB tại Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn.

- Chủ đầu tư thực hiện đầu tư xây dựng cơ bàn từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn.

c, Quy mô mẫu

Tổng số nhà doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn tính đến thời điểm 31/12/2018 là: 205 doanh nghiệp. Vì vậy, quy mô mẫu sẽ được tính theo công thức của Felly David (2005):

𝑛 = 𝑁𝑍 2𝑝(1 − 𝑝) 𝑁𝑑2+ 𝑍2𝑝(1 − 𝑝) = 205(1.96)2(0.5)(1 − 0.5) 205(0.05)2+ (1.96)2(0.5)(1 − 0.5)= 113 Trong đó:

n: Quy mô mẫu mong muốn N: Quy mô tổng thể

Z: Độ lệch chuẩn, mức 1.96 tương ứng với độ tin cậy 95%.

p: Phần tổng thể mục tiêu được đánh giá là có những đặc điểm chung cụ thể, thường mức 50% (0.5)

d: Độ chính xác kỳ vọng, thường ở mức 0.05

Kích cỡ mẫu được chọn thường nhỏ hơn so với tổng thể đối tượng nghiên cứu nên luôn tồn tại sự không chính xác tuyệt đối về kết quả nghiên cứu. Vì vậy, theo Daniel và Gate (2004), trong các nghiên cứu xác suất, thống kê, khi xác định kích cỡ mẫu, mức giới hạn sai số chọn mẫu thường là 5% hoặc 3%.

STT Thang đo Ý nghĩa 1 1,0 đến 1,8 Rất không đồng ý 2 1,81 đến 2,6 Không đồng ý 3 2,61 đến 3,4 Không ý kiến 4 3,41 đến 4,2 Đồng ý 5 4,21 đến 5,0 Rất đồng ý

(Nguồn: Nguyễn Đình Thọ, 2009; Hoàng Trọng, 2008)

d, Quy trình điều tra

Điều tra chọn mẫu gồm các bước sau: Xây dựng phương án điều tra, xác định dung lượng mẫu và phương pháp chọn mẫu, thiết kế bảng hỏi, điều tra chính thức.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Các nguồn thông tin sau khi được thu thập sẽ được phân tích, tổng hợp trên phần mềm SPSS 20.0

2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp

Báo cáo sử dụng phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh để phân tích các dữ liệu thứ cấp đã thu thập được.

- Phương pháp tổng hợp: Sử dụng để tổng hợp kết quả đã thu thập được sau đó dùng phương pháp diễn giải, có các đánh giá, kết luận cụ thể.

- Phương pháp phân tích: Được sử dụng để phân tích các kết quả đã tổng hợp được. Qua sự phân tích đó thấy được sự tăng giảm của các chỉ tiêu và tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại có sự tăng hoặc giảm…

2.2.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp

Đề tài sử dụng các phương pháp khác nhau để phân tích thông tin thu thập được như:

diễn bằng đồ thị các số liệu thu thập được. Sau đó, tính toán các tham số đặc trưng cho tập hợp dữ liệu như trung bình, phương sai...nhằm mô tả tập dữ liệu.

- Phương pháp so sánh: được sử dụng để chỉ ra xu hướng và mức độ biến động của các hệ thống chỉ tiêu.

2.3. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả chi đầu tư XDCB

2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh kết quả

Khối lượng vốn đầu tư thực hiện

Khối lượng vốn đầu tư thực hiện là tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của các hoạt động đầu tư bao gồm: các chi phí của công tác xây lắp, chi phí cho mua sắm trang thiết bị và các chi phí khác theo quy định được cấp có thẩm quyền phê duyệt (Phạm Bình, 2013).

Khối lượng vốn đầu tư thực hiện = vốn đầu tư thực hiện của công tác xây lắp + vốn đầu tư thực hiện đối với công tác mua sắm trang thiết bị + Chi phí khác.

Tài sản cố định huy động

Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng một cách độc lập đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã được nghiệm thu và có thể đưa vào hoạt động.

Giá trị TSCĐ huy động trong kỳ = vốn đầu tư thực hiện kỳ trước chuyển sang kỳ nghiên cứu + vốn đầu tư thực hiện trong kỳ – chi phí không làm gia tăng giá trị TSCĐ – vốn đầu tư thực hiện chưa được huy động chuyển sang kỳ sau.

Hệ số huy động TSCĐ: phản ánh mức độ đạt được kết quả cuối cùng trong số vốn đầu tư đã được thực hiện.

Hệ số huy động TSCĐ = Giá trị huy động TSCĐ trong kỳ / (tổng vốn đầu tư thực hiện trong kỳ + vốn đầu tư thực hiện kỳ trước nhưng chưa được huy động).

Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng được nhu cầu sản xuất, phục vụ của các TSCĐ đã được huy động vào quá trình sản xuất ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ theo quy định được ghi trong dự án đầu tư. Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm được thể hiện ở các chỉ tiêu như: công suất, mức tiêu dùng nguyên vật liệu trên một đơn vị thời gian trên địa bàn địa phương.

2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản ở cấp độ vùng dựng cơ bản ở cấp độ vùng

Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả chi NSNN trong đầu tư XDCB ở cấp độ vùng bao gồm chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối. Hiệu quả tuyệt đối được xác định bằng hiệu số giữa kết quả đạt được của chi NSNN cho đầu tư XDCB và chi phí từ NSNN đã bỏ ra cho đầu tư XDCB (Nguyễn Trọng Thản,

2011).

Hiệu quả đầu tư = Kết quả đầu tư đạt được - chi phí phải bỏ ra (giá trị TSCĐ tăng thêm) (mức chi NSNN)

Nếu kết quả đầu tư đạt được càng lớn hơn so với tổng số vốn đầu tư thực hiện thì hiệu quả đầu tư càng cao.

Hiệu quả tương đối là tỷ lệ so sánh giữa kết quả đạt được so với chi NSNN đã bỏ ra cho đầu tư XDCB (vốn đầu tư đã thực hiện).

Hiệu quả đầu tư = Kết quả đầu tư đạt được (giá trị TSCĐ tăng thêm) Tổng vốn đầu tư đã thực hiện

Trong đầu tư XDCB nó được thể hiện bằng hệ số huy động TSCĐ

Hệ số huy động TSCĐ = Giá trị TSCĐ huy động đưa vào sử dụng Tổng vốn đầu tư XDCB bằng vốn NSNN

Ngoài ra, một số chỉ tiêu khác được sử dụng nhằm đánh giá tình hình chi và kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản như:

- Tổng số chi NSNN

- Tổng chi đầu tư phát triển

- Tổng chi xây dựng cơ bản, tỷ trọng chi XDCB/Tổng chi NSNN * Chỉ tiêu kiểm soát chi đầu tư XDCB

Tình hình từ chối chi đầu tư XDCB - Vốn thanh toán

- Số từ chối thanh toán

- Tỷ lệ % số vốn từ chối thanh toán

- Số tiết kiệm chi (Số tiết kiệm chi = Giá trị sau khi KBNN kiểm tra – Giá trị chủ đầu tư đề nghị thanh toán).

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KBNN TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2016 – 2018

3.1. Khái quát chung về Kho bạc nhà nước tỉnh Bắc Kạn

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của KBNN tỉnh Bắc Kạn

Tên cơ quan: Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn.

Địa chỉ: Tổ 5 - phường Phùng Chí Kiên - TP Bắc Kạn - tỉnh Bắc Kạn. Điện thoại: (0209) 3840 840

Kho bạc Nhà nước tỉnh Bắc Kạn là tổ chức trực thuộc Kho bạc Nhà nước, có chức năng thực hiện nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

KBNN Bắc Kạn được thành lập ngày 01/01/1997 trên cơ sở tách ra từ KBNN Bắc Thái. Khi mới thành lập, KBNN Bắc Kạn có văn phòng KBNN tỉnh với 4 phòng chuyên môn và 7 đơn vị KBNN trực thuộc; tổng số công chức có 57 người. Đến nay KBNN Bắc Kạn có văn phòng KBNN tỉnh với 05 phòng chuyên môn và 07 đơn vị KBNN trực thuộc; tổng số công chức và người lao động hợp đồng là 151 người.

Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, KBNN Bắc Kạn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong công tác quản lý tài chính - ngân sách trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của ngành và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc nhà nước tỉnh Bắc Kạn

Chức năng

Kho bạc Nhà nước tỉnh Bắc Kạn là tổ chức trực thuộc Kho bạc Nhà nước, có chức năng thực hiện nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Kho bạc Nhà nước tỉnh Bắc Kạn có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ và quyền hạn của KBNN Bắc Kạn được quy định theo Quyết định số 1618/QĐ-BTC về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của kho bạc nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, có 18 nhiệm vụ, quyền hạn được giao bao gồm những nội dung cơ bản sau: (1) Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý; (2) Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi; (3) Hướng dẫn, kiểm tra KBNN cấp huyện thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quy định; (4) Quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các nguồn quỹ khác theo quy định; (5) Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ; (6) Tổ chức thực hiện công tác kế toán NSNN; (7) Thực hiện nhiệm vụ tổng kết toán nhà nước theo quy định của pháp luật; (8) Thực hiện công tác thống kê, tổng hợp, đối chiếu về thu, chi NSNN và các quỹ tài chính; (9) Quản lý ngân quỹ nhà nước tại KBNN cấp tỉnh theo chế độ quy định; (10) Tổ chức thực hiện việc phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ tại KBNN cấp tỉnh theo quy định của pháp luật; (11) Thực hiện nhiệm vụ của KBNN cấp huyện; (12) Thực hiện thanh, kiểm tra chuyên ngành, thực hiện công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và xử lý theo thẩm quyền; (13) Tổ chức quản lý và thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, quản trị cơ sở dữ liệu; (14) Quản lý bộ máy, biên chế, chế độ đãi ngộ đối với người lao động thuộc phạm vi quản lý của KBNN; (15) Quản lý và thực hiện công tác hành chính, quản trị, tài vụ, xây dựng cơ bản nội bộ; (16) Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hóa, cải cách hành chính hoạt động KBNN; (17) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc KBNN giao; (18) KBNN

cấp tỉnh có quyền: trích tài khoản của tổ chức, cá nhân mở tại KBNN. Được từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện. Thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN theo quy định của pháp luật.

3.1.3. Sơ đồ và chức năng, nhiệm vụ bộ máy tổ chức KBNN tỉnh Bắc Kạn

Sơ đồ 3.1 mô tả bộ máy tổ chức hoạt động tại KBNN tỉnh Bắc Kạn, theo đó chức năng nhiệm vụ của các phòng ban dựa theo Quyết định số 1618/QĐ- BTC về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của kho bạc nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cụ thể:

Sơ đồ 3.1. Bộ máy cơ cấu tổ chức KBNN tỉnh Bắc Kạn

(Nguồn: Văn phòng KBNN)

Chỉ đạo, điều hành

HD, kiểm tra, phối hợp thực hiện

GIÁM ĐỐC

Phòng Kế toán nhà nước

KBNN Ba Bể Phòng kiểm soát chi

KBNN Bạch Thông

Phòng Thanh tra Kiểm tra

KBNN Ngân Sơn KBNN Chợ Đồn KBNN Chợ Mới KBNN Na Rì Phòng Tài vụ quản trị Văn Phòng KBNN Pác Nặm CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC

3.1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của Ban giám đốc KBNN tỉnh

Giám đốc KBNN cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc KBNN và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của KBNN trên địa bàn tỉnh, thành phố.

Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

3.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng chức năng

a) Phòng Kế toán nhà nước

Tham mưu, giúp Giám đốc KBNN tỉnh trong việc: Dự thảo các văn bản, hướng dẫn, thanh toán, kiểm tra việc thực hiện công tác kế toán nhà nước đối với các đơn vị trực thuộc; Tham gia ý kiến xây dựng chế độ kế toán nhà nước; Tổ chức thực hiện công tác kế toán nhà nước; Tập trung và hạch toán các khoản thu NSNN tại KBNN tỉnh cho các cấp ngân sách theo quy định; Kiểm soát chi NSNN đối với các khoản chi thường xuyên của NSNN theo quy định; Tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước tỉnh bắc kạn (Trang 44)