Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả chi đầu tư XDCB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước tỉnh bắc kạn (Trang 49 - 52)

5. Kết cấu của luận văn

2.3. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả chi đầu tư XDCB

2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh kết quả

Khối lượng vốn đầu tư thực hiện

Khối lượng vốn đầu tư thực hiện là tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của các hoạt động đầu tư bao gồm: các chi phí của công tác xây lắp, chi phí cho mua sắm trang thiết bị và các chi phí khác theo quy định được cấp có thẩm quyền phê duyệt (Phạm Bình, 2013).

Khối lượng vốn đầu tư thực hiện = vốn đầu tư thực hiện của công tác xây lắp + vốn đầu tư thực hiện đối với công tác mua sắm trang thiết bị + Chi phí khác.

Tài sản cố định huy động

Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng một cách độc lập đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã được nghiệm thu và có thể đưa vào hoạt động.

Giá trị TSCĐ huy động trong kỳ = vốn đầu tư thực hiện kỳ trước chuyển sang kỳ nghiên cứu + vốn đầu tư thực hiện trong kỳ – chi phí không làm gia tăng giá trị TSCĐ – vốn đầu tư thực hiện chưa được huy động chuyển sang kỳ sau.

Hệ số huy động TSCĐ: phản ánh mức độ đạt được kết quả cuối cùng trong số vốn đầu tư đã được thực hiện.

Hệ số huy động TSCĐ = Giá trị huy động TSCĐ trong kỳ / (tổng vốn đầu tư thực hiện trong kỳ + vốn đầu tư thực hiện kỳ trước nhưng chưa được huy động).

Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng được nhu cầu sản xuất, phục vụ của các TSCĐ đã được huy động vào quá trình sản xuất ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ theo quy định được ghi trong dự án đầu tư. Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm được thể hiện ở các chỉ tiêu như: công suất, mức tiêu dùng nguyên vật liệu trên một đơn vị thời gian trên địa bàn địa phương.

2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản ở cấp độ vùng dựng cơ bản ở cấp độ vùng

Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả chi NSNN trong đầu tư XDCB ở cấp độ vùng bao gồm chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối. Hiệu quả tuyệt đối được xác định bằng hiệu số giữa kết quả đạt được của chi NSNN cho đầu tư XDCB và chi phí từ NSNN đã bỏ ra cho đầu tư XDCB (Nguyễn Trọng Thản,

2011).

Hiệu quả đầu tư = Kết quả đầu tư đạt được - chi phí phải bỏ ra (giá trị TSCĐ tăng thêm) (mức chi NSNN)

Nếu kết quả đầu tư đạt được càng lớn hơn so với tổng số vốn đầu tư thực hiện thì hiệu quả đầu tư càng cao.

Hiệu quả tương đối là tỷ lệ so sánh giữa kết quả đạt được so với chi NSNN đã bỏ ra cho đầu tư XDCB (vốn đầu tư đã thực hiện).

Hiệu quả đầu tư = Kết quả đầu tư đạt được (giá trị TSCĐ tăng thêm) Tổng vốn đầu tư đã thực hiện

Trong đầu tư XDCB nó được thể hiện bằng hệ số huy động TSCĐ

Hệ số huy động TSCĐ = Giá trị TSCĐ huy động đưa vào sử dụng Tổng vốn đầu tư XDCB bằng vốn NSNN

Ngoài ra, một số chỉ tiêu khác được sử dụng nhằm đánh giá tình hình chi và kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản như:

- Tổng số chi NSNN

- Tổng chi đầu tư phát triển

- Tổng chi xây dựng cơ bản, tỷ trọng chi XDCB/Tổng chi NSNN * Chỉ tiêu kiểm soát chi đầu tư XDCB

Tình hình từ chối chi đầu tư XDCB - Vốn thanh toán

- Số từ chối thanh toán

- Tỷ lệ % số vốn từ chối thanh toán

- Số tiết kiệm chi (Số tiết kiệm chi = Giá trị sau khi KBNN kiểm tra – Giá trị chủ đầu tư đề nghị thanh toán).

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KBNN TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2016 – 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước tỉnh bắc kạn (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)