Hạn chế trong công tác KSC đầu tư XDCB qua KBNN Bắc Kạn gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước tỉnh bắc kạn (Trang 93 - 94)

2018

3.5.2. Hạn chế trong công tác KSC đầu tư XDCB qua KBNN Bắc Kạn gia

đoạn 2016 – 2018

Kế hoạch, dự toán vốn đầu tư XDCB vẫn còn có sự điều chỉnh trong năm gây khó khăn cho việc theo dõi, quản lý, cấp phát thanh toán vốn, làm giảm tính pháp lý của kế hoạch dẫn đến sự không nghiêm túc của các Chủ đầu tư trong việc thực hiện kế hoạch. Nhiều dự án chưa đủ điều kiện ghi kế hoạch vốn theo quy chế quản lý đầu tư XDCB vẫn được ghi vào kế hoạch, nhiều dự án kế hoạch vốn hàng năm bố trí không phù hợp với tiến độ thực hiện dự án.

Việc triển khai thực hiện dự án đầu tư vẫn rất chậm và thường thực hiện vào cuối năm kế hoạch dẫn đến việc ứ đọng vốn ở cơ quan cấp phát thanh toán và tập trung vào thanh toán ở những tháng cuối của năm gây khó khăn cho cơ quan thanh toán trong việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB. Công tác cấp phát, thanh toán vốn đầu tư XDCB vẫn chưa được kịp thời và dứt điểm trong năm kế hoạch (thường phải kéo dài thời hạn thanh toán sang quý 01 năm sau, thậm chí không thể giải ngân do dừng thực hiện dự án).

Quyết toán vốn đầu tư tại một số dự án còn chậm so với quy định. Vấn đề chậm thanh toán nhiều tháng hoặc nhiều năm kể từ khi công trình được hoàn thành bàn giao và đưa vào sử dụng.

Chưa có chế tài để buộc các nhà thầu, chủ đầu tư phải quyết toán đúng giá trị khối lượng. Nhà thầu cố tình đưa tăng giá trị quyết toán lên, khi được phát hiện ra thì chỉ bị cắt giảm phần khai khống mà không bị xử phạt. Hơn nữa việc phát hiện ra sai phạm là hết sức khó khăn, nhưng đến nay chưa có cơ chế xử phạt cụ thể, cũng như có cơ chế khuyến khích thoả đáng cho những cá nhân, tổ chức phát hiện nên sử dụng vốn đầu tư XDCB còn thất thoát, lãng phí.

Cơ chế giám sát tình hình chi đầu tư XDCB đối với tất cả các chương trình, dự án chưa được triển khai một cách toàn diện, thường xuyên và có hệ thống. Trong một số khâu có sự chồng chéo trong kiểm tra, giám sát giữa các cơ quan quản lý. Sự phối hợp quản lý giữa các cơ quan lỏng lẻo, chưa khoa học dẫn đến hạn chế trong quá trình kiểm soát chi tại KBNN và các cơ quan liên quan.

Hiệu quả của một số công trình kém, không nhận được sự đồng thuận, hợp tác của người dân địa phương do việc triển khai dự án chưa tính hết được các vấn đề liên quan, ích lợi hài hòa của các bên tham gia. Nên nhiều công trình sau khi xây dựng xong bỏ không hoặc được sử dụng ít.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước tỉnh bắc kạn (Trang 93 - 94)