5. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Cấp nước tỉnh Lào
Lào Cai
3.2.2.1. Thực trạng kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Cấp nước tỉnh Lào Cai
Dựa vào các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chúng ta sẽ đi vào phân tích tình hình thực hiện doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Công ty trong giai đoạn 5 năm từ 2015 đến 2019.
Bảng 3.5: Tình hình thực hiện doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Công ty ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
1. Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ 125.061 87.841 145.597 150.234 149.444 4.637 3,18 -790 -0,53 2. Giá vốn hàng bán 103.554 67.970 108.466 111.906 110.553 3.440 3,17 -1.353 -1,21 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ 21.507 19.871 37.131 38.328 38.891 1.197 3,22 563 1,47 4.Doanh thu hoạt động tài chính 2.246 1.006 641 1.323 1.300 682 106,40 -23 -1,74 5. Chi phí tài chính 5.206 3.088 6.801 7.727 6.157 926 13,62 -1.570 -20,32 Trong đó :Chi phí lãi vay 5.206 3.088 4.491 7.809 6.215 3.318 73,88 -1.594 -20,41
6. Chi phí bán hàng 1.797 1.927 1.943 130 7,23 16 0,83
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 10.420 9.062 14.669 14.965 16.220 296 2,02 1.255 8,39 8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh 8.127 8.727 14.505 15.032 15.871 527 3,63 839 5,58
9. Thu nhập khác 397 262 378 836 235 458 121,16 -601 -71,89
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 11. Lợi nhuận khác 300 240 315 311 188 -4 -1,27 -123 -39,55
12. Tổng lợi nhuận trước TNDN 8.428 8.968 14.821 15.344 16.059 523 3,53 715 4,66 13. Lợi nhuận sau TNDN 6.574 8.026 13.310 13.761 14.453 451 3,39 692 5,03
* Phân tích tình hình thực hiện doanh thu
Doanh thu là một trong những chỉ tiêu thể hiện ảnh hưởng và quy mô của Công ty trên thị trường.
Đồ thị 3.7: Quy mô doanh thu giai đoạn 2015 - 2019
Tổng doanh thu của công ty tăng lên, từ mức 127.704 triệu đồng năm 2015 lên mức 150.979 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu là 4,27%. Trong cơ cấu doanh thu của công ty, doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng và quy mô chủ yếu. Các khoản mục doanh thu từ hoạt động tài chính, doanh thu từ hoạt động khác chiếm quy mô và tỷ trọng rất nhỏ.
Bảng 3.6: Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019
DT kinh doanh nước sạch 123.426 86.114 144.518 146.794 147.734 DT xây lắp, lắp đặt hệ
thống đường nước 1.635 1.727 1.079 3.440 1.710
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty
Hoạt động kinh doanh nước sách là nguồn đem lại doanh thu chủ yếu của Công ty, điều này phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty. Quy mô doanh thu từ kinh doanh nước sạch tăng lên liên tục trong giai
125.061 87.841 145.597 150.234 149.444 2.246 1.006 641 1.323 1.300 - 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000 2015 2016 2017 2018 2019 DT Thuần DT HĐ Tài chính DT HĐ khác
đoạn 2015 – 2019 với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 4,6%. Sự ra tăng doanh thu cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty khá ổn định và có mức tăng trưởng doanh thu khá, tuy nhiên vẫn thấp hơn mức tăng trưởng bình quân 5,31% của các doanh nghiệp cùng ngành đối sánh. Nhu cầu nước sạch đang gia tăng trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh. Ngành cấp nước là ngành tiện ích thiết yếu, cung cấp nước sạch cho người dân và các doanh nghiệp chính vì vậy có tính ổn định cao.
Bảng 3.7: Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 DT Thực hiện 127.704 89.109 146.616 152.393 150.979 DT Kế hoạch 125.750 89.000 145.290 154.060 150.000 Tỷ lệ DT thực hiện trên DT kế hoạch (%) 101,6 100,1 100,9 98,9 100,7
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty
So với kế hoạch kinh doanh đặt ra, kết quả doanh thu đạt được của công ty qua các năm đều đặt được vượt kế hoạch (ngoại trừ năm 2018). Điều này cho thấy công tác lập kế hoạch kinh doanh là tốt, sát với thực tiễn hoạt động của công ty.
* Phân tích tình hình thực hiện chi phí của công ty
Chi phí của công ty bao gồm các khoản mục chính như giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác.
Bảng 3.8: Tình hình thực hiện chi phí của công ty Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 2018 2019 Giá vốn hàng bán Trđ 103.554 67.970 108.466 111.906 110.553 Chi phí tài chính Trđ 5.206 3.088 6.801 7.727 6.157 Chi phí bán hàng Trđ - - 1.797 1.927 1.943 Chi phí QLDN Trđ 10.420 9.062 14.669 14.965 16.220 Chi phí khác Trđ 97 22 63 525 47 Giá vốn hàng
bán/Doanh thu thuần % 82,8 77,4 74,5 74,5 74,0
Chi phí bán
hàng/Doanh thu thuần % 0,0 0,0 1,2 1,3 1,3
Chi phí quản lý doanh
nghiệp/Doanh thu
thuần
% 8,3 10,3 10,1 10,0 10,9
Chi phí tài
chính/Doanh thu thuần % 4,2 3,5 4,7 5,1 4,1
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty
Tổng chi phí của công ty có xu hướng tăng lên trong giai đoạn nghiên cứu từ mức 119.277 triệu đồng năm 2015 lên mức 134.920 triệu đồng năm 2019, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 3,13%.
Bảng 3.8 cho thấy, giá vốn hàng bán là khoản mục có quy mô và tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của công ty. So với doanh thu thuần, giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng bình quân 76,6%, nhưng tỷ trọng này có xu hướng giảm xuống trong giai đoạn 2015 – 2019, từ mức 82,8% năm 2015 xuống mức 74% năm 2019. Đây là một biểu hiện cho thấy công ty lợi nhuận gộp của công ty sẽ có xu hướng tăng, phản ánh hiệu quả kinh doanh tăng lên. Trong giá vốn bán hàng, giá vốn từ hoạt động kinh doanh nước sạch vẫn chiếm quy mô và tỷ trọng chủ yếu. Do đó, việc quản lý chặt chẽ, hiệu quả khoản mục chi phí này sẽ góp phần rất lớn đến nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
thứ 2 trong tổng chi phí của công ty. Quy mô chi phí QLDN đã tăng lên từ mức 10.420 triệu đồng năm 2015 lên mức 16.220 triệu đồng năm 2019, tỷ lệ tăng trưởng là 11,7%. Đây là mức gia tăng rất cao. Nguyên nhân, công ty mở rộng quy mô kinh doanh trong những năm qua, với việc đô thị hóa nhanh, chương trình nông thôn mới phát triển ở tỉnh Lào Cai đã thúc đẩy mạng lưới nước sạch đến các hộ dân nhiều hơn. Chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 10% so với doanh thu thuần, cao hơn các doanh nghiệp cùng ngành nghề đối sánh. Trong chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí về nhân viên quản lý chiếm tỷ trọng và quy mô rất lớn, bình quân hàng năm là 10.000 triệu đồng. Các khoản mục còn lại (chi phí khấu hao TSCĐ, thuế, chi phí dự phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác) chiếm quy mô bình quân từ 4.000 – 6.000 triệu đồng. Do đó, trọng tâm công tác quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp cần chú ý đến chi phí nhân viên quản lý.
Chi phí tài chính là khoản mục có quy mô lớn thứ ba của công ty và có xu hướng tăng lên và chiếm tỷ trọng so với doanh thu thuần dưới 5%. Sự gia tăng về quy mô và tỷ trọng chi phí tài chính do công ty có quy mô vay nợ cao, do đó phải trả chi phí lãi vay lớn.
Như vậy, điểm mấu chốt trong quản lý chi phí của công ty là quản lý tốt các khoản mục giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí lãi vay. Đặc biệt là giá vốn hàng bán cần được thường xuyên kiểm tra, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ.
* Phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty
Lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả kinh doanh của công ty.
Bảng 3.9: Tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019
LN từ hoạt động kinh doanh 8.127 8.727 14.505 15.032 15.871
LN từ hoạt động tài chính (2.960) (2.082) (6.160) (6.404) (4.857)
LN từ hoạt động khác 300 240 315 311 188
Lợi nhuận trước thuế 8.428 8.968 14.821 15.344 16.059
LN trước lãi vay và thuế (EBIT) 13.634 12.056 19.312 23.153 22.274
Lợi nhuận sau thuế 6.574 8.026 13.310 13.761 14.453
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) của Công ty đã tăng lên từ mức 13.637 triệu đồng năm 2015 lên liên tục đến mức 22.274 triệu đồng năm 2019, với tỷ lệ tăng trưởng bình quân đạt 13,06%. Tuy nhiên, do có vay nợ trong cơ cấu nguồn vốn nên lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế nhỏ hơn EBIT. Quy mô lợi nhuận sau thuế có sự tăng trưởng cao trong giai đoạn 2015 – 2019, tức mức 6.574 triệu đồng năm 2015 lên mức 14.453 triệu đồng năm 2019, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế bình quân đạt 21,77%. Đây là tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế rất cao, phản ánh kết quả kinh doanh thuận lợi của công ty.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chiếm quy mô và tỷ trọng lớn trong lợi nhuận trước thuế. Quy mô lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng trưởng liên tục từ mức 8.127 triệu đồng năm 2015 lên mức 15.871 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân là 18,21%. Kết quả này do công ty đã quản lý tốt giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, đồng thời thúc đẩy việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu nên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đã tăng lên.
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính của công ty đều nhỏ hơn 0 trong giai đoạn 2015 – 2019. Nguyên nhân, công ty đã sử dụng nợ vay lớn và chủ yếu là các khoản vay nợ ngắn hạn với quy mô bình quân hàng năm trong giai đoạn 2015 - 2019 là 116.075 triệu đồng. Điều này làm cho chi phí lãi vay phải trả
cao trong giai đoạn này, bình quân hàng năm là 5.362 triệu đồng. So với các doanh nghiệp cùng ngành nghề đối sánh (GDW, BTW), mức thua lỗ từ hoạt động tài chính của công ty LWS là cao hơn rất nhiều.
Bảng 3.10: Kế hoạch lợi nhuận của công ty
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019
Lợi nhuận sau thuế thực hiện 6.574 8.026 13.310 13.761 14.453
Lợi nhuận sau thuế kế hoạch NA NA 11.650 14.000 13.812
Tỷ lệ LNST thực hiện trên LNST
kế hoạch (%) NA NA 114,2 98,3 104,6
Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty
Kết quả kinh doanh qua chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế cho thấy, năm 2017 và 2019 lợi nhuận sau thuế thực hiện đã vượt kế hoạch đặt ra lần lượt là 14% và 5%. Năm 2018, công ty không đạt chi tiêu kế hoạch về lợi nhuận sau thuế đặt ra, tuy nhiên cũng đã đạt được 98% kế hoạch. Đạt được kế hoạch lợi nhuận đặt ra cũng phản ánh kết quả kinh doanh tốt của công ty trong những năm qua, chứng tỏ công ty đã quản lý tốt chi phí và tiêu thụ sản phẩm, sử dụng nguồn vốn huy động hiệu quả.
3.2.2.2. Thực trạng hiệu suất hoạt động của Công ty Cổ phần Cấp nước tỉnh Lào Cai
a. Hiệu suất sử dụng vốn bằng tiền của công ty
Vốn bằng tiền là một bộ phận cấu thành tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp có yêu cầu cơ bản là vừa phải đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thời cũng phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của công ty. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền, đáp ứng nhu cầu thanh toán, đảm bảo khả năng thanh toán sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty.
Bảng 3.11: Hiệu suất sử dụng vốn bằng tiền
Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 2018 2019
DTT Triệu đồng 125.061 87.841 145.597 150.234 149.444
Tiền & TĐT BQ Triệu đồng 7.305 18.026 33.092 44.509 52.314
Vòng quay VBT Vòng 17,12 4,87 4,40 3,38 2,86
Số ngày thực hiện
vòng quay VBT Ngày 21,03 73,88 81,82 106,65 126,02
Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của học viên
Quy mô tiền và TĐT bình quân của công ty tăng liên tục từ mức 7.305 triệu đồng năm 2015 lên mức 52.314 triệu đồng năm 2019. Điều này cho thấy công ty đã và đang duy trì quy mô vốn bằng tiền rất lớn, đặc biệt là tiền mặt. Đây là nguyên nhân dẫn đến vòng quay vốn bằng tiền giảm xuống liên tục. Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần bình quân là 4,55%, tốc độ tăng trưởng tiền và tương đương tiền là 63,59%, cao hơn rất nhiều tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần. Năm 2019, vòng quay vốn bằng tiền của công ty là 2,86 vòng/năm, thấp nhất trong giai đoạn 2015 – 2019. Việc dự trữ quy mô tiền quá lớn, mặc dù đảm bảo tốt khả năng thanh toán tức thời nhưng sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn bằng tiền, hiệu suất sử dụng vốn bằng tiền giảm xuống.
b. Hiệu suất sử dụng các khoản phải thu của công ty
Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Quản trị các khoản phải thu cũng liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro trong bán chịu hàng hóa, dịch vụ.
Bảng 3.12: Hiệu suất sử dụng các khoản phải thu
Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 2018 2019
DTT Triệu đồng 125.061 87.841 145.597 150.234 149.444
Khoản phải thu BQ Triệu đồng 25.514 22.132 20.788 16.755 12.711
Vòng quay Khoản
phải thu Vòng 4,90 3,97 7,00 8,97 11,76
Kỳ thu tiền bình
quân Ngày 73,44 90,70 51,40 40,15 30,62
Quy mô các khoản phải thu bình quân của công ty giảm đi trong giai đoạn 2015 – 2019, từ mức 25.514 triệu đồng năm 2015 xuống còn mức 12.711 triệu đồng, tốc độ giảm là 15,99%. Điều này cho thấy chính sách bán hàng thắt chặt của công ty, mức độ bị chiếm dụng vốn của công ty giảm đi. Đồng thời, quy mô doanh thu đã tăng trong giai đoạn 2015 – 2019, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu suất sử dụng các khoản phải thu.
Chỉ tiêu vòng quay khoản phải thu tăng lên từ mức 4,9 vòng/năm đã tăng lên 11,97 vòng/năm. Nói cách khác, số ngày cần thiết để thực hiện một vòng quay các khoản phải thu đã giảm từ 73,44 ngày/vòng xuống còn 30,62 ngày/vòng. Bằng chứng này cho thấy, chính sách bán hàng thắt chặt nhưng hiệu suất sử dụng khoản phải thu là có xu hướng diễn biến tốt.
Tuy nhiên, nếu so sánh với các doanh nghiệp đối sánh cùng ngành nghề kinh doanh thì chỉ tiêu vòng quay các khoản phải thu của công ty thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp như BNW, GDW, BTW. Điều này cho thấy, mặc dù hiệu suất sử dụng các khoản phải thu của công ty LWS tăng lên nhưng vẫn còn rất thấp, đòi hỏi công ty cần có giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả của chính sách bán hàng trong thời gian tới.
Bảng 3.13: Vòng quay KPT của các DN ngành nghề kinh doanh
Công ty 2015 2016 2017 2018 2019 LWS 4,90 3,97 7,00 8,97 11,76 BNW 55,16 52,42 57,74 44,70 39,39 GDW 28,03 29,69 33,53 40,58 44,00 BTW 39,98 36,83 34,12 28,50 31,47 Bình quân 32,02 30,73 33,10 30,69 31,65
Nguồn: Tính toán của học viên c. Hiệu suất sử dụng các hàng tồn kho của công ty
Hiệu suất sử dụng hàng tồn kho được phản ánh qua 2 chỉ tiêu là vòng quay hàng tồn kho và thời gian bình quân dữ trữ hàng tồn kho.
Bảng 3.14: Hiệu suất sử dụng hàng tồn kho
Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 2018 2019
GVHB Triệu đồng 103.554 67.970 108.466 111.906 110.553
Hàng tồn kho BQ Triệu đồng 2.820 5.034 5.944 4.092 3.791
Vòng quay HTK Vòng 36,73 13,50 18,25 27,35 29,17