5. Kết cấu của luận văn
4.3.2. Đối với Ngân hàng, Kho bạc, Thuế
- Không thành lập tràn lan ngân hàng, các chi nhánh, phòng giao dịch. Ngân hàng nào năng lực yếu thực hiện sáp nhập, giải thể. Kiểm soát năng lực của ngân hàng thông qua vốn điều lệ, hệ thống kiểm soát nội bộ, hiệu quả kinh doanh.
- Giữ ổn định đồng tiền nội tệ trong thanh toán, ổn định lãi suất cho vay, đổi mới phong cách giao dịch, ổn định thị trường ngoại hối, thị trường vàng, thị trường vật tư nhiên liệu, từ đó ổn định nền kinh tế.
- Kiểm soát chặt chẽ luồng tiền lưu thông, phát hiện sớm hành vi rửa tiền, thao túng thị trường tiền tệ, tránh biến động lớn về giá thành công trình, hạn chế thiệt hại cho nhà thầu. Tuyệt đối không được sử dụng đồng ngoại tệ khi giao dịch mua bán.
* Cải cách thủ tục hành chính, chính sách tín dụng
- Có chính sách ưu đãi về lãi suất đối với công trình trọng điểm quốc gia, công trình phát triển kinh tế xã hội, xã hội hoá, tạo điều kiện để nhà thầu chủ động về vốn đẩy nhanh tiến độ công trình, sớm hoàn thành dự án.
- Thủ tục vay vốn cần đơn giản và nhanh chóng để sớm giải ngân, tăng tính thanh khoản cho nhà thầu.
* Về chấp hành chính sách thuế
Cải cách thủ tục kê khai thuế, nộp thuế, thanh tra, quyết toán thuế hàng năm, kiểm soát chặt chẽ định mức chi phí với hóa đơn tài chính, loại bỏ các chi phí không hợp lý, không hợp lệ.
KẾT LUẬN
Công ty cổ phần cấp nước tỉnh Lào Cai là một công ty hoạt động trong lĩnh vực khai thác và cấp nước sinh hoạt. Trong những vừa qua mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Công ty đã nỗ lực phấn đấu để ổn định hoạt động, từng bước thực hiện lộ trình rút vốn nhà nước. Qua nghiên cứu, phân tích thực trạng kinh doanh của Công ty cổ phần cấp nước tỉnh Lào Cai có thể thấy những kết quả đạt được như sau:
Thứ nhất, luận văn đã bước đầu hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các khái niệm cơ bản như vốn kinh doanh, hiệu quả kinh doanh, đo lường hiệu quả kinh doanh, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đã được làm rõ.
Thứ hai, luận văn thực hiện phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần cấp nước tỉnh Lào Cai qua các nội dung, chỉ tiêu như tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận; hiệu quả sử dụng vốn và tài sản, khả năng sinh lời… của công ty. Các kết quả nghiên cứu của công ty đều được so sánh, đánh giá với các doanh nghiệp cùng ngành nghề kinh doanh. Qua đó, thấy được mức độ đạt được trong quản lý vốn và tài sản, quản lý chi phí, doanh thu của công ty. Những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động kinh doanh của công ty cũng đã được chỉ ra.
Thứ ba, trên cơ sở phân tích rõ thực trạng hiệu quả kinh doanh, luận văn đề xuất một số giải pháp cơ bản khả thi, đồng bộ nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần cấp nước tỉnh Lào Cai.
Luận văn nghiên cứu là một công trình có tính thời sự đối với Công ty trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực cố gắng trong nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi, song thời gian thực hiện không nhiều và trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới nên luận văn không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tác giả mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của các nhà khoa học để luận văn được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Văn Vần, Vũ Văn Ninh (2013), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính.
2. Chu Thị Thủy (2003), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiêp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ.
3. Dương Văn Chung (2003), Nghiên cứu về hiệu quả sản xuất kinh doanh và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước xây dựng giao thông, luận án tiến sĩ.
4. Đoàn Thục Quyên (2015), Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính.
5. Huỳnh Đức Lộng (1999), Hoàn thiện chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước, luận án tiến sĩ
6. Nguyễn Thị Minh An (2003), Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao HQKD của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
7. Nguyễn Đình Kiệm, Bạch Đức Hiển (2008), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính,
8. Nguyễn Tấn Bình (2004), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nhà Xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Tấn Bình (2004), Phân tích quản trị Tài chính, Nhà Xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
10. Nguyễn Tấn Bình (2010), Quản trị Tài chinh ngắn hạn, Nhà Xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
11. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2008), Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội.
12. Phạm Thị Vân Anh (2012), Các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của DNNVV ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính.