5. Kết cấu của luận văn
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp
- Chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng vốn cố định
Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị vốn cố định trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đơn vị doanh thu hoặc doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định =
Doanh thu (DTT) trong kỳ Vốn cố định bình quân trong kỳ
- Chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Số doanh thu tạo ra trên một đồng vốn lưu động càng lớn thì hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động = Doanh thu (DTT) trong kỳ Vốn lưu động bình quân trong kỳ
- Chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho (HTK)
Đây là chỉ tiêu khá quan trọng, phản ánh một đồng vốn tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong một kỳ và được xác định bằng công thức sau:
Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán
Giá trị hàng tồn kho bình quân trong kỳ
Số hàng tồn kho bình quân có thể tính bằng cách lấy số dư đầu kỳ cộng với số dư cuối kỳ và chia đôi. Số vòng quay hàng tồn kho cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm của ngành kinh doanh và chính sách tồn kho của doanh nghiệp.
Thông thường, số vòng quay hàng tồn kho cao so với doanh nghiệp trong ngành chỉ ra rằng: Việc tổ chức và quản lý dự trữ của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và giảm được lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho. Nếu số vòng quay hàng tồn kho thấp, thường gợi lên doanh nghiệp có thể dự trữ vật tư quá mức dẫn đến tình trạng bị ứ đọng hoặc sản phẩm bị tiêu thụ chậm. Từ đó, có thể dẫn đến dòng tiền vào
của doanh nghiệp bị giảm đi và có thể đặt doanh nghiệp vào tình thế khó khăn về tài chính trong tương lai. Tuy nhiên, để đánh giá thoả đáng cần xem xét cụ thể và sâu hơn tình thế của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng rất lớn của đặc điểm ngành kinh doanh và chính sách của doanh nghiệp.
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = 360
Số vòng quay hàng tồn kho
- Chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển khoản phải thu
Đây là chỉ tiêu phản ánh trong một kỳ, nợ phải thu luân chuyển được bao nhiêu vòng. Nó phản ánh tốc độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp như thế nào.
Số vòng quay nợ phải thu = Doanh thu bán hàng
Số nợ phải thu bình quân trong kỳ
- Chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển của tiền
Kỳ thu tiền bình quân (còn gọi là thời gian thu hồi nợ trung bình): Chỉ tiêu này cho biết phải mất bao nhiêu ngày thì một đồng tiền bán hàng trước đó mới được thu hồi.
Kỳ thu tiền bình quân (ngày) = 360 ngày
Vòng quay nợ phải thu
- Chỉ tiêu phản ánh vòng quay tài sản:
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu suất sử dụng tài sản hay toàn bộ số vốn hiện có của doanh nghiệp và được xác định bằng công thức sau:
Vòng quay tài sản =
Doanh thu thuần trong kỳ
Tổng tài sản hay vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ
Hệ số này chịu sự ảnh hưởng đặc điểm ngành kinh doanh, chiến lược kinh doanh và trình độ quản lý sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Nếu hệ số này cao, cho thấy doanh nghiệp đang phát huy công suất hiệu quả và có khả năng cần phải đầu tư mới nếu muốn mở rộng công suất. Nếu chỉ tiêu này thấp,
cho thấy vốn được sử dụng chưa hiệu quả và là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp có những tài sản bị ứ đọng hoặc hiệu suất hoạt động thấp.
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh ời của doanh nghiệp
Là thước đo đánh giá khả năng sinh lời của các hoạt động của doanh nghiệp. Nó là kết quả tổng hợp của hàng loạt biện pháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp. Hệ số hiệu quả hoạt động bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau:
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS)
Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp. Nó thể hiện, khi thực hiện một đồng doanh thu trong kỳ, doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) =
Lợi nhuận sau thuế trong kỳ Doanh thu thuần trong kỳ
Chỉ tiêu này cũng là một trong các chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý, tiết kiệm chi phí của một doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp quản lý tốt chi phí thì sẽ nâng cao được tỷ suất này. Bên cạnh đó, tỷ suất này phụ thuộc lớn vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Ví dụ, các doanh nghiệp cạnh tranh bằng sự khác biệt hoá (thương hiệu nổi tiếng) thường có hệ số này cao, trong khi các doanh nghiệp cạnh tranh bằng việc dẫn đầu về chi phí thấp thường có hệ số này thấp.
- Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP)
Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh (BEP). Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanh không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của vốn kinh doanh.
Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP) =
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Tổng tài sản (hay VKD bình quân)
Chỉ tiêu này có tác dụng rất lớn trong việc xem xét mối quan hệ lãi suất vay vốn để đánh giá việc sử dụng vốn vay có tác động tích cực hay tiêu cực đối với khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu.
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng sinh lời ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay. Chỉ tiêu này đánh giá trình độ quản trị vốn của doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh =
Lợi nhuận trước thuế trong kỳ
Vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)
Tỷ suất này còn được gọi là tỷ suất sinh lời ròng của tài sản (ROA). Hệ số này phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA) =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)
Đây là một chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm. Hệ số này đo lường mức lợi nhuận sau thuế thu được trên mỗi đồng vốn của chủ sở hữu trong kỳ.
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở
hữu (ROE) =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ Như đã phân tích ở trên, việc đưa vào đánh giá nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trung gian và nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh cuối cùng hàm ý nhận diện tốt hơn nhân tố tác động tới hiệu quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Việc nhận diện này được thực hiện thông qua phân tích Dupont:
- Phân tích Dupont đánh giá tác động của các nhân tố tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp:
Phân tích Dupont là kỹ thuật tách một tỷ suất lợi nhuận thành các tỷ số tài chính thành phần, từ đó lý giải được các nhân tố đã ảnh hưởng quyết định đến tỷ suất lợi nhuận, giúp cho nhà quản trị đề ra các biện pháp quản lý phù hợp. Phương trình Dupont thường được triển khai để phân tích cho tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA) hoặc tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE).
+ Phương trình Dupont với Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh:
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA) =
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) x
Vòng quay toàn bộ vốn Xem xét mối quan hệ này, có thể thấy được tác động của yếu tố tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu và vòng quay toàn bộ vốn ảnh hưởng như thế nào đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh. Trên cơ sở đó người quản lý doanh nghiệp đề ra các biện pháp thích hợp để tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh.
+ Phương trình Dupont với tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu ROE:
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
(ROE)
=
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
trên doanh thu (ROS) x Vòng quay toàn bộ vốn x 1 1- Hệ số nợ Qua công thức trên, cho thấy có 3 yếu tố chủ yếu tác động đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu trong kỳ đó là:
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu: Phản ánh trình độ quản trị doanh thu và chi phí của doanh nghiệp.
Vòng quay toàn bộ vốn (vòng quay tài sản): Phản ánh trình độ khai thác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Hệ số vốn trên số vốn chủ sở hữu: Phản ánh trình độ quản trị tổ chức nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp.
Trên cơ sở nhận diện được các nhân tố sẽ giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp xác định và tìm biện pháp khai thác các yếu tố tiềm năng để tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Mặt khác, trên quan điểm hiệu quả kinh doanh phải trên cơ sở xem xét và cân đối với rủi ro gặp phải, vì vậy, các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh bên cạnh việc sử dụng các chỉ tiêu khả năng sinh lời, hiệu suất sử dụng tài sản (Hiệu quả kinh doanh trung gian) cần sử dụng các chỉ tiêu phản ánh rủi
ro. Trong phạm vi đề tài này, tác giả sử dụng chỉ tiêu giá trị gia tăng kinh tế (EVA) đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tính tới yếu tố rủi ro của doanh nghiệp. Giá trị gia tăng kinh tế (Economic Value Added - EVA) là một thước đo hiệu quả tài chính dựa trên giá trị còn lại được tính toán bằng cách lấy lợi nhuận hoạt động sau thuế trừ đi chi phí sử dụng vốn bình quân của số vốn đầu tư được sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Công thức xác định EVA như sau:
EVA = EBIT (1 - t) - WACC x C = ROIC x C - WACC x C = (ROIC - WACC) x C Hoặc: EVA = NI - re x E = (ROE - re) x E Trong đó:
EBIT: Lợi nhuận trước lãi vay và thuế NI: Lợi nhuận sau thuế
t: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp EBIT (1 - t): Lợi nhuận hoạt động sau thuế WACC: Chi phí sử dụng vốn bình quân re: Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu
C: Tổng số vốn được sử dụng vào hoạt động kinh doanh, được tính bằng tổng của vốn chủ sở hữu và nợ vay có tính lãi suất
E: Vốn chủ sở hữu
EVA giúp đánh giá một doanh nghiệp đang tạo ra giá trị cho cổ đông hay không, tức là có hiệu quả kinh doanh tốt hay không. EVA có ý nghĩa tương tự như chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần (NPV) trong thẩm định dự án, đó là, một công ty chỉ tạo ra giá trị cho cổ đông khi đồng vốn tạo ra tỷ suất sinh lời trên vốn lớn hơn so với chi phí sử dụng vốn. Do dó, nếu EVA>0, doanh
nghiệp được coi là có hiệu quả kinh doanh tốt, nếu EVA < 0, doanh nghiệp được xem là có hiệu quả kinh doanh chưa tốt.
Như vậy, chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều cấp độ đó là:
Cấp độ cao nhất, thể hiện tập trung nhất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là chỉ tiêu giá trị gia tăng kinh tế (EVA).
Cấp độ chỉ tiêu tổng hợp giải thích cho EVA gồm các nhóm chỉ tiêu: Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) và chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (re).
Cấp độ chỉ tiêu chi tiết giải thích cho ROE bao gồm các nhóm chỉ tiêu chính: (1) Khả năng thanh toán, (2) Cơ cấu tài sản và nguồn vốn, (3) Hiệu suất hoạt động (vòng quay vốn), (4) khả năng sinh lời.
Ngoài ra, với công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, nhóm chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh doanh còn được thể hiện ở nhóm chỉ tiêu giá trị thị trường, bao gồm các chỉ tiêu liên quan đến giá cổ phiếu.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƢỚC TỈNH LÀO CAI
3.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Cấp nƣớc tỉnh Lào Cai
3.1.1. Giới thiệu về Công ty
Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC TỈNH LÀO CAI Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 5300102876
Vốn điều lệ: 177.176.650.000 đồng
Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 163.169.650.000 đồng
Địa chỉ: Số 037, đường Nguyễn Huệ, Phường Lào Cai, Thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Số điện thoại: 0214 3830 224 Số fax: 0214 3830 244 Website: capnuoclaocai.com,vn
Mã cổ phiếu: LWS
Công ty Cổ phần Cấp nước tỉnh Lào Cai, tiền thân là Công ty cấp thoát nước tỉnh Lào Cai, được thành lập theo Quyết định số 59/QĐ-UBND, ngày 18/02/1993 của UBND tỉnh Lào Cai. Đến ngày 24/10/2006 được chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch tỉnh Lào Cai theo Quyết định số 3020/QĐ-UBND. Từ ngày 01/06/2016 Công ty chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Cấp nước tỉnh Lào Cai theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số 5300102876 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai cấp.
Ngay từ ngày đầu thành lập, Công ty đã kiện toàn bộ máy tổ chức với tổng số cán bộ công nhân viên là 25 người, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn. Ban lãnh đạo cùng cán bộ công nhân viên đã vượt qua khó khăn, cải tạo và xây dựng một số trạm sản xuất nước cung cấp chủ yếu là nước thô công suất 300 đến 500 m3/ng.đ, lắp đặt mạng lưới đường ống cung cấp nước cho các cơ quan và một phần nhu cầu của cơ quan đơn vị và nhân dân trên địa bàn thị xã, góp phần vào sự ổn định chung của thị xã những ngày tái thành lập tỉnh.
Năm 1994, từ nguồn vốn tài trợ của chính phủ Pháp, hệ thống cấp nước của thị xã Lào Cai được mở rộng và dây chuyền xử lý giai đoạn I được xây dựng theo công nghệ hiện đại với công suất 6.000m3/ ng.đêm. Đến năm 1998, xây dựng thêm một dây truyền công suất 6.000m3/ng.đêm nâng công suất hệ thống cấp nước Thị xã Lào Cai lên 12.000m3/ng.đêm.
Năm 1996 - 2010, bằng các nguồn vốn với tổng mức đầu tư khoảng trên 72 tỷ đồng, Công ty đã đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng một số dự án công trình nâng năng lực hoạt động cấp nước cụ thể như sau:
+ Nguồn vốn ODA gồm: Vốn AFD công ty đã làm chủ đầu tư xây dựng tiếp giai đoạn II nâng công suất NMN Lào Cai lên 12.000m3/ng.đêm; và nguồn vốn JIBIC công ty làm chủ đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Thị trấn Phố Lu công suất 1.200m3/ng.đêm; nhà máy nước thị trấn Sa Pa 1.500m3/ng.đêm.
+ Với nguồn vốn vay trong nước công ty đã đầu tư xây dựng nhà máy nước Cốc San (với công suất 12.000m3/ng.đêm, nâng tổng công suất thiết kế của toàn thành phố Lào Cai lên 24.000m3/ng.đêm. Nguồn vốn Ngân sách công ty xây dựng mạng lưới đường ống được mở rộng cung cấp nước sạch cho 95% dân số trong địa bàn trung tâm thành phố, xây dựng hệ thống tuyến ống, với đường kính ống từ D110 đến D300 cho các khu công nghiệp, khu thương mại trên địa bàn thành phố Lào Cai và phục vụ cấp nước cho khu hành chính của tỉnh, di chuyển từ Phường Cốc Lếu, Phường Kim Tân về khu Đô thị mới Lào Cai - Cam Đường.
+ Thực hiện nhiệm vụ chính trị của UBND tỉnh giao, năm 2000 đến năm 2007 Công ty đã tiếp nhận, quản lý và khai thác hệ thống cấp nước của 6 trung tâm huyện lỵ (Văn Bàn, Bảo Yên, Mường Khương, Bát Xát, Simacai, Bắc Hà) mở rộng độ bao phủ cấp nước trên toàn tỉnh và nhận bàn giao hệ