5. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH MT
nước sạch Hà Đông
Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông được thành lập được thành lập theo Nghị quyết số 14 ngày 25/02/1957 của Ủy ban Hành chính tỉnh Hà Đông với tiền thân là một cơ sở cấp nước được tiếp quản sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Cơ sở sản xuất ban đầu chỉ có một giếng khoan và hệ thống lắng lọc chậm. Đến năm 2010, UBND Thành phố Hà Nội đã có quyết định số 2168/QĐ/UBND về việc chuyển đổi Công ty Cấp nước Hà Đông thành Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông – trực thuộc UBND Thành phố với quy mô gồm 16 đơn vị, phòng, ban trực thuộc, trong đó: 7 phòng, ban, và 9 xí nghiệp trực thuộc với nhiệm vụ chính là cung cấp nước sạch cho dân cư và các cơ quan đoàn thể nằm phía Tây thành phố.
Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông có tổng tài sản và tổng nguồn vốn tương đối lớn và liên tục tăng trong giai đoạn 2016 – 2018. Hiệu quả kinh doanh của Công ty trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả như sau:
Quy mô vốn kinh doanh lớn cũng như tài sản gia tăng nhanh, cho thấy Công ty đã thực hiện những bước đầu trong việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Việc mở rộng quy mô sản xuất đã cho thấy kết quả tích cực trong việc tăng doanh thu của Công ty
Toàn bộ tài sản cố định của Công ty đều được huy động vào sản xuất kinh doanh. Đây có thể coi là thành tích của Công ty trong việc loại bỏ tài sản cố định không tham gia vào sản xuất nhưng vẫn tính khấu hao, tránh được tình trạng ứ đọng vốn kinh doanh của Công ty. Hệ thống máy móc được duy trì ổn định được bảo dưỡng theo kế hoạch.
Công ty đã sắp xếp, phân công lại nhiệm vụ và triển khai đào tạo, nâng cao tay nghề công nhân, chấn chỉnh lại công tác chất lượng tại các công đoạn sản xuất.
Thực hiện công tác lập kế hoạch và tiến hành rà soát, đánh giá, phân loại vật tư sau kiểm kê, đảm bảo sát thực tế. Đối với các vật tư không dùng, tồn kho, ứ đọng, mất phẩm chất, nhanh chóng hoàn tất hồ sơ và điều kiện để thanh lý thu hồi vốn cho Công ty.
Mặc dù Công ty đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên ta có thể thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty còn yếu kém, nhiều khuyết điểm. Điều này được thể hiện qua hàng loạt các con số biến động trên Bảng cân đối kế toán, Báo cao kết quả kinh doanh và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Cơ cấu nguồn vốn: Cơ cấu nguồn vốn của công ty nghiêng nhiều về sử dụng nợ phải trả, trong đó các khoản nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Điều này cho thấy khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty chưa cao, dẫn đến chi phí lãi vay mà công ty phải chịu khá lớn, trong đó có những khoản rủi ro thiệt hại về chênh lệch tỷ giá do vay nợ nước ngoài.
Khả năng thanh toán: Có thể nói đây là một trong những điểm yếu của công ty mà công ty cần phải khắc phục ngay trong thời gian tới. Các hệ số khả năng thanh toán của công ty đều rất thấp so với mức trung bình ngành, cho thấy khả năng trả nợ của công ty là yếu, báo trước những rủi ro về mặt tài chính mà công ty có thể gặp phải trong việc trả nợ các năm tiếp theo.
Hiệu quả sử dụng tài sản: các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn chung cho thấy những năm gần đây, khả năng sinh lời của tài sản thấp, sự luân chuyển của tài sản là rất chậm. Bên cạnh đó, suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuấn khá cao, cho thấy để có thể tạo ra doanh thu thuần khá cao, cho thấy để có thể tạo ra doanh thu thuần thì công ty phải đầu tư lượng tài sản gấp nhiều lần doanh thu thuần mà công ty muốn đạt được.
Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty cũng vô cùng yếu kém, tài sản ngắn hạn không thể tạo ra lợi nhuận sau thuế, vòng quay tài sản ngắn hạn ngắn, phải đầu tư quá nhiều tài sản ngắn hạn bình quân mới có thể tạo ra được 1 đồng lợi nhuận sau thuế.
Không chỉ có hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn mà tài sản dài hạn và tài sản cố định cũng không tránh khỏi tình trạng yếu kém, cụ thể, tài sản dài hạn và tài sản cố định đều không thể tạo ra lợi nhuận sau thuế, sức sản xuất của tài sản dài hạn tiếp tục giảm, trong khi suất hao phí so với doanh thu lại tăng.
Hiệu quả sử dụng nguồn vốn của công ty cũng vô cùng thấp, vốn chủ sở hữu đầu tư cũng không thể thu được đồng lợi nhuận nào. Mặc dù tiền vay của công ty khá lớn, nhưng công ty lại không lợi dụng được khoản tiền này để sinh lời.
Hiệu quả sử dụng chi phí: mặc dù tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán, tỷ suất sinh lời của chi phí và tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý doanh nghiệp có cải thiện so với năm trước nhưng tỷ suất sinh lời của tổng chi phí công ty cho thấy công ty không thu được lợi nhuận từ tổng chi phí đã bỏ ra.
Những hạn chế trong hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu là những nguyên nhân phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp như: chính sách quản lý tài chính hiện hành của công ty, trình độ chuyên môn của cán bộ, nhân viên, cơ cấu bộ máy của công ty. Ngoài ra cũng có những nguyên nhân khách quan như: thị trường cung cấp nước sinh hoạt là thị trường độc quyền dưới sự quản lý của Bộ Tài chính, do đó Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông cũng chịu tác động trực tiếp từ cơ chế quản lý tài chính và các chính sách của Nhà nước.