5. Kết cấu của luận văn
4.3.1. Đối với Chính phủ
* Xây dựng môi trường kinh tế xã hội ổn định
- Hàng năm, Nhà nước đề ra mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở mức tăng trưởng kinh tế ổn định. Sự tăng trưởng của nền kinh tế cần phải được đảm bảo chất lượng, hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, chủ động và đảm bảo được hiệu quả trong hội nhập kinh tế quốc tế. Một môi trường kinh tế tăng trưởng, kiềm chế được lạm phát, duy trì mức lãi suất và giá trị đồng nội tệ được ổn định thì sẽ tạo điều kiện cho các DN cấp nước kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn.
- Để đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế, Nhà nước cần phải hoạch định và ban hành các chính sách kinh tế (chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách huy động quản lý và sử dụng vốn, chính sách thuế, chính sách tiền tệ, chính sách phát triển kinh tế vùng, ngành…) phù hợp với những diễn biến của nền kinh tế. Sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô tạo điều kiện thuận lợi sự phát triển của doanh nghiệp. Nếu môi trường kinh tế vĩ mô bất ổn thì ảnh hưởng đến nền tài chính quốc gia, các DN cấp nước khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, khó bảo toàn được vốn kinh doanh tại DN cấp nước.
- Cần thực hiện nhất quán chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu đầu tư công và tái cơ cấu hệ thống doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cấp nước làm cơ sở cho tăng trưởng kinh tế dài hạn.
* Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính doanh nghiệp
- Triển khai thực hiện đồng bộ quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của DN; cơ chế giám sát tài chính đối với các tập đoàn, tổng công ty xây dựng có quy mô vốn lớn; quy định cụ thể chế độ báo cáo và công khai, minh bạch kết quả hoạt động của các doanh nghiệp.
- Ngoài ra, các bộ, ngành, cơ quan chức năng cần nghiên cứu để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các cơ chế, chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế, các DN hoạt động theo Luật DN, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
- Xây dựng và triển khai Đề án tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trong đó có DN cấp nước và đẩy mạnh quá trình sắp xếp, cổ phần hóa DNNN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng
- Thực hiện nguyên tắc bình ổn giá, đảm bảo bù đắp chi phí sản xuất kinh doanh và lợi nhuận định mức cho các DN cấp nước.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo điều kiện cho sự phát triển đồng bộ thị trường vốn, thị trường chứng khoán trên nguyên tắc tôn trọng các quy luật thị trường, đảm bảo tính thống nhất, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Có biện pháp để thực hiện tái cấu trúc TTCK, bao gồm: hoàn thiện và nâng tiêu chí phát hành, niêm yết, chuyển từ cơ chế cấp phép sang chế độ công bố thông tin đầy đủ; xây dựng các nhà kinh doanh trái phiếu sơ cấp, tạo sự liên kết giữa nhà kinh doanh sơ cấp và thứ cấp; xây dựng tổ chức định mức tín nhiệm; hoàn thiện hệ thống giao dịch, thanh toán, công bố thông tin; triển khai và phát triển các sản phẩm quỹ đầu tư; xây dựng cơ chế khuyến khích đầu tư; tái cấu trúc các DN kinh doanh chứng khoán, các DN quản lý quỹ, Ngân hàng giám sát Sở Giao dịch chứng khoán, phát triển hệ thống nhà đầu tư, tập trung khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài có mục tiêu đầu tư dài hạn; thiết lập cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong và ngoài nước trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động giám sát.
* Xây dựng kế hoạch vốn, cấp phát vốn, kiểm soát vốn đầu tư
- Xây dựng kế hoạch vốn hàng năm phù hợp với tiến độ của từng hạng mục trong dự án. Cân đối kế hoạch thu, kế hoạch chi tài chính Nhà nước, nguồn vốn đầu tư phát triển để tạo các kênh huy động vốn, bố trí đủ vốn cho công trình.
- Kiểm soát chặt chẽ cả trước, trong và sau khi cấp phát vốn. Hàng năm tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm về kết quả sử dụng vốn đầu tư.
- Cần phân bổ vốn, phân khai sớm để chủ đầu tư cấp phát vốn cho nhà thầu, phân bổ đều vào các tháng, tránh tình trạng phân bổ dồn vào các tháng cuối năm như hiện nay.