5. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Bài học kinh nghiệm về công tác quản lý nguồn nhân lực cho Cục Quản
Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên
Thông qua những kinh nghiệm về đào tạo nguồn nhân lực của các điển hình nghiên cứu có thể rút ra bài học sau cho Cục quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên:
Từ khi thành lập thì Cục quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên luôn coi nhân lực là yếu tố quan trọng đóng góp vào cự phát triển của Cục. Vì vậy, Cục cũng luôn tập trung nâng cao đào tạo đội ngũ cán bộ song chưa đát hiệu quả như mong muốn vì vậy từ bài học kinh nghiệp trên, Cục quản lý thị trường tỉnh cần chú trọng hơn nữa trong việc đào tạo cán bộ như:
Đối với cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ yêu cầu phải phấn đấu liên tục, tạo điều kiện để cán bộ, công chức, nhân viên nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp.
Liên kết với các trường Đại học, các cơ sở đào tạo mở các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ, kỹ năng chuyên môn. Song song với việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, hằng năm, cử các cán bộ chủ chốt tham dự các lớp Chính trị trung và cao cấp.
Còn đối với công tác sử dụng cán bộ thì cần: có quy trình tuyển dụng với các tiêu chí cụ thể đáp ứng cho từng vị trí việc làm, có đầy đủ năng lực, phẩm chất, tinh thần trách nhiệm, tâm huyết, gắn bó với nghề. Ngoài ra, việc tuyển dụng phải dựa trên chiến lược phát triển, nhiệm vụ được giao, nhu cầu sử dụng cán bộ của đơn vị. Sử dụng đội ngũ cán bộ một cách hợp lý, phát huy được hết năng lực của từng cán bộ trong đơn vị.
Hai là, cần quan tâm tới đời sống của đội ngũ cán bộ
Với đặc thù nghề nghiệp đội ngũ cán bộ trong lực lượng quản lý thị trường cần được trang bị đầy đủ những công cụ, thiết bị phòng hộ lao động đảm bảo cho công việc. Bên cạnh đó, cần chú trọng công tác an toàn lao động, sức khỏe, tinh thần của đội ngũ cán bộ.
Ba là, phát triển sức mạnh của tổ chức thông qua đoàn kết nội bộ lực lượng nhân lực quản lý thị trường
Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên nâng cao đoàn kết nội bộ qua việc phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trong nội bộ. Các quy định được đưa ra dựa trên sự trao đổi dân chủ với đội ngũ cán bộ, tiếp nhận những phản ánh,
trao đổi của cán bộ cấp dưới. Nếu cao tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các càn bộ nhân viên. Tạo điều kiện phát huy sự chủ động, sáng tạo của cán bộ. Luôn đồng lòng cùng đội ngũ cán bộ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu mà đề tài cần giải quyết
- Thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên những năm gần đây như thế nào?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý nguồn nhân lực tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên?
- Cần thực hiện những giải pháp cần thiết nào để hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
Để đánh giá được thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên, đề tài sử dụng kết hợp cả hai loại phân tích: phân tích định tính và định lượng. Hai phương pháp phân tích này sẽ hỗ trợ tích cực cho nhau trong việc làm sáng tỏ các nhận định hoặc rút ra các kết luận của vấn đề nghiên cứu.
Nguồn số liệu phục vụ cho nghiên cứu đánh giá được thu thập từ hai nguồn; (1) Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra trực tiếp bằng việc sử dụng phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp lao động hiện đang công tác tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên. (2) Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo, các kết quả nghiên cứu, các số liệu đã được công bố chính thức của các cơ quan, tổ chức.
2.2.1.1 Thu thập số liệu sơ cấp
- Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp: Tác giả đến gặp trực tiếp hoặc gọi điện thoại đối tượng được điều tra để phỏng vấn theo một số nội dung
được chuẩn bị từ trước.
* Đối tượng điều tra: Đối tượng điều tra chia thành 02 đối tượng: (01) Cán bộ quản lý là Lãnh đạo Cục, Ban chấp hành công đoàn, Lãnh đạo các Phòng chuyên môn, Lãnh đạo Đội Quản lý thị trường của Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên; (02) Chuyên viên Văn phòng Cục, Thanh tra viên và kiểm soát viên tại các Đội.
* Cách thức chọn mẫu điều tra: Nghiên cứu sử dụng số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phát phiếu điều tra người lao động làm việc tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên.
Theo số liệu báo cáo nhân lực của Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên năm 2018 là 115 người. Như vậy nghiên cứu thực hiện điều tra toàn bộ với cỡ mẫu là 115 mẫu
*Nội dung điều tra: Bằng việc phát phiếu điều tra khảo sát, lấy ý kiến về mức độ hài lòng của nhân viên đối với từng nội dung công tác quản lý nguồn nhân lực của Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên mà cụ thể ở đây là sự đánh giá của nhân viên về Môi trường làm việc, Chính sách của cơ quan và công tác quản lý, Thù lao và khen thưởng, Đào tạo và phát triển nghề sẽ đưa ra được cái nhìn khách quan về công tác quản lý nhân lực tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên.
* Thông tin lấy mẫu: Mẫu phiếu điều tra bao gồm 02 mẫu phiếu dành riêng cho 02 đối tượng điều tra được kèm theo trong phụ lục thuộc luận văn này (xem phụ lục).
2.2.2.2. Thu thập số liệu thứ cấp
Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý nguồn nhân lực như: Bộ luật Dân sự, Luật Cán bộ công chức, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật; Nghị định số 24/2010/NĐ-CP,... và các Thông tư, Chỉ thị của các cơ quan quản lý Nhà nước.
tỉnh Thái Nguyên và các báo cáo về quản lý nguồn nhân lực của phòng Tổ chức - Hành chính Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018.
Các tài liệu sách báo, tạp chí nghiên cứu có bài viết liên quan đến công tác quản lý nguồn nhân lực;
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
Sau khi thu thập được các tài liệu cần thiết đã tiến hành phân loại tài liệu đã thu thập được; liên kết các yếu tố, các thành phần thông tin thu thập được thành một chỉnh thể để tổng hợp xây dựng cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng về công tác quản lý nguồn nhân lực. Cụ thể:
- Từ các công trình nghiên cứu đi trước các văn bản pháp luật, tổng hợp xây dựng cơ sở lý luận về quản lý nguồn nhân lực như: Khái niệm quản lý nguồn nhân lực; các nhân tố tác động đến quản lý nguồn nhân lực; kinh nghiệm quản lý nguồn nhân lực của quốc tế và Việt Nam...
- Từ các số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được tổng hợp xây dựng các bảng số liệu thống kê theo các tiêu chí phục vụ cho việc đánh giá thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên.
- Phương pháp đồ thị: Sử dụng mô hình hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, sử dụng đồ thị từ các bảng số liệu cung cấp thông tin để người sử dụng dễ dàng hơn trong tiếp cận và phân tích thông tin...
- Sử dụng công cụ tính toán MS Excel 2013 - Phần mềm tin học của Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1. Phương pháp phân tổ
Phương pháp phân tổ là căn cứ vào một hay một số tiêu thức để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và tiểu tổ sao cho các đơn vị trong cùng một tổ thì giống nhau về tính chất, ở khác tổ thì khác
nhau về tính chất.
- Những thông tin sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các tiêu chí cấu thành quản lý nguồn nhân lực như:
+ Chất lượng nguồn nhân lực và hiện trạng sử dụng, số lượng lao động, độ tuổi, giới tính, sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tin học, tình trạng việc làm, thời gian làm việc, nhu cầu làm thêm, nhu cầu đào tạo, cơ cấu ngành nghề, chất lượng số liệu, mức độ thoả mãn, chế độ đãi ngộ, nhu cầu nhân sự trong tương lai, kế hoạch tuyển dụng....
+ Thông tin vị trí công tác và thông tin của lao động trong đơn vị, độ tuổi, giới tính, sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, tình trạng việc làm, thời gian làm việc, nhu cầu làm thêm, nhu cầu được đào tạo, cơ cấu ngành nghề, chất lượng số liệu, mức độ thoả mãn, chế độ đãi ngộ, nhu cầu nhân sự trong tương lai, kế hoạch tuyển dụng, đào tạo lao động....
2.2.3.2. Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng. Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có của đối tượng nghiên cứu; từ đó, giúp cho các đối tượng quan tâm có căn cứ để đề ra quyết định lựa chọn.
Trên cơ sở phân tổ, phương pháp so sánh dùng để so sánh các yếu tố cấu thành quản lý nguồn nhân lực tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên qua các thời kỳ. Thông qua số bình quân, tần suất, độ lệch chuẩn bình quân, số tối đa, tối thiểu. Phương pháp thống kê so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian.
Sử dụng phương pháp phân tích thống kê để đánh giá thực trạng quản lý nhân lực tại Cục quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên; phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến quản lý nhân lực, chất lượng công tác....
2.2.4. Ý nghĩa thang đo
“Thang đo Likert sử dụng thử nghiệm tâm lý để đo niềm tin, thái độ và quan điểm. Các câu hỏi sử dụng báo cáo và trả lời sau đó cho biết họ có bao nhiêu ý kiến đồng ý hay không đồng ý với tuyên bố đó. Thông thường, thang đo Likert có điểm từ 0-10, hoặc có thể ngắn hơn.
Mỗi loại hình nghiên cứu đều có ưu và nhược điểm riêng. Ưu điểm chính của thang đo Likert là họ sử dụng một phương pháp tổng hợp thu thập dữ liệu , điều này làm cho nó dễ hiểu hơn. Làm việc với dữ liệu định lượng, nó rất dễ dàng để rút ra kết luận, báo cáo, kết quả và đồ thị từ các kết quả phản hồi. Hơn nữa, vì thang đo Likert sử dụng một thang điểm, mọi người không buộc phải đưa ra ý kiến thay vào đó nó cho phép người được hỏi có thể chọn mức trung bình (giữ ý kiến trung lập) cho vấn đề đưa ra.
Một khi tất cả các câu trả lời đã được nhận, chúng ta rất dễ dàng để phân tích chúng. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, rất nhanh chóng và dễ dàng để chạy loại khảo sát trực tuyến bằng thang đo Likert này và nó có thể được chia sẻ khảo sát đi thông qua tất cả các phương thức truyền thông, email, mạng xã hội, thậm chí có cả tin nhắn văn bản.”
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Chỉ tiêu về lập kế hoạch nguồn nhân lực: Cơ cấu lao động theo giới tính; Cơ cấu lao động theo trình độ, cơ cấu lao động theo độ tuổi
Chỉ tiêu về tuyển dụng nhân lực: Công tác tuyển dụng; Chỉ tiêu trình độ lý luận chính trị; Chỉ tiêu trình độ ngoại ngữ, tin học; Chỉ tiêu trình độ quản lý nhà nước.
Chỉ tiêu về sử dụng nhân lực: Sự hài lòng, thoả mãn của nhân viên trong đơn vị thể hiện thông qua tỷ lệ thuyên chuyển, nghỉ việc; và nhận định của nhân viên về mức độ hài lòng của họ đối với doanh nghiệp, công việc, môi trường làm việc; tính ổn định của công việc.
Chỉ tiêu về đào tạo và phát triển nhân lực: Chính sách đào tạo và phát triển nghề nghiệp; cơ hội đào tạo, thăng tiến, lương bổng...
Chỉ tiêu về đánh giá nhân lực: Chính sách đánh giá, phân loại.
Chỉ tiêu về đãi ngộ nhân lực: Chính sách tiền lương; Chính sách khen thưởng; Các thiết bị hỗ trợ, phương tiện đi lại.
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. Tình hình cơ bản của tỉnh Thái Nguyên.
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội tỉnh Thái Nguyên
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Thái Nguyên nằm ở vùng trung du miền núi đông bắc, gồm có 9 đơn vị hành chính trong đó có 2 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện. Vị trí thuận lợi về giao thông đi lại, buôn bán, kinh doanh do tiếp giáp với nhiều tỉnh thành trong nước.
Đồng thời có khí hậu gióa mùa thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên phong phú với nhiều loại khoáng sản, đất đai trù phú, màu mỡ. Dù là vùng trung du nhưng Thái Nguyên cũng có nhiều diện tích bằng phẳng tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh nên những năm qua đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư phát triển sản xuất như tập đoàn Samsung Hàn Quốc, các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc, Nhật Bản…
3.1.1.2. Dân số, nguồn nhân lực, truyền thống văn hoá và ngành nghề của dân cư
Dân số tỉnh Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu người gồm nhiều dân tộc thiểu số sinh sống tạo nên công đồng dân cư rất đa dạng về văn hóa cũng như bản
sắc dân tộc.
Bên cạnh đó, Thái Nguyên chỉ đứng sau Hà Nội và TP Hồ Chí Minh về đào tạo nguồn nhân lực các cấp bậc đặc biệt là bậc đại học. Mỗi năm cung cấp hàng nghìn nhân lực lao động cho địa phương và cho các địa phương khác trên cả nước. Chất lượng nguồn nhân lực cũng được các đơn vị sử dụng lao động đánh giá ngày càng được nâng cao.
Thái Nguyễn cũng nổi tiếng với các địa danh như Hồ núi Cốc, khu di tích ATK,… và có nhiều làng nghề truyền thống sản xuất các sản phẩm nổi tiếng như chè Tân Cương, Đại Cài.
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi. Theo Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2019 của UBND tỉnh Thái Nguyên thì: “Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) trên địa bàn ước đạt 8,28%; giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) trên địa bàn ước đạt 342.700 tỷ đồng, bằng 46,1% kế hoạch cả năm, tăng 10,2% so với cùng kỳ; giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 13,9 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ, bằng 50,4% kế hoạch cả năm; tổng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2019 trên địa bàn ước đạt 7.570,7 tỷ đồng, bằng 50,5% dự toán năm, tăng 8,6% so với cùng kỳ; cấp đăng ký kinh doanh, thành lập mới cho 375 doanh nghiệp, với số vốn đăng ký 3.778 tỷ đồng; cấp mới cho 06 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 25,51 triệu USD; tăng vốn cho 12 dự án với tổng mức vốn tăng thêm 85,43 triệu USD…”
Đánh giá kinh tế tỉnh Thái Nguyên năm 2019, tiếp tục phát triển theo hướng tích cực, các chỉ tiêu đến nay đều hoàn thành so với kế hoạch và tăng so với cùng kỳ năm 2018.
3.2. Thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên