Tình hình cơ bản của Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nguồn nhân lực tại cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên (Trang 42 - 53)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Tình hình cơ bản của Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên

3.2.1.1. Khái quát chung về Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên

Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên có tiền thân là Ban chỉ đạo Quản lý thị trường tỉnh Bắc Thái được thành lập theo Nghị định số 290/TTg ngày 03/7/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Đến ngày 23/3/1996 thực hiện Nghị định 10/CP ngày 23/01/1995 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Bắc Thái đã ban hành Quyết định số 141/QĐ-UB giải thể Ban chỉ đạo Quản lý thị trường tỉnh và thành lập Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên trực thuộc Sở Thương mại & Du lịch Bắc Thái với chức năng, nhiệm vụ kiểm tra việc tuân thủ pháp luật các hoạt động thương mại của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh, đề xuất với Sở và UBND tỉnh về kế hoạch, biện pháp tổ chức thị trường, bảo đảm lưu thông hàng hóa theo pháp luật, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh. Ngày 10/8/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 34/2018/QĐ–TTg qui định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường. Theo đó, ngày 11/10/2018, Bộ Công thương cũng đã ra Quyết định số 3657/QĐ–BCT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 12/10/2018.

3.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của lực lượng quản lý thị trường tỉnh TN

Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của lực lượng quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên tuân thủ theo Nghị định 27/2008/NĐ-CP ngày 13/3/2008 của Chính phủ. Theo Quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Cục quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên (2018) cụ thể là:

“Chức năng của lực lượng quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên

xếp tổ chức bộ máy quản lý thị trường hiện có trên toàn quốc theo mô hình quản lý tập trung thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên có chức năng giúp Tổng cục Quản lý thị trường quản lý Nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, các hành vi gian lận thương mại theo quy định của pháp luật. Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý thị trường Thái Nguyên gồm: lãnh đạo Cục gồm Cục trưởng và các Cục phó, 3 phòng chuyên môn và có 7 đội Quản lý thị trường (từ đội số 1 đến đội số 7), trong đó có 3 đội liên huyện là: Sông Công – Phú Bình, Định Hóa – Phú Lương và Võ Nhai – Đồng Hỷ.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại địa phương, lực lượng Quản lý thị trường chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của ngành dọc cấp trên, của cấp ủy chính quyền địa phương cùng với đó là sự phối kết hợp giữa các ngành, các cấp trên địa bàn với mục tiêu để lực lượng Quản lý thị trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Nhiệm vụ của lực lượng quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên:

- Tham mưu đối với cấp có thẩm quyền về công tác quản lý thị trường: + Xây dựng và trình Tổng cục trưởng kế hoạch, chủ trương, biện pháp, dự án cần thiết để thực hiện chính sách về tổ chức và hoạt động của lực lượng quản lý thị trường thuộc địa bàn quản lý;

+ Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của lực lượng quản lý thị trường;

+ Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, kế hoạch, chương trình, đề án về công tác quản lý thị

trường trên địa bàn được phân công;

+ Theo dõi, tổng hợp, dự báo diễn biến tình hình thị trường, đối tượng, quy luật, phương thức, thủ đoạn của các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường và các lĩnh vực khác được pháp luật giao trên địa bàn phụ trách; đề xuất các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật theo chức năng, nhiệm vụ được giao;

+ Phối hợp với Vụ Thanh tra - Kiểm tra xây dựng, trình Tổng cục trưởng phê duyệt kế hoạch kiểm tra định kỳ; xây dựng các kế hoạch kiểm tra chuyên đề trên địa bàn phụ trách theo quy định.

- Tổ chức, chỉ đạo và thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền:

+ Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường; kiểm tra cơ sở sản xuất đối với lĩnh vực, ngành hàng thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Công Thương và các lĩnh vực khác được pháp luật giao trên địa bàn được phân công theo quy định pháp luật; xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật;

+ Triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ, kế hoạch kiểm tra chuyên đề theo quy định;

+ Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các Đội Quản lý thị trường trực thuộc trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính;

+ Chủ trì, phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường và các lĩnh vực khác được pháp luật giao trên địa bàn phụ trách.

- Hướng dẫn, thực hiện và tuyên truyền pháp luật liên quan đến hoạt động của lực lượng quản lý thị trường trên địa bàn được phân công.

- Quản lý tổ chức và xây dựng lực lượng quản lý thị trường địa phương: + Xây dựng kế hoạch và đề xuất về tổ chức, biên chế, trang thiết bị, phương tiện, điều kiện làm việc của lực lượng quản lý thị trường phụ trách;

+ Xây dựng và trình Tổng cục trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các Phòng tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ trực thuộc theo quy định pháp luật và theo phân cấp của Tổng cục trưởng;

+ Thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức, người lao động (nếu có) theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý;

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho công chức thuộc Cục;

+ Tổ chức thực hiện các quy định về công tác tổ chức cán bộ, chế độ trang phục, số hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, số hiệu, cờ hiệu, biển hiệu, ấn chỉ và Thẻ kiểm tra thị trường;

+ Kiểm tra, theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của các Đội Quản lý thị trường trực thuộc và hoạt động công vụ của công chức Cục;

+ Phối hợp với Văn phòng Tổng cục xây dựng, quản lý và khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu về quản lý địa bàn, kết quả kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử phạt vi phạm hành chính và cơ sở dữ liệu khác phục vụ hoạt động của lực lượng quản lý thị trường.

- Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định và yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên có thẩm quyền.

- Phối hợp với Văn phòng Tổng cục thực hiện công tác cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Tổng cục.

- Quản lý công chức, người lao động (nếu có) và tài chính, tài sản được cấp theo quy định của pháp luật và theo phân cấp.

- Quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ được trang bị theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; quản lý ấn chỉ và lưu trữ hồ sơ vụ việc kiểm tra xử lý vi phạm hành chính theo quy định.

- Tổ chức triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý hiện đại trong tổ chức và hoạt động Cục.

- Tham gia các Ban chỉ đạo, tổ chức phối hợp liên ngành, đoàn kiểm tra liên ngành do địa phương hoặc cấp có thẩm quyền thành lập.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường giao.”

3.2.1.3. Cơ cấu tổ chức của lực lượng quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên

Căn cứ vào các quy định của pháp luật, Cục quản lý thị trường đã xây dựng quy chế nội bộ để chi tiết chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh, bộ phận trong tổ chức bộ máy như sau:

Hình 3.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Cục Quản lý thị trường

Ghi chú: : Quan hệ chỉ huy; : Quan hệ phối hợp (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên)

Theo Quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ của Cục quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên (2018) đã chỉ rõ chức năng nhiệm vụ của Ban lãnh đạo và các bộ phận như sau:

Cục Trưởng: Thống nhất Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành toàn diện hoạt động của Cục theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ Thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Cục Quản lý thị trường và pháp luật về quản lý hoạt động của Cục.

Tuỳ theo yêu cầu công tác, Cục trưởng phân công cho Phó Cục trưởng phụ trách một số lĩnh vực công tác, khi vắng mặt Cục trưởng uỷ quyền cho 1 đ/c Phó Cục trưởng điều hành chung công việc của Cục.

Phó Cục trưởng: Giúp Cục trưởng phụ trách và điều hành một số lĩnh vực công tác theo phân công trong Lãnh đạo Cục; Quyết định và chịu trách

nhiệm trước pháp luật và Cục trưởng về Quyết định của mình về lĩnh vực công tác được phân công.

Lãnh đạo Cục Quản lý và điều hành công việc của các phòng và Kiểm soát viên trong phòng thông qua Lãnh Đạo phòng.

Trường hợp công việc cần giải quyết gấp nhưng Lãnh đạo phòng vắng mặt thì Lãnh đạo Cục trực tiếp giao việc cho Kiểm soát viên, nhân viên của phòng, sau đó người được giao việc báo cáo Lãnh đạo phòng để tiếp tục theo dõi và thực hiện.

Các phòng chuyên môn:

- Phòng Tổ chức - Hành chính: Tham mưu giúp lãnh đạo Cục trong công tác tổ chức, xây dựng lực lượng (công tác tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ, công chức..); công tác quản lý tài chính, tài sản, mua sắp trang thiết bị, công cụ phục vụ hoạt động; công tác thi đua khen thưởng; công tác công đoàn; công tác tiền lương và các chế độ đối với người lao động (BHYT, BHXH,…); giúp lãnh đạo Cục thực hiện chức năng Tiểu ban giúp việc Ban chỉ đạo 389 tỉnh; thực hiện công tác thanh kiểm tra nội bộ; công tác hành chính văn phòng và các công việc khác mà lãnh đạo Cục chỉ đạo.

- Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp: Tham mưu giúp lãnh đạo Cục trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ của toàn lực lượng; công tác tổng hợp, thống kê kết quả của các đơn vị, xây dựng báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất và công văn chỉ đạo về công tác quản lý thị trường; quản lý cấp phát ấn chỉ Quản lý lý thị trường; thẩm định, tham vấn về chuyên môn đối với các vụ việc do các đơn vị thụ lý đề xuất hoặc trao đổi về mặt chuyên môn nghiệp vụ; phụ trách công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật; thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát hoặc chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành; giúp lãnh đạo Cục thực hiện chức năng Tiểu ban giúp việc Ban

chỉ đạo 389 tỉnh; công tác thanh kiểm tra nội bộ và các công việc khác mà lãnh đạo Cục chỉ đạo phân công.

Trong đó:

- Trưởng phòng: Tham mưu cho Lãnh đạo Cục trong phạm vi nhiệm vụ công tác đã giao cho phòng. Trưởng phòng thống nhất quản lý và điều hành hoạt động của phòng; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về hoạt động của phòng; Trưởng phòng trực tiếp đảm nhiệm 1 phần việc cụ thể theo phân công trong Lãnh đạo phòng.

- Phó trưởng Phòng: Giúp Trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng điều hành và thực hiện một số công việc được phân công.

Phòng Thanh Tra – Pháp Chế:

- Tham mưu giúp Cục trưởng thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra chuyên ngành công thương, kiểm tra nội bộ, giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác pháp chế theo quy định của pháp luật;

- Xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên ngành thuộc thẩm quyền của Cục trưởng trình Tổng cục trưởng phê duyệt; Tham mưu cho Cục trưởng ban hành Quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra theo kế hoạch, thanh tra đột xuất; Chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt; Đôn đốc, giám sát kết luận thanh tra đã được ban hành; Tổng hợp, báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành theo quy định;

- Chủ trì phối hợp với các phòng chức năng tham mưu đề xuất với Cục trưởng xây dựng kế hoạch công tác pháp chế liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Cục hàng năm như: công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; công tác phổ biến giáo dục pháp luật; công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; công tác theo dõi thi hành pháp luật… Báo cáo tình hình thực hiện với cơ quan có thẩm quyền theo quy định;

- Chủ trì, phối hợp với các phòng chức năng tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật; tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra, xử lý cho cán bộ, công chức, người lao động trong Cục; Tham mưu cho lãnh đạo Cục hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tổ chức tuyên truyền các quy định của pháp luật về lĩnh vực công thương cho các thương nhân trên địa bàn;

- Chủ trì, phối hợp với các phòng chức năng xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính đối với các Đội, bộ phận Quản lý thị trường và công chức Quản lý thị trường;

- Chủ trì, phối hợp với các phòng chức năng xây dựng kế hoạch kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chuyên đề trong lĩnh vực công thương đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

- Thẩm định hồ sơ vụ việc vượt quá thẩm quyền của Đội trưởng Đội Quản lý thị trường để các đơn vị trình cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật; thẩm định hồ sơ và tham mưu cho lãnh đạo Cục trong công tác chỉ đạo xử lý đối với các vụ việc lớn, phức tạp, vượt thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Cục trưởng;

- Tham mưu cho lãnh đạo Cục để đề xuất, kiến nghị với UBND tỉnh, Tổng Cục Quản lý thị trường ban hành các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Công Thương và một số lĩnh vực khác có liên quan; tổ chức rà soát và hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý và đề xuất phương án xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật; giúp Cục trưởng chuẩn bị tham gia góp ý vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nguồn nhân lực tại cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên (Trang 42 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)