Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nguồn nhân lực tại cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 39)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp phân tổ

Phương pháp phân tổ là căn cứ vào một hay một số tiêu thức để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và tiểu tổ sao cho các đơn vị trong cùng một tổ thì giống nhau về tính chất, ở khác tổ thì khác

nhau về tính chất.

- Những thông tin sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các tiêu chí cấu thành quản lý nguồn nhân lực như:

+ Chất lượng nguồn nhân lực và hiện trạng sử dụng, số lượng lao động, độ tuổi, giới tính, sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tin học, tình trạng việc làm, thời gian làm việc, nhu cầu làm thêm, nhu cầu đào tạo, cơ cấu ngành nghề, chất lượng số liệu, mức độ thoả mãn, chế độ đãi ngộ, nhu cầu nhân sự trong tương lai, kế hoạch tuyển dụng....

+ Thông tin vị trí công tác và thông tin của lao động trong đơn vị, độ tuổi, giới tính, sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, tình trạng việc làm, thời gian làm việc, nhu cầu làm thêm, nhu cầu được đào tạo, cơ cấu ngành nghề, chất lượng số liệu, mức độ thoả mãn, chế độ đãi ngộ, nhu cầu nhân sự trong tương lai, kế hoạch tuyển dụng, đào tạo lao động....

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng. Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có của đối tượng nghiên cứu; từ đó, giúp cho các đối tượng quan tâm có căn cứ để đề ra quyết định lựa chọn.

Trên cơ sở phân tổ, phương pháp so sánh dùng để so sánh các yếu tố cấu thành quản lý nguồn nhân lực tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên qua các thời kỳ. Thông qua số bình quân, tần suất, độ lệch chuẩn bình quân, số tối đa, tối thiểu. Phương pháp thống kê so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian.

Sử dụng phương pháp phân tích thống kê để đánh giá thực trạng quản lý nhân lực tại Cục quản lý thị trường tỉnh Thái Nguyên; phân tích các yếu tố ảnh

hưởng đến quản lý nhân lực, chất lượng công tác....

2.2.4. Ý nghĩa thang đo

“Thang đo Likert sử dụng thử nghiệm tâm lý để đo niềm tin, thái độ và quan điểm. Các câu hỏi sử dụng báo cáo và trả lời sau đó cho biết họ có bao nhiêu ý kiến đồng ý hay không đồng ý với tuyên bố đó. Thông thường, thang đo Likert có điểm từ 0-10, hoặc có thể ngắn hơn.

Mỗi loại hình nghiên cứu đều có ưu và nhược điểm riêng. Ưu điểm chính của thang đo Likert là họ sử dụng một phương pháp tổng hợp thu thập dữ liệu , điều này làm cho nó dễ hiểu hơn. Làm việc với dữ liệu định lượng, nó rất dễ dàng để rút ra kết luận, báo cáo, kết quả và đồ thị từ các kết quả phản hồi. Hơn nữa, vì thang đo Likert sử dụng một thang điểm, mọi người không buộc phải đưa ra ý kiến thay vào đó nó cho phép người được hỏi có thể chọn mức trung bình (giữ ý kiến trung lập) cho vấn đề đưa ra.

Một khi tất cả các câu trả lời đã được nhận, chúng ta rất dễ dàng để phân tích chúng. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, rất nhanh chóng và dễ dàng để chạy loại khảo sát trực tuyến bằng thang đo Likert này và nó có thể được chia sẻ khảo sát đi thông qua tất cả các phương thức truyền thông, email, mạng xã hội, thậm chí có cả tin nhắn văn bản.”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nguồn nhân lực tại cục quản lý thị trường tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)