Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại UBND cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND huyện bát xát tỉnh lào cai (Trang 26 - 33)

6. Kết cấu của luận Văn

1.1. Cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại UBND cấp huyện

1.1.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại UBND cấp huyện

1.1.3.1. Khái niệm về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức

Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC chính là sự tăng cường sức mạnh và kỹ năng hoạt động sáng tạo của năng lực thể chất và năng lực tinh thần của CBCC lên đến một trình độ nhất định để lực lượng này có thể hoàn thành được nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong một giai đoạn phát triển nhất trong các cơ quan nhà nước.

Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cũng chính là tăng giá trị con người, cả giá trị vật chất và tinh thần, cả trí tuệ lẫn tâm hồn cũng như kỹ năng nghề nghiệp, làm cho con người trở thành người lao động có những năng lực và phẩm chất mới cao hơn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển kinh tế xã hội.

chính là nâng cao năng lực làm việc, kỹ năng xử lý công việc và thái độ trong công việc của CBCC đang làm việc trong các cơ quan nhà nước. Từ những luận điểm trình

bày trên có thể hiểu rằng: Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC chính là nâng cao mức

độ đáp ứng về khả năng làm việc của CBCC trên các phương diện: thể lực, trí lực, tinh thần so với yêu cầu công việc cụ thể nhằm đạt được mục tiêu trong hoạt động

quản lý nhà nước tại UBND huyện.

1.1.3.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại UBND cấp huyện

UBND cấp huyện là đơn vị hành chính thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; là nơi cụ thể hóa và triển khai, thực hiện các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước; là nơi tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm QP - AN; chỉ đạo hoặc trực tiếp giải quyết các chế độ, chính sách có liên quan đến quyền và lợi ích của các tổ chức, cá nhân. Do vậy, để xây dựng huyện mạnh về kinh tế, xã hội ổn định và phát triển, quốc phòng an ninh vững mạnh thì điều quan trọng nhất là phải có đội ngũ CBCC giỏi, tâm huyết, trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, năng động, sáng tạo và đoàn kết.

Để có được đội ngũ đó cần phải nâng cao chất lượng cho đội ngũ CBCC nói chung và CBCC nói riêng. Chất lượng đội ngũ CBCC trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện là một trong những tiêu chí quan trọng phản ánh trình độ phát triển về kinh tế xã hội của địa phương. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và của toàn bộ hệ thống chính trị, xét đến cùng được quyết định bởi nhiều yếu tố, tuy nhiên có một yếu tố quyết định đó là chất lượng đội ngũ đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện. Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước và mở rộng hội nhập với thế giới, đòi hỏi chúng ta phải đẩy mạnh cải cách hành chính. Để có một nền hành chính công đạt yêu cầu của một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; một nền hành chính thực sự phục vụ nhân dân; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chính trị, ngoại giao... không thể không coi trọng, nâng cao chất lượng mọi mặt của đội ngũ CBCC, đặc biệt là đội ngũ CBCC các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.

chuyên môn thuộc UBND có khả năng quản lý, điều hành, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng CBCC các cơ quan chuyên môn thuộc UBND nhằm xây dựng một đội ngũ CBCC các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện từng bước trẻ hóa, chuẩn hóa, đủ số lượng, có chất lượng và cơ cấu hợp lý, đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ công vụ được giao, góp phần tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện là một biện pháp quan trọng, cơ bản để xây dựng đội ngũ CBCC các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện bảo đảm số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý phù hợp với điều kiện, đặc điểm của huyện; khắc phục được tình trạng bị động, chắp vá, hẫng hụt trong công tác cán bộ của huyện.

1.1.3.3. Nội dung hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại UBND cấp huyện

a. Công tác quy hoạch đội ngũ CBCC

Việc quy hoạch CBCC tại UBND huyện nhằm mục đích phát hiện sớm nguồn cán bộ trẻ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý, đưa vào quy hoạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý, đáp ứng nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài của từng địa phương, cơ quan, đơn vị và của đất nước.

Quy hoạch đội ngũ CBCC các cơ quan chuyên môn thuộc UBND là việc lựa chọn những người có đủ các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, năng lực công tác, đạo đức, sức khỏe, kinh nghiệm công tác, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của từng địa phương, từng ngành, từng cơ quan trong trước mắt và lâu dài, để đưa vào nguồn kế cận, nhằm tạo nguồn bổ sung đội ngũ CBCC các cơ quan chuyên môn thuộc UBND. Đối tượng quy hoạch là đội ngũ CBCC các cơ quan chuyên môn thuộc UBND ở từng cấp, từng ngành, từng địa phương. Có quy hoạch CBCC lãnh đạo quản lý, nhưng cũng có quy hoạch CBCC chuyên môn. Ngoài ra còn có quy hoạch để tạo nguồn để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, bồi dưỡng những công chức trẻ, là nữ, là người dân tộc thiểu số...

b. Công tác tuyển dụng

Để có được đội ngũ CBCC đảm bảo cả về chất và lượng, nhà quản lý cần chú trọng đến vấn đề này ngay từ khâu tuyển dụng. Đây là khâu quan trọng, có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đội ngũ.

Thực hiện tốt công tác này, cơ quan quản lý nhà nước sẽ tuyển được những người thực sự có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt, đây cũng là nền tảng cơ bản cho việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC sau này. Ngược lại, nếu tuyển dụng không thực hiện tốt sẽ không lựa chọn được những người có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, làm giảm chất lượng CBCC, thậm trí gây ra sự thiếu hụt, khủng hoảng về nhân lực sau này, khiến cho hoạt động nâng cao chất lượng CBCC gặp nhiều khó khăn, tốn nhiều thời gian, kinh phí hơn.

Thực hiện tốt công tác tuyển dụng cũng là một trong những biện pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC, trong quá trình tuyển dụng cần chú ý:

- Tuyển dụng phải xuất phát từ nhu cầu nhân lực, dựa trên vị trí cần tuyển và yêu cầu công việc để tuyển người, tránh tình trạng tuyển thừa hoặc thiếu, chất lượng không đảm bảo, tuyển không đúng nhu cầu.

- Quy trình tuyển dụng phải được xây dựng, lên kế hoạch cụ thể, đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch. Các yêu cầu, tiêu chuẩn phải được nêu rõ, công khai rộng rãi để mọi ứng viên được biết. Phải đảm tính khách quan, công bằng, tránh tình trạng “con ông cháu cha” nhưng năng lực, phẩm chất đạo đức yếu kém được ưu tiên.

c. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC

Đào tạo, bồi dưỡng là hoạt động nhằm giúp CBCC tiếp thu và rèn luyện các kĩ năng cần thiết để thực hiện có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Đây là biện pháp không thể thiếu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC. Mục tiêu của đào tạo, bồi dưỡng là nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và thái độ lao động của người lao động, qua đó giúp tổ chức sử dụng có hiệu quả tối đa lực lượng CBCC hiện có nhằm thực hiện tốt các mục tiêu được đặt ra trong hiện tại cũng như trong tương lai của các cơ quan thuộc UBND huyện.

hiệu quả hơn, chất lượng công việc được nâng cao. Muốn vậy, đội ngũ CBCC phải am hiểu công việc; nắm vững những kiến thức, kĩ năng chuyên môn; có kinh nghiệm; có khả năng xử lí, giải quyết vấn đề phát sinh; có thái độ, tác phong làm việc phù hợp,… Do đó, đào tạo, bồi dưỡng là biện pháp thích hợp và đem lại hiệu quả cao giúp đội ngũ CBCC hoàn thiện các yêu cầu trên.

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện là một nhân tố quan trọng nhằm nâng cao, bổ sung kiến thức toàn diện, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp để CBCC hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giao. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện quyết định trực tiếp tới việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC; là điều kiện để phục vụ cho công tác quy hoạch, bố trí, sử dụng CBCC.

Vì vậy, quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng là một trong những nội dung trọng yếu của công tác cán bộ; đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào khuôn khổ, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài; là tiền đề cho việc đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng CBCC trong tương lai.

d. Công tác bố trí, sử dụng đội ngũ CBCC

Trong quá trình xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức chuyên môn tại huyện thì việc bố trí, sử dụng đúng cán bộ luôn là vấn đề được đặc biệt quan tâm và có thể nói đây là một trong những nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng công chức chuyên môn huyện. Quá trình bố trí, sử dụng đội ngũ CBCC là một chuỗi các mắt xích công việc quan trọng liên quan đến người công chức từ khâu tuyển dụng đầu vào, hướng dẫn tập sự, bổ nhiệm vào ngạch công chức, phân công công tác phù hợp với tiêu chuẩn ngạch, bậc và vị trí công tác phù hợp với ngạch được bổ nhiệm.

Việc sắp xếp đúng chỗ, đúng việc sẽ tạo điều kiện phát huy tin thần hăng say làm việc, phát huy được năng lực, sở trường, rèn luyện kỹ năng thành thạo công việc khuyến khích tinh thần học tập và rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, góp pần chủ yếu đảm bảo cho việc hoàn thành công vụ của cơ quan. Vì vậy, công tác bố trí sử

dụng CBCC có ảnh hưởng rất lớn đối với chất lượng của đội ngũ công chức chuyên môn tại UBND huyện.

e. Công tác đánh giá đội ngũ CBCC

Đánh giá đội ngũ CBCC là hoạt động công vụ được thực hiện từ phía người sử dụng đội ngũ CBCC, tập thể lao động nhằm xem xét chất lượng các cán bộ dựa trên thực tiễn làm việc của CBCC và yêu cầu nhiệm vụ được đề ra đối với từng vị trí công việc. Đánh giá đúng CBCC thì toàn bộ quy trình công tác cán bộ sẽ chính xác, hiệu quả trong chọn người xếp việc được chính xác, tạo điều kiện cho cán bộ phát huy được sở trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời không bỏ sót nhân lực chất lượng, tránh tình trạng chọn nhầm nhân lực kém chất lượng. Bên cạnh đó, kết quả đánh giá CBCC là cơ sở để xét lương, thưởng, phụ cấp, cơ hội thăng tiến, bổ nhiệm vị trí,…cho CBCC hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

f. Công tác đãi ngộ đội ngũ CBCC

Chế độ tiền lương, phụ cấp lương, phụ cấp đặc thù, phụ cấp thu hút... là những nhân tố tạo động lực cho CBCC nói chung và đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND nói riêng. Khi tổ chức đáp ứng được nhu cầu về vật chất và tinh thần, thường xuyên chăm lo tới chính quyền lợi chính đáng của đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thì mới khơi dậy được tinh thần sáng tạo, trách nhiệm, tận tâm, tận lực trong công việc của đội ngũ đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ, công vụ được giao.

1.1.3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại UBND cấp huyện

Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ CBCC cấp huyện bao gồm:

Quan điểm của Đảng, Nhà nước và địa phương. Đây là nhân tố có ảnh

hưởng quan trọng đến chất lượng đội ngũ CBCC tại UBND huyện. Đội ngũ CBCC tại UBND huyện có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống chính trị nói chung và bộ máy nhà nước nói riêng. Nếu quan điểm của Đảng, Nhà nước và địa phương quan tâm và mạnh dạn trong việc tăng thẩm quyền cho chính quyền cấp huyện, phân cấp hợp lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp huyện và hiệu quả thực

thi công vụ.

Thể chế quản lý CBCC cấp huyện. Bao gồm hệ thống luật pháp, các

chính sách, chế độ liên quan đến tuyển dụng, sử dụng, đào tạo và phát triển, thù lao lao động, đề bạt... Thể chế quản lý CBCC cấp huyện còn bao gồm bộ máy tổ chức nhà nước và các quy định về thanh tra, kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ của công chức nhà nước chi phối đến chất lượng và nâng cao chất lượng của đội ngũ CBCC nhà nước. Do đặc điểm của đội ngũ CBCC nhà nước là có tính thống nhất cao trong toàn bộ hệ thống, chịu sự điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật hiện hành nên chất lượng và nâng cao chất lượng CBCC chịu sự tác động và chi phối của thể chế quản lý đội ngũ CBCC này.

Truyền thống văn hóa của địa phương. Phần lớn đội ngũ CBCC cấp huyện

có nguồn gốc, trường thành từ chính quê hương. Do vậy, truyền thống, văn hóa của địa phương có ảnh hưởng tới suy nghĩ và cách ứng xử cũng như tác phong làm việc của đội ngũ CBCC cấp huyện.

Thu nhập của CBCC. Nhu cầu vật chất vẫn là vấn đề cấp bách của CBCC

hiện nay. Mức lương, thưởng hiện nay vẫn còn hạn chế, lương tăng không đủ bù so với mức tăng của các mặt hàng trong xã hội. Điều đó làm cho mức sống trở nên khó khăn hơn đối với CBCC nhà nước. Lợi ích kinh tế không được đáp ứng dẫn đến việc CBCC ít có động lực làm việc hoặc có làm thì chỉ mang tính chiếu lệ, ít có tính chủ động, sáng tạo, làm việc không đạt chất lượng cao.

Môi trường làm việc. Đây cũng là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng lớn tới

chất lượng của đội ngũ CBCC. Nó liên quan đến thể chế, bộ máy, cơ chế đánh giá và sử dụng con người. Một môi trường làm việc mà ở đó CBCC có đức, có tài được trọng dụng, được cất nhắc lên các vị trí quan trọng thì sẽ tạo được tâm lý muốn vươn lên, thực hiện các công việc đạt chất lượng cao hơn, hình thành tâm lý tự phấn đấu, hoàn thiện bản thân để được công nhận và sử dụng. Ngược lại, nếu một môi trường

công tác không có sự cạnh tranh lành mạnh,nhân tài thực sự không được trọng dụng,

dựa vào các mối quan hệ để thăng tiến thì sẽ không tạo được tâm lý muốn cống hiến của đội ngũ CBCC.

huyện. Bao gồm các chế độ, chính sách như: tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội... Đây chính là một trong những yếu tố thúc đẩy sự tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân, cũng như là động lực, là điều kiện đảm bảo để họ phấn đấu nâng cao trình độ, năng lực trong việc hoàn thành tốt công việc được giao.

Khi các chế độ, chính sách đảm bảo lợi ích vật chất đối với đội ngũ CBCC cấp huyện được đảm bảo sẽ tạo nên những tiền đề và động lực. Chế độ, chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND huyện bát xát tỉnh lào cai (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)